CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG
2.1. Thực trạng pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Việt Nam
2.1.7. Đánh giá thực trạng
Mô hình công ty TNHH hiện tại rất phổ biến tại Việt Nam, các quy định pháp luật về loại hình doanh nghiệp này tại Việt Nam là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của loại hình này. Thông qua những quy định cụ thể được phân tích tại phần 2.1 ở trên. Có thể đưa ra các đánh giá về thực trạng quy định pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Việt Nam có những ưu điểm như sau:
Thứ nhất là đã thừa nhận tư cách pháp lý. Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân, được nhân danh chính mình tham giá các quan hệ thương mại, chịu trách nhiệm cho các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi tài sản của mình. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng kí kinh doanh. Chủ sở hữu công ty và công ty được coi là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Việc độc lập về mặt tài sản của chính pháp nhân đó với chủ sở hữu sẽ bảo vệ cho chủ sở hữu. Với một tổ chức có tư
49
cách pháp nhân, chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm với phần tài sản của mình đóng góp vào công ty hay người ta hay gọi là TNHH. Như vậy, nếu chẳng may công ty lâm vào tình trạng phá sản thì chủ sở hữu chỉ cần chịu trách nhiệm với phần tài sản đã góp vốn vào công ty mà không phải toàn bộ tài sản đang có như doanh nghiệp tư nhân.
Luật doanh nghiệp 2020 là kết quả của sự kế thừa, phát triển của Luật Doanh nghiệp 2014 với những thay đổi trong một số quy định nhằm tạo sự thống nhất, xuyên suốt giữa các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời điều chỉnh để phù hợp với môi trường thực tiễn, đẩy mạnh áp dụng công nghệ hướng đến tăng thuận tiện, dễ quản lý doanh nghiệp.
Cụ thể, trong vấn đề huy động vốn công ty TNHH một thành viên, Luật doanh nghiệp 2020 đã cho phép công ty TNHH một thành viên có quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Quy định này sẽ mở ra cơ hội phát triển lớn hơn cho công ty TNHH một thành viên khi có thêm nguồn huy động vốn. Việc có thêm nguồn vốn sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất.
Thứ hai là vấn đề thành lập công ty. Kế thừa phát huy từ Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiêp 2020 với mục tiêu đơn giản hóa thủ tục thành lập và đăng ký doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí và thời gian khi bắt đầu kinh doanh, góp phần nâng xếp hạng
“chỉ số khởi sự kinh doanh” của Việt Nam. Luật chính thức ghi nhận các phương thức đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh, gồm: “nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh”; “nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính” và “đăng ký doanh nghiệp qua kênh điện tử” (Quốc hội, 2020).
Theo đó người thành lập công ty có thể thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng với bộ hồ sơ điện tử, đồng thời bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn cần thiết, gồm: “thủ tục báo cáo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp, thủ tục thông báo mẫu dấu,
…”. Việc ghi nhận đa dạng các phương thức nộp hồ sơ khi đăng ký doanh nghiệp là sự tiến bộ đáng ghi nhận, là tiền đề thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp, hướng đến sự thuận lợi về khởi sự kinh doanh cho doanh nghiệp nói chung, nhà đầu tư.
