Thực tiễn thi hành pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Việt Nam

2.2.1. Một số kết quả đạt được

Khi bắt đầu áp dụng Luật Doanh nghiệp 2020, Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn khi thay đổi những quy định cũ đã ăn vào thói quen của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng gặp phải thách thức khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng lên tại Việt Nam, tuy vậy những kết quả của năm 2021 đã cho thấy những sự thay đổi mang lại chiều hướng tích cực, số lượng đăng ký mới tăng lên so với những thời gian cùng kỳ là biểu hiện cho thành công của mục tiêu đơn giản hóa việc thành lập doanh nghiệp.

Chế độ trách nhiệm hữu hạn của công ty cũng giúp cho nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp có cơ hội làm lại từ đầu nếu công ty bị giải thể. Trong giai đoạn Covid-19 bùng phát mạnh mẽ nhất, số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng mạnh nhưng khi kinh tế hồi phục, dịch bệnh giảm bớt thì số lượng doanh nghiệp đăng ký mới lại tăng lên nhanh chóng, đa số là loại hình trách nhiệm hữu hạn nói chung, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nói riêng.

Tiếp đó, nhờ vào sự đơn giản trong việc thành lập doanh nghiệp cũng giúp nhà đầu tư dễ dàng thực hiện đăng ký nhưng vẫn đảm bảo được phòng chống dịch bệnh. Các chi phí cắt giảm cũng giúp doanh nghiệp dễ thở hơn trong thời gian khó khăn của kinh tế

2.2.2. Hạn chế, bất cập còn tồn tại và nguyên nhân Về vấn đề tư cách và trách nhiệm pháp lý

Tuy công ty TNHH một thành viên có ưu điểm nổi bật là khả năng chịu “trách nhiệm hữu hạn”. Điều đó đáp ứng được yêu cầu về rủi ro đặt ra với các nhà đầu tư có số vốn nhỏ và vì tính chất “trách nhiệm hữu hạn” đã giúp họ an tâm hơn khi đầu tư vào những ngành nghề, những lĩnh vực rủi ro cao. Nếu có khó khăn xảy ra đối với công ty của họ thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào công ty.

53

Bên cạnh đó, việc công ty TNHH một thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn phạm vi vốn góp của mình có thể là ưu điểm nhưng cũng là một hạn chế. Bởi luôn hiện hữu những nguy cơ, rủi ro trong quá trình kinh doanh, trong khi tài sản là hữu hạn nên có hệ quả việc các công ty giải thể, phá sản do không thể thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Việc không đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ sẽ làm ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích chính đáng của những người đầu tư trong việc thu hồi nợ. Trong trường hợp này nếu công ty không đủ khả năng thưc hiện nghĩa vụ tài chính thì bên thiệt thòi sẽ là những chủ nợ, nhà đầu tư vào công ty.

Về vấn đề thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Theo như quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, việc ghi ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo mã ngành cấp bốn đối chiếu với Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam31; Ngoại trừ những ngành, nghề cấm kinh doanh. Việc mã hóa ngành, nghề đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa trong hoạt động thống kê. Sau đó, người thành lập doanh nghiệp tự mình chọn ngành, nghề kinh doanh đồng thời ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo như Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tên ngành kinh doanh, mã số ngành kinh doanh.

Cách thức đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành kinh tế như nêu trên có điểm chưa phù hợp, chưa đảm bảo nguyên tắc “Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, hoặc không hạn chế"; đồng thời, gây thêm nhầm lẫn, tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp và Nhà nước. Bởi vậy, quan điểm ở đây là tiếp tục đơn giản hóa nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; chỉ ghi vào ngành nghề kinh doanh mà người thành lập công ty dự kiến kinh doanh nếu như là

31 Phụ lục 1, ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ

54

ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Về vấn đề quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình, người quản lý công ty có khả năng lạm dụng quyền, chức vụ để tư lợi riêng. Thực trạng “lạm dụng chức vụ, quyền hạn” để trục lợi không phải là vấn nạn của riêng doanh nghiệp nào, đối với công ty TNHH một thành viên cũng không ngoại lệ. Thực trạng này phổ biến hơn ở những công ty Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Những công ty Nhà nước vẫn luôn là nơi “màu mỡ" cho nhiều cá nhân nhìn ngó nếu như pháp luật không đủ mạnh để răn đe. Dù rằng quy định người quản lý của công ty không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình sử dụng tài sản công ty nhằm thu lợi riêng cho bản thân, không vì mục đích trong sáng.

Nhưng trên thực tế để kiểm soát được những người có quyền hạn thực hiện giao dịch gì là không đơn giản. Với quyền hạn được trao, nếu người quản lý không liêm chính, không chuẩn mực và luôn đặt lợi ích của cá nhân trước tiên thì họ có thể dễ dàng để trục lợi thông qua các giao dịch. Gây tổn thất tới tài sản, uy tín và nhiều vấn đề khác với công ty.

Càng nắm giữ chức vụ cao thì cơ hội xảy ra “lạm dụng quyền hạn” lại càng dễ dàng. Trong trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước, những người làm đại diện theo ủy quyền thường là những cán bộ, công chức đang đồng thời đảm nhiệm các chức danh khác của Nhà nước. Vì thế, khi thực hiện nhiệm vụ của mình tại công ty, họ phải đồng thời tuân theo những quy định của pháp luật doanh nghiệp cũng như phải thực hiện đúng vai trò của một cán bộ, công chức Nhà nước. Tuy vây, không khó tìm thấy các vị lãnh đạo trong công ty thực hiện các giao dịch nhằm tư lợi cá nhân, cho người thân quen thành lập ra những doanh nghiệp “vệ tinh" với bề ngoài là phục vụ lợi ích của công ty nhưng thực chất nhằm phục vụ cho cá nhân. Ví dụ về sai phạm trong việc tận thu, thu gom quặng apatit tại khu đất được giao xây khách sạn ở thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) khiến nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam và Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Lilama vướng vòng lao lý.

55

Kết luận Chương 2

Chương 2 có trọng tâm là đưa ra các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh các quan hệ liên quan đến công ty TNHH một thành viên và thực tiễn thi hành các quy định về công ty TNHH một thành viên tại Việt Nam. Có thể thấy rằng trong phần quy định pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Luật Doanh nghiệp 2020 đã có nhiều tiến bộ hơn so với Luật Doanh nghiệp 2014 nhưng vẫn còn những hạn chế chưa được khắc phục. Trong nội dung chương 2 đã đi sâu vào phân tích về vấn đề thành lập doanh nghiệp, tư cách pháp lý, cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ cũng như nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp mà cụt thể là công ty TNHH một thành viên.

Tiếp theo, chương 2 đã đưa ra tổng thể về thực trạng của công ty TNHH một thành viên tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 đến nay cũng như thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật. Từ đó có những đánh giá tổng thể về thực tiễn thi hành pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Việt Nam hiện nay.

56

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)