Mô hình đo lường chất lượng thông tin BCTC

Một phần của tài liệu Phân tích chênh lệch giữa số liệu trước và sau kiểm toán và tác động của kiểm toán đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính công bố của các công ty niêm yết thuộc nhóm vn100 (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Mô hình đo lường chất lượng thông tin BCTC

2.2.1. Đo lường chất lượng kế toán dồn tích

Dồn tích bất thường thường được sử dụng để biện minh cho các hoạt động quản trị lợi nhuận thể hiện hành vi cơ hội của người quản lý. Nội dung của khoản dồn tích bất thường càng thấp cho thấy thu nhập được báo cáo có nguồn gốc ít được quản lý hơn và có thể trình bày như một giá trị thực của doanh nghiệp. Lợi nhuận được báo cáo với các khoản dồn tích tùy ý cao được cho là có chất lượng kém và kém tin cậy và trở thành một trong những yếu tố được quy cho điều kiện không chắc chắn của nhà đầu tư đặc biệt đối với quyết định liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp. Vì thông tin lợi nhuận có liên quan đến quyết định được đưa ra, chất lượng dồn tích có thể được coi đơn giản là rủi ro thông tin không thể phân biệt cụ thể của công ty ảnh hưởng đến chi phí vốn của công ty

Theo mô hình của Patricia M Dechow & Dichev (2002)

Mô hình của (Dechow, P. M., & Dichev, I. D., 2002) là mô hình để đo lường chất lượng các khoản dồn tích, sử dụng vốn lưu động dồn tích hiện hành được hồi quy với dòng tiền hoạt động của năm trước đó, năm nay và năm tiếp theo liền kề, tất cả chia cho tổng tài sản :

𝑊𝐶𝐴𝑖𝑡

𝐴𝑡−1 = 𝛼1

𝐴𝑡−1 + 𝛼2𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡−1

𝐴𝑡−1 + 𝛼3𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡

𝐴𝑡−1 + 𝛼4𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡+1 𝐴𝑡−1 + 𝜀 Trong đó:

WCAit là vốn lưu động dồn tích của doanh nghiệp i trong năm t

CFOit-1 là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty i ở kỳ trước liên kê t-1 CFOit là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty i ở kỳ báo cáo t CFOit+1 là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công i ty ở kỳ sau liên kết t+1 𝛼 là các hệ số hồi quy.

Tất cả các biến trên đều chia cho tổng tài sản bình quân.

Để đo lường chất lượng dồn tích, là một biến được tạo ra từ phần dư của phương trình sau khi thực hiện hồi quy. Giá trị tuyệt đối của phần dư cho mỗi quan sát ngược chiều với chất lượng các khoản dồn tích.

Dựa vào nhiên cứu của Dechow (2002) tác giả sung mô hình nghiên cứu cho bài khóa luận như sau:

Theo Dechow và Dichev (2002) đo lường chất lượng dồn tích bằng cách lập mô hình dồn tích như một hàm quá khứ, hiện tại và dòng tiền tương lai:

𝑃𝑟𝑒_𝐴𝑐𝑐𝑟𝑢𝑎𝑙𝑠𝑖𝑡 = 𝑎0+ 𝑎1𝑃𝑟𝑒_𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡−1+ 𝑎2𝑃𝑟𝑒_𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡+ 𝑎3𝑃𝑟𝑒_𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡+1+ 𝑢𝑝𝑟𝑒𝑖𝑡 𝑃𝑜𝑠𝑡_𝐴𝑐𝑐𝑟𝑢𝑎𝑙𝑠𝑖𝑡 = 𝑏0+ 𝑏1𝑃𝑜𝑠𝑡_𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡−1+ 𝑏2𝑃𝑜𝑠𝑡_𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡+ 𝑏3𝑃𝑜𝑠𝑡_𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡+1+ 𝑢𝑝𝑜𝑠𝑡𝑖𝑡

Trong đó phần dư 𝑢𝑝𝑟𝑒𝑖𝑡, 𝑢𝑝𝑜𝑠𝑡𝑖𝑡 thể hiện các lỗi ước tính trong khoản dồn tích trước kiểm toán và sau kiểm toán. Nếu điều chỉnh kiểm toán dẫn đến chất lượng dồn tích cao hơn, kỳ vọng số dư nhỏ hơn và ít biến động hơn đối với các khoản dồn tích đã kiểm toán so với khi trước kiểm toán.

