Đánh giá thực trạng pháp luật về đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI

2.1. Thực trạng pháp luật về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp

2.1.4. Đánh giá thực trạng pháp luật về đăng ký kinh doanh

2.1.4.1. Pháp luật về đăng ký kinh doanh đã mở rộng quyền tự do kinh doanh

Pháp luật về ĐKKD ở Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng, từ hoạt động mang tính chất xin – cho đến hiện tại chỉ là thủ tục đăng ký cho sự ra đời của doanh nghiệp. Bất kể cá nhân, tổ chức nào đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh đều có quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp và không một ai có quyền ngăn cấm.

Trong thời kỳ quá độ, các bản Hiến pháp 1964 đến Hiến pháp 1959, 1980 đều chưa chú trọng đến thành phần kinh tế tư nhân, bởi vậy quyền tự do kinh doanh không được phát huy hết ý nghĩa của nó. Chỉ khi Hiến pháp 1992, 2013 ra đời, chủ trương thực hiện “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế lúc này đều bình đẳng với nhau. Cụ thể như trong Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm”. Từ đó quyền tự do kinh doanh được cụ thể hóa trong các Luật doanh nghiệp 1999, 2005, 2014, 2020 bảo đảm cho mọi chủ thể có thể thực hiện quyền của mình trong lĩnh vực kinh tế.

Trước hết, mở rộng quyền tự do kinh doanh được thể hiện ở quy định về đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp qua các năm.

Trong Luật doanh nghiệp 1999 quy định 8 đối tượng không được phép quản lý và thành lập doanh nghiệp trong đó có đối tượng “chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý

doanh nghiệp trong thời hạn từ một đến ba năm kể từ ngày danh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ các trường hợp quy định tại Luật phá sản doanh nghiệp”. Tuy nhiên đến Luật doanh nghiệp 2005, Luật doanh nghiệp 2014 hay Luật doanh nghiệp 2020 những chủ thể này đã được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp , từ đó chủ thể được phép thành lập doanh nghiệp ngày càng được mở rộng hơn. So với Luật doanh nghiệp 2014, Luật doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm một số đối tượng bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Điều 17. Quy định này là hoàn toàn phù hợp, tăng sự tương thích giữa các luật liên quan trong hệ thống pháp luật hiện nay.

Ngoài ra, trước khi có sự ra đời Luật doanh nghiệp 2005, các đối tượng được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp bị quy định phân tán, rải rác trong nhiều luật ví dụ như Luật doanh nghiệp nhà nước quy định đối tượng được phép thành lập DNNN, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,…cụ thể hơn là theo quy định tại Điều 2 Nghị định 24/2000/NĐ – CP được sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 27/2003/NĐ – CP quy định về điều kiện chủ thể đối với doanh nghiệp liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam gồm “doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước, Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã, tổ chức chính trị - xã hội, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật doanh nghiệp;

các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học ở trong nước đáp ứng những điều kiện do Chính phủ quy định…”. Sự thay đổi trong Luật doanh nghiệp 2005 đã khắc phục sự chồng chéo pháp luật này khi quy định đối tượng thành lập và quản lý doanh nghiệp theo phương pháp loại trừ: “Tổ chức, cá nhân người Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu không thuộc những trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 và hiện nay là khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 thì có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp”.

Bên cạnh đó, kể từ khi Luật doanh nghiệp 2005 ra đời, địa vị pháp lý của các doanh nghiệp trở nên ngang hàng với nhau. Nếu như trước đó, DNNN được điều chỉnh theo một luật riêng là Luật doanh nghiệp Nhà nước với những ưu đãi, chế độ chịu trách nhiệm riêng khiến DNNN có vẻ được ưu ái hơn so với các thành phần

kinh tế khác. Bởi vậy với đối tượng áp dụng của Luật doanh nghiệp 2005 là “các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế” đã phá vỡ sự bất bình đẳng đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước Nhà nước, các doanh nghiệp thành lập bởi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đều chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh, DNTN và hộ kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay, hộ kinh doanh đã bị loại ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 2020. Để không làm gián đoạn quy trình kinh doanh, các trình tự, thủ tục, điều kiện kinh doanh sẽ được Chính phủ quy định trong Nghị định trước khi xây dựng được một luật mới điều chỉnh riêng cho đối tượng này.

Như vây, việc quy định đối tượng được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp trong cùng một luật tạo cơ hội bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Không những vậy, quyền tự do kinh doanh ngày càng được mở rộng còn giúp các đối tượng dễ dàng gia nhập thị trường giúp nền kinh tế ngày càng phát triển.

2.1.4.2. Thủ tục gia nhập thị trường được rút gọn

“Thời cơ” là hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện một hoạt động nào đó và cho kết quả, tuy nhiên nó chỉ đến trong một khoảng thời gian ngắn. Việc nắm bắt thời cơ trong khởi sự kinh doanh lại càng quan trọng, nếu nắm bắt thời cơ tốt thì doanh nghiệp đó sẽ có những bước đầu kinh doanh thuận lợi, tạo đà phát triển về lâu dài.

