Về việc thành lập, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 29 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG

2.1. Thực trạng pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Việt Nam

2.1.2. Về việc thành lập, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Pháp luật Việt Nam cho phép chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ sở hữu có trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác giới hạn trong phần tài sản thuộc sở hữu của công ty, pháp luật quy định là

“vốn điều lệ”. Chủ sở hữu là một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện việc góp vốn khi thành

23

lập công ty TNHH một thành viên. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 quy đinh 2 đối tượng có thể trở thành chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là cá nhân hoặc tổ chức.

Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 (LDN 2020) đã quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp, cụ thể:

“Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo

24

dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”5

Như vậy cá nhân tổ chức không chỉ bao gồm người Việt Nam mà còn có thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Các trường hợp bị hạn chế thành lập công ty là những trường hợp mà vị trí của cá nhân tổ chức đó sẽ bị ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Việc quy định các trường hợp theo phương thức liệt kê từng trường hợp cụ thể là phù hợp bởi pháp luật cho phép công dân làm những gì pháp luật không cấm, tạo sự tự do trong hoạt động thành lập doanh nghiệp.

Sau khi xác định được đối tượng có thể thành lập công ty TNHH một thành viên thì việc thành lập công ty sẽ được diễn ra theo một trình tự cụ thể. Chủ thể muốn thành lập công ty TNHH một thành viên sẽ cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ theo quy định để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Dựa vào Điều 21 luật Doanh nghiệp 2020, quy định cụ thể tại điều 24 Nghị định 01/2021/ NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức thành lập công ty TNHH cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Điều 24. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý

5 Điều 17 Quốc hội (2020), Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

25

của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.”6

Điều lệ công ty yêu cầu phải có họ, tên và chữ ký của chủ sở hữu c; chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty.

Về giấy tờ pháp lý

Đối với công dân Việt Nam: Giấy tờ tùy thân như căn cước công dân (CCCD), Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Hộ chiếu Việt Nam (HC) còn hiệu lực (Thư viện pháp luật, 2022)7.

Đối với công dân nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực (Thư viện pháp luật, 2022).

Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) là việc ghi nhận cho sự tồn tại của doanh nghiệp về mặt pháp lý. Sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ĐKKD thì doanh nghiệp lúc này sẽ có tư cách pháp lý để tiến hành hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật. Việc doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nói chung và công ty TNHH một thành viên nói riêng có ý nghĩa là sự thừa nhận chính thức về mặt pháp lý về sự tồn tại của một công ty có tư cách chủ thể để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi ĐKKD, các thông tin cần thiết về công ty được lưu lại trong sổ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh (Chính phủ, 2021). Việc ĐKKD có vai trò trong việc cung cấp thông tin về công ty. Các cá nhân, tổ

6 Điều 24 Quốc hội (2020), Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

7 Thư viện pháp luật (2022), “Giấy tờ tùy thân là gì, gồm những loại giấy tờ nào?”, ngày 15 tháng 02 năm 2022 từ

<https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat-binh-luan-gop-y/39405/giay-to-tuy-than-la-gi-gom-nhung- loai-giay-to-nao>

26

chức có thể biết được thông tin cơ bản về một công ty thông qua số đăng ký kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Về trình tự thủ tục đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Căn cứ Điều 32, 33, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, ban hành ngày 04 tháng 01 năm 2021 quy định về trình tự thực hiện đăng ký như sau:

“Điều 32. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

1. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;

b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;

d) Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

4. Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

5. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, ra thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh

27

nghiệp cho doanh nghiệp và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp.”8

“Điều 33. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

1. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

3. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”9

“Điều 34. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp.

8 Điều 32 Quốc hội (2020), Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

9 Điều 33 Quốc hội (2020), Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

28

2. Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

3. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định.

4. Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực.”10

Như vậy trình tự thủ tục để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn có thể giản lược như sau:

Bước 1: Người thành lập công ty hoặc người đại diện (ủy quyền) nộp hồ sơ tại Phỏng Đăng ký kinh doanh (PĐKKD) (cấp quận/huyện/thành phố) nơi công ty đặt trụ sở chính.

Bước 2: Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định; thực hiện nghĩa vụ tài chính hoàn tất với nhà nước theo quy định.

Bước 3: “Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hổ sơ sau khi đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; nếu hổ sơ được nộp chưa hoàn thiện hoặc không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thực hiện đăng ký trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ” (Quốc hội, 2020) .

Bước 4: Sau khi trao biên nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác lại thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

10 Điều 34 Quốc hội (2020), Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

29

và chuyển các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Hệ thống thông tin quốc gia (Quốc hội, 2020).

Bước 5: Trong vòng 3 ngày kể từ lúc nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định trong trường hợp quá hạn mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hổ sơ đăng ký doanh nghiệp (Quốc hội, 2020).

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, ban hành ngày 04 tháng 01 năm 2021, để thuân lợi cho việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, Nhà nước áp dụng dùng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh trong thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua kênh điện tử, (Chính phủ, 2021) cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tương tự như hồ sơ giấy.

Hồ sơ đăng ký qua kênh điện tử gồm các thông tin sau:

a) Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy. Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hoặc cá nhân khác ký tên trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để ký trực tiếp trên văn bản điện tử hoặc ký trực tiếp trên văn bản giấy và quét (scan) văn bản giấy theo các định dạng quy định.

b) Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được kê khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trong hồ sơ bằng bản giấy; có bao gồm thông tin về số điện thoại, thư điện tử của người nộp hồ sơ;

c) Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp ủy

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)