Các định nghĩa các biến:

Tên biến Định nghĩa biến Cách tính

Pre_Acc Các khoản dồn tích trước kiểm toán Pre_ROAit–

Pre_CFOit Post_Acc Các khoản dồn tích được kiểm toán Post_ROAit–

Post_CFOit Pre_ROAit Lợi nhuận trên Tổng tài sản trước kiểm toán Pre_Eit/ Pre_TAit Post_ROAit Lợi nhuận trên tài sản được kiểm toán Post_Eit/Post_TAit Pre_TAit Tổng tài sản trước kiểm toán đầu kì

Post_TAit Tổng tài sản đã kiểm toán đầu kì

Pre_CFOit Dòng thiền từ hoạt động kinh doanh được chia theo tổng tài sản trước kiểm toán đầu kì

Pre_CFOit/ Pre_TAit

Post_CFOit Dòng thiền từ hoạt động kinh doanh được chia theo tổng tài sản đã kiểm toán đầu kì

Post_CFOit/

Post_TAit 𝑢𝑝𝑟𝑒𝑖𝑡 Phần còn lại từ việc hồi quy dồn tích trước

kiểm toán đối với dòng tiền trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

𝑢𝑝𝑜𝑠𝑡𝑖𝑡 Phần còn lại từ việc hồi quy dồn tích đã kiểm toán đối với dòng tiền trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

(Dechow, P. M., & Dichev, I. D., 2002) tác giả kiểm tra mức độ tuyệt đối của sai số ước tính dồn tích |𝑢𝑝𝑟𝑒| so với |𝑢𝑝𝑜𝑠𝑡|. Tác giả mong muốn các lỗi ước tính dồn tích nhỏ hơn đối với các khoản dồn tích được kiểm toán so với các khoản dồn tích trước kiểm toán.

2.2.2. Đo lường tính bền vững của lợi nhuận

(Abeysekera và Ma, 2014) đã thực hiện đo lường chất lượng thông tin BCTC theo khía canh tính bền vững sự ổn định của lợi nhuận. Đối với tính bền vững của lợi nhuận (Earnings Persistence), tác giả dựa trên nghiên cứu của (Kormendi & Lipe, 1987) trên cơ sở kết quả hồi quy của mô hình giữa lợi nhuận hiện tại và lợi nhuận năm trước, hệ số hồi quy được ước lượng từ mô hình để đo lường tính bền vững của lợi nhuận.

𝐸𝑎𝑟𝑛𝑖𝑡

𝐴𝑖𝑡−1 = 𝛼 + 𝛼1𝐸𝑎𝑟𝑛𝑖𝑡−1 𝐴𝑖𝑡−1 + 𝜀𝑖𝑡

Earnit là lợi nhuận thuần của doanh nghiệp i trước các khoản bất thường năm t.

Earnit-1 là lợi nhuận thuần của doanh nghiệp i trước các khoản bất thường năm t - 1.

εit là sai số.

Mô hình tác giả nghiên cứu trong bài khóa luận như sau:

Tác giả kiểm tra xem lợi nhuận trước kiểm toán và sau kiểm toán có thể hiện sự khác biệt đáng kể về tính bền vững hay không. Để làm sáng tỏ điều đó xây dựng mô hình bền vững sau cho ROA trước kiểm toán (Pre_ROA) và ROA sau kiểm toán (Post_ROA) như sau:

𝑃𝑟𝑒_𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡+1 = 𝑎0+ 𝑎1𝑃𝑟𝑒_𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡+ 𝑒𝑃𝑟𝑒𝑖𝑡 𝑃𝑜𝑠𝑡_𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡+1= 𝑏0+ 𝑏1𝑃𝑜𝑠𝑡_𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡+ 𝑒𝑃𝑜𝑠𝑡𝑖𝑡 Trong đó 𝑎1, 𝑏1 lần lượt là hệ số bền vững.

Định nghĩa biến:

Pre_ROAit là tỷ lợi suất sinh lời trước kiểm toán (Pre_Eit / Pre_Ait) Post_ROAit là tỷ lợi suất sinh lời sau kiểm toán (Post_Eit / Post_Ait) Pre_Eit lợi nhuận trước kiểm toán, Post_Eit lợi nhuận sau kiểm toán Pre_Ait tổng tài sản trước kiểm toán, Post_Ait tổng tài sản sau kiểm toán.

Các hệ số bền vững lần lượt là a1 và b1. Kết quả cho thấy hai hệ số bền vững này rất có ý nghĩa. Quan trọng hơn, tác giả nhận thấy lợi nhuận đã kiểm toán bền vững hơn so với lợi nhuận trước kiểm toán (a1, b1). Sự khác biệt giữa các hệ số bền

vững có ý nghĩa thống kê trong mẫu đầy đủ và từng mẫu phụ (giá trị p = 0,001).

Những kết quả này chỉ ra rằng các điều chỉnh kiểm toán giúp cải thiện khả năng dự đoán thu nhập trong tương lai. Kết quả cũng phù hợp với thu nhập được kiểm toán ít biến động hơn so với thu nhập trước kiểm toán. Nói cách khác, các điều chỉnh kiểm toán làm giảm sự biến động của thu nhập và tăng tính bền vững của thu nhập.

Một phần của tài liệu Phân tích chênh lệch giữa số liệu trước và sau kiểm toán và tác động của kiểm toán đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính công bố của các công ty niêm yết thuộc nhóm vn100 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)