50
Bên cạnh đó, việc Luật Doanh nghiệp 2020 tiếp tục thực hiện một bước cải cách đáng kể về con dấu của doanh nghiệp là bãi bỏ thủ tục “thông báo mẫu dấu”. Luật Doanh nghiệp 2020 không còn quy định nội dung bắt buộc phải thể hiện trên con dấu của doanh nghiệp. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2020 còn bổ sung doanh nghiệp có thể có “dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử” bên cạnh
“dấu được làm tại cơ sở khắc dấu”. Việc bổ sung này dù mới so với Luật Doanh nghiệp 2014 tuy nhiên không hẳn là nét mới mang tính đột phá vì chữ ký điện tử đã được doanh nghiệp sử dụng trên thực tế từ lâu; Luật Giao dịch điện tử được ban hành từ năm 2015 đã có quy định về chữ ký điện tử. Do đó, viêc Luật Doanh nghiệp 2020 ghi nhận “dấu dưới hình thức chữ ký số” là một bước ghi nhận nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Về mặt cơ cấu quản lý tổ chức, Luật doanh nghiệp 2020 đã lược bỏ đi “Ban kiểm soát” như của luật Doanh nghiệp 2014. Chỉ bắt buộc với công ty có “chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” thì phải thành lập Ban kiểm soát. Điều này giúp giảm nhẹ sự cồng kềnh trong bộ máy quản trị cũng như khắc phục tình trạng ban kiểm soát “có cũng như không” tổn tại thời gian dài trước đó. Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã sửa đổi nhiều quy định về doanh nghiệp có sở hữu nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực quản trị như: tăng mức độ kiểm soát đối với việc tập trung quyền lực, chống xung đột lợi ích và đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước (DNNN), bổ sung quy định để mở rộng phạm vi đối tượng, người có liên quan bao gồm thêm đối tượng: “con rể, con dâu, anh em bên chồng” trong cơ cấu quản trị và kiểm soát giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi;
bổ sung thêm quy định về công khai thông tin.
b. Hạn chế và nguyên nhân
Dù công ty TNHH với ưu thế nổi bật là tính “TNHH” giúp chủ sở hữu giảm thiểu được rủi ro khi hoạt động kinh doanh, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thực tế của đa số nhà đầu tư với nguồn vốn nhỏ, vốn ít bởi vì nếu có khó khăn xảy ra khi kinh doanh thì họ chỉ phải chịu rủi ro trong phạm vi đã bỏ vào công ty. Tuy vậy cũng có những khó
51
khăn hạn chế đối với công ty TNHH một thành viên bởi ràng buộc của quy định pháp luật.
Về vấn đề huy động động vốn
Việc pháp luật giới hạn phương thức huy động vốn, cụ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phiếu ra công chúng nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là một điểm gây ra khó khăn cho chủ sở hữu khi muốn phát triển mở rộng quy mô công ty nhưng vẫn muốn giữ nguyên loại hình hoạt động là trách nhiệm hữu hạn.
Về vấn đề góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Thứ nhất, về tài sản góp vốn vào công ty. Luật Doanh nghiệp 2020 quy định việc góp vốn vào công ty có thể bằng nhiều loại tài sản như: “tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các loại tài sản khác ghi trong điều lệ công ty"30. Thực tế, với doanh nghiệp nói chung, loại hình công ty TNHH một thành viên nói riêng, vấn đề góp vốn bằng “quyền sử dụng đất” còn nhiều hạn chế. Luật Doanh nghiệp không miễn thuế thu nhập mà chỉ miễn lệ phí trước bạ nên khi góp vốn bằng “quyền sử dụng đất”, người góp vốn vẫn phải đóng thuế chuyển quyền sử dụng đất (Luật Thuế thu nhập cá nhân, 2007).
Quy định này đã hạn chế phần nào việc góp vốn bằng “quyền sử dụng đất”, ảnh hưởng đến khả năng chuyển vốn vào công ty để sử dụng, khai thác kinh doanh.
Thứ hai, hiện nay chưa có văn bản quy định nào hướng dẫn cụ thể về việc định giá tài sản góp vốn. Việc định giá đối với một số loại tài sản đặc thù như “quyền sở hữu trí tuệ” còn nhiều khó khăn. Có một phương thức định giá chính xác rất quan trọng với việc xác định vốn điều lệ của công ty khi thành lập và hoạt động. Việc định giá chính xác tài sản góp vốn cũng là yếu tố bảo đảm được quyền lợi cho các nhà đầu tư, bởi vì tài sản khi được đem góp vốn sẽ thuộc sở hữu của công ty, nằm trong phạm vi chịu trách nhiệm công ty và được dùng để đảm bảo cho các nghĩa vụ tài chính của công ty. Các chủ nợ, nhà đầu tư sẽ bị thiệt hại nếu giá trị tài sản đảm bảo không cân xứng với giá trị của nghĩa
30 Khoản 4, Điều 4 Quốc hội (2020), Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14.
52
vụ mà công ty phải thực hiện trong trường hợp tài sản được định giá quá cao so với giá trị thực.