Về vấn đề vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG

2.1. Thực trạng pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Việt Nam

2.1.4. Về vấn đề vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn”

Về thời hạn góp vốn, tại khoản 2 điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.” Khoảng thời gian 90 ngày là tương đương với quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, tuy nhiên khi so sánh với quy định cũ tại Luật Doanh nghiệp 2005 thì 90 ngày là khoảng thời gian rất ngắn so với 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh.

18Khoản 2 Điều 82 Quốc hội (2020), Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

38

Nếu như chủ sở hữu không thể hoàn thành nghĩa vụ góp vốn trong thời gian 90 ngày thì sẽ cần phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ được quy định tại khoản 3 luật Doanh nghiệp 2020: “Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.” Trường hợp này, chủ sở hữu công ty sẽ phải chịu trách nhiệm không giới hạn với toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh do không góp vốn đủ, đúng thời hạn của chủ sở hữu.

Như vậy chủ sở hữu công ty sẽ phải chịu rủi ro bằng tất cả tài sản của mình nếu như có thiệt hại hoặc nghĩa vụ tài chính phát sinh do không góp, góp không đủ, góp không đúng hạn vốn điều lệ.

Trong khi hoạt động hoặc khi xảy ra tình huống không góp đúng đủ vốn điều lệ, có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ của công ty. Luật Doanh nghiệp 2014 không nói rõ về vấn đề “giảm vốn điều lệ” cụ thể mà dùng thuật ngữ “hoàn trả vốn góp” tại khoản 1 điều 87 luật Doanh nghiệp 2014. Quy định của luật Doanh ngiệp 2014 còn gây khó hiểu, không rõ ràng dễ khiến nhầm lẫn sang hành vi rút vốn. Bởi bản chất công ty TNHH một thành viên chỉ có một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu nên có thể coi ý chí của chủ sở hữu là ý chí của công ty, không thể gọi công ty “hoàn trả vốn góp” cho chủ sở hữu được.

Sang đến luật Doanh nghiệp 2020, quy định đã rõ ràng hơn về việc giảm vốn điều lệ thông qua 2 trường hợp, cụ thể tại khoản 3 điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

“a) Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;

39

b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật này.”19

Về việc tăng vốn điều lệ, quy định tại khoản 1 điều 87 luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

“Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.”20

Nếu công ty tăng vốn điều lệ thông qua việc huy động thêm “phần vốn góp” của người khác thì công ty bắt buộc phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc loại hình công ty cổ phần. Quy định chuyển đổi tổ chức quản lý công ty được thực hiện như sau:

“a) Trường hợp tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;

b) Trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì công ty thực hiện theo quy định tại Điều 202 của Luật này.”

Về huy động vốn, quản lý và sử dụng nguồn vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn Pháp luật Việt Nam quy định: “ngoài phần vốn do chủ sở hữu đầu tư vào công ty, công ty TNHH một thành viên được quyền huy động thêm vốn của các tổ chức, cá nhân khác trong ngoài nước theo quy định để phục vụ việc hoạt động kinh doanh của mình”

(Luật Doanh nghiệp, 2020). Đối với công ty TNHH một thành viên, huy động vốn bằng việc tăng vốn điều lệ thông qua ba phương thức:

 Huy động thêm vốn góp của người khác: Trường hợp công ty huy động thêm phần vốn góp của người khác để huy động vốn, chủ sở hữu công ty phải chuyển đổi loại hình công ty. Cụ thể, chủ sở hữu công ty phải chuyển đổi loại hình công ty từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoặc từ công

19Khoản 3 Điều 87 Quốc hội (2020), Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

20Khoản 1 Điều 87 Quốc hội (2020), Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

40

ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 Phát hành trái phiếu: Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 quy định, mặc dù công ty TNHH một thành viên không được “phát hành cổ phiếu” nhưng để linh hoạt hơn trong việc huy động vốn nhằm mục đích kinh doanh, cũng như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vẫn được quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp, quy định cụ thể: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

 Huy động vốn từ nguồn vay: Bên cạnh việc phát hành trái phiếu, công ty có thể huy động vốn từ việc vay nợ các cá nhân, tổ chức, tổ