Nội dung của pháp luật về đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 30)

1.2. Pháp luật về đăng ký kinh doanh

1.2.2. Nội dung của pháp luật về đăng ký kinh doanh

Tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của công dân, được pháp luật các quốc gia trên thế giới ghi nhận vào những văn bản có hiệu lực cao như Hiến pháp hay các văn bản dưới luật khác. Bởi vậy, quyền tự do kinh doanh luôn được Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, để có thể tạo ra một MTKD chuyên nghiệp, lành mạnh để nền kinh tế phát triển ổn định thì yêu cầu các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu như năng lực pháp lý, tài chính, ngành nghề kinh doanh.

a) Chủ thể kinh doanh là cá nhân

Điều kiện về độ tuổi được áp dụng đối với chủ thể kinh doanh là cá nhân. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cá nhân có quyền tham gia góp vốn khi đủ 18 tuổi.

Ngoài quy định về độ tuổi, năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự cũng là điều kiện cần để cá nhân có thể trở thành chủ thể kinh doanh. Năng lực pháp luật dân sự là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự; năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.

Điều này có nghĩa cá nhân muốn trở thành chủ thể kinh doanh thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực nhận thức và chịu trách nhiệm về hành vi của mình, không mắc các bệnh tâm thần hay các bệnh khác gây ảnh hưởng đến khả năng điều khiển hành vi vì khi thực hiện hành vi dân sự, chủ thể kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và trước bạn hàng của mình. Do đó, người chưa thành niên, bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì không thể trở thành chủ thể kinh doanh.

Tuy nhiên, để có thể thực sự có đầy đủ pháp lý để đi vào hoạt động kinh doanh, các chủ thể còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật khi kinh doanh các ngành, nghề, dịch vụ pháp luật không cấm. Nếu như năng lực hành vi ở đây là điều kiện cần thì giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chính là điều kiện đủ để cá nhân có đầy đủ căn cứ pháp lý tham gia vào hoạt động kinh doanh. Như vậy, chỉ khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì chủ thể mới có thể thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường với vai trò là chủ thể kinh doanh.

Với mục đích đảm bảo quyền tự do kinh doanh, phát huy tối đa tiềm năng phát triển kinh tế, pháp luật đã quy định rất rộng những chủ thể có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh như trong Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này” [27]

Hay trong Luật đầu tư năm 2020: “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” [28]. Trong đó, Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”. Ngoài ra còn có hộ kinh doanh; tổ chức, cá nhân

nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.

Pháp luật về ĐKKD hiện nay đã mở rộng các đối tượng được quyền tham gia quản lý, thành lập doanh nghiệp. Đây là cơ sở để các chủ thể thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.

Đồng thời, qua đó có thể chọn lọc các chủ thể có tiềm năng, có tư duy kinh doanh, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, loại bỏ những chủ thể yếu kém để MTKD ngày càng công bằng, lành mạnh, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.

b) Chủ thể kinh doanh là tổ chức

Một tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như:

Phải được thành lập theo đúng với trình tự quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức phải có tài sản riêng: Tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Những cơ quan, tổ chức này phải có một số tài sản nhất định để có thể thực hiện những hoạt động kinh doanh một cách độc lập. Tài sản trong tổ chức không được liên quan đến tài sản của cá nhân hay bất cứ tổ chức nào khác, có quyền quyết định toàn bộ số tài sản đó.

Ngoài ra, cơ quan, tổ chức này phải có thẩm quyền thực hiện hoạt động kinh doanh: Khi các tổ chức được Nhà nước ghi nhận sự tồn tại thì đồng thời sẽ xuất hiện các quyền và nghĩa vụ, chức năng, lĩnh vực được phép hoạt động. Đây chính là giới hạn mà các tổ chức được thực hiện hay không được thực hiện hoạt động kinh doanh.

1.2.2.2. Quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh

Pháp luật về thủ tục ĐKKD quy định hồ sơ cần chuẩn bị những gì, cơ quan nào có thẩm quyền cho phép kinh doanh, đăng ký ở đâu, lệ phí đăng ký, hình thức đăng ký,…Thông thường, thủ tục ĐKKD được thực hiện theo ba bước:

Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn chuẩn bị thành lập: Ở giai đoạn này, chủ thể kinh doanh phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sự ra đời doanh nghiệp như: số người tham gia, mô hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, tên doanh nghiệp, trụ sở dự định làm việc,…

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tiến hành thủ tục ĐKKD tại cơ quan ĐKKD. Ở giai đoạn này, cơ quan đăng ký có nghĩa vụ xem xét hồ sơ xin phép kinh doanh và trả lời chủ thể ĐKKD trong thời gian quy định.

Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Kể từ thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và phải công khai thông tin của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng để các đối tác biết được sự xuất hiện và có thêm thông tin để hợp tác kinh doanh. Đây là giai đoạn cuối cùng của việc thành lập doanh nghiệp.

Như vậy pháp luật về ĐKKD hướng tới điều chỉnh, quản lý doanh nghiệp ngay từ khâu chuẩn bị đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc quản lý ngay từ đầu này giúp hạn chế được doanh nghiệp “ma” do ĐKKD nhưng không hoạt động trên thực tế.

1.2.2.3. Quy định về ngành nghề kinh doanh

Trên thực tế, các lĩnh vự ngành nghề kinh doanh vô cùng phong phú, đa dạng đem lại nhiều lựa chọn cho doanh nghiệp. Vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn bất cứ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm. Như vậy, việc đề ra các điều kiện kinh doanh là hoàn toàn cần thiết cho công tác quản lý Nhà nước dưới hình thức ngành nghề cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

*Ngành nghề cấm kinh doanh: những ngành nghề bị cấm kinh doanh này sẽ được Nhà nước quy định cụ thể và yêu cầu các chủ thể kinh doanh phải thực hiện nghiêm túc và không kinh doanh những ngành nghề này như kinh doanh ma túy, mại dâm, vũ khí,…đây là những lĩnh vực ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, văn hóa, đạo đức nếu kinh doanh những lĩnh vực này sẽ bị coi là vi phạm nghiêm trọng về ngành nghề kinh doanh thậm trí sẽ bị xử lý hình sự.

*Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: đây là những ngành nghề ít nhiều cũng đe dọa đến lợi ích của người tiêu dùng, nhà nước và công cộng. Theo đó các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện nhất định, đó là giấy phép đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc không có giấy phép nhưng

phải đáp ứng các quy định về vốn, loại hình kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm,…

1.2.2.4. Quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

Chủ thể kinh doanh có thể tự do mở rộng quy mô, lựa chọn địa điểm phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Khi thực hiện hoạt động này, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông qua việc đăng ký này, Nhà nước sẽ nắm bắt được tình hình, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, đây cũng là căn cứ, cơ sở để thực hiện kiểm tra, giám sát sau khi chi nhánh đi vào hoạt động. Ngoài ra, khi thực hiện thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định của nước đó.

1.2.2.5. Quy định về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan ĐKKD cấp cho doanh nghiệp. Đây là loại giấy tờ “khai sinh” ra doanh nghiệp khi chủ thể ĐKKD đáp ứng tất cả các điều kiện để được cấp GCNĐKDN. Đồng thời, đây là văn bản pháp lý vô cùng quan trọng, là minh chứng cho sự ra nhập thị trường tiến hành hoạt động ĐKKD hợp pháp và được Nhà nước bảo hộ. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, GCNĐKDN đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

1.2.2.6. Quy định về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)