Bởi vậy, rút ngắn các thủ tục khi ĐKKD có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tạo “lớp áo” pháp lý cho doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh. Nhìn vào quy địnhs của Luật doanh nghiệp qua các năm 1999, 2005, 2014, 2020 ta có thể thấy được nhà làm luật đã làm tốt việc rút gọn thủ tục ĐKKD. Cụ thể như sau:

Trong Luật doanh nghiệp 1999, quy định về hồ sơ đăng ký, các loại hình doanh nghiệp được quy định chung chung trong một điều khoản gây khó khăn, lúng túng cho người thành lập doanh nghiệp khi chuẩn bị hồ sơ và khó khăn cho cả cơ quan ĐKKD khi rà soát hồ sơ bởi các quy định về hồ sơ này nằm rải rác ở các luật khác nhau dẫn đến việc ĐKKD bị kéo dài gây tốn kém, mất thời gian. Đến Luật doanh nghiệp 2005, hồ sơ đăng ký thành lập được quy định cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp trong Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 giúp việc chuẩn bị hồ sơ ĐKKD dễ dàng hơn và đặc biệt người thành lập doanh nghiệp phải tự chịu trách

nhiệm về tính trung thực và tính chính xác của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của mình. Ngoài ra ví dụ quy định về con dấu của doanh nghiệp cũng được rút gọn, nếu như trong Luật doanh nghiệp 2014 sau khi quyết định hình thức và nội dung con dấu thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan ĐKKD còn đối với Luật doanh nghiệp 2020 thủ tục đấy đã được bãi bỏ giúp thời gian ĐKKD được rút ngắn.

Hay như hiện nay, hồ sơ ĐKKD được quy định cụ thể đối với từng loại hình, trường hợp cụ thể từ Điều 21 đến Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ – CP quy định về đăng ký doanh nghiệp. Điểm đổi mới tích cực về thủ tục ĐKKD trong Luật doanh nghiệp 2020 là tạo điều kiện ĐKKD qua hồ sơ điện tử, điều này giúp đẩy nhanh thời gian ĐKKD, hướng đến xóa bỏ các thủ tục rườm rà. Cụ thể Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2020/NĐ – CP quy định về phối hợp, liên thông thủ tụ đăng ký thành lập doanh nghiệp, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia BHXH, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, theo đó Nghị định đã tích hợp 4 quy trình là “đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký bảo hiểm xã hội, khai trình lao động và đăng ký hóa đơn vào một quy trình”. Từ đó, doanh nghiệp chỉ thực hiện duy nhất một thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan ĐKKD và nhận một kết quả duy nhất; “hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng giấy” [27]. Ưu điểm vượt trội của ĐKKD qua mạng với việc đăng ký bằng giấy là người thành lập doanh nghiệp chỉ cần có thiết bị kết nối mạng, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ dưới dạng tập tin mềm và tiến hành đăng ký online theo đúng hướng dẫn trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thay vì phải đến trực tiếp cơ quan ĐKKD như trước đây.

2.1.4.3. Những quy định về đăng ký kinh doanh góp phần làm minh bạch môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh là gì? Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân: “ Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên ngoài, bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”. Trong các yếu tố đó, yếu tố về quy định quá trình thành lập doanh nghiệp, quá trình thực hiện hoạt động và quá trình rút lui khỏi thị trường cũng được xem xét đánh giá MTKD. Các doanh nghiệp

dù có quy mô lớn hay nhỏ cũng đều chịu sự tác động của MTKD. Bởi vậy, để đảm bảo doanh nghiệp có môi trường thuận lợi phát triển, Chính phủ cần phải có những quy định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Đồng thời, để những quy định đó đi vào được thực tiễn, Chính phủ có vai trò giám sát, đảm bảo thực thi trong điều tiết kinh tế vĩ mô.

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, nhà đầu tư sẽ ưu tiên lựa chọn quốc gia có chính sách kinh tế thông thoáng, thủ tục gia nhập nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Do đó, các quốc gia đều ra sức xây dựng, ban hành những quy định nhằm tháo gỡ những thủ tục rườm rà tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo kết quả nghiên cứu trong “Doing Business 2020” của WB, mức độ dễ dàng kinh doanh ở Việt Nam đứng thứ 70/190 nền kinh tế được đánh giá với số điểm đạt 69,8/100 điểm (tăng 1,2 điểm so với năm 2018). Trong 10 chỉ số đánh giá trong Báo cáo kinh doanh 2020, có 5 chỉ số tăng điểm gồm: thành lập doanh nghiệp, xin cấp giấy phép xây dựng, tiếp cận điện năng, vay vốn và nộp thuế. Tuy nhiên, có 6/10 chỉ tiêu giảm bậc trong đó thành lập doanh nghiệp tuy tăng điểm nhờ giảm ngày thực hiện thủ tục nhưng giảm 11 bậc (115/190), xin cấp phép xây dựng giảm 4 bậc (25/190), đăng ký tài sản giảm 4 bậc (64/190), bảo vệ nhà đầu tư thiểu số, giao thương quốc tế và thực thi hợp đồng. Việt Nam đã có sự cải thiện về chất lượng MTKD tuy nhiên sự cải thiện này còn ít và chậm trong khi đó một số nước trong khu vực ASEAN đã có những thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ như Singapore duy trì ổn định ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng về sự dễ dàng kinh doanh từ năm 2016; Malaysia tăng hạng nhiều và liên tiếp khi chỉ trong 2 năm từ năm 2018 – 2019 tăng 12 bậc; Thái Lan tăng 20 bậc trong năm 2017 và tăng 6 bậc năm 2019;

đặc biệt Philippines tăng tới 29 bậc trong năm 2019 [34]

Bảng 2.1: Xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2020 của một số quốc gia khu vực ASEAN [34]

STT Quốc gia Thành lập Đăng ký

tài sản Nộp thuế Cấp phép xây dựng

1 Việt Nam 115 64 109 25

2 Thái Lan 47 67 68 34

3 Malaysia 126 33 80 2

4 Singapore 4 21 7 5

5 Indonesia 140 106 81 110

6 Philippines 171 120 95 85

7 Lào 181 88 157 99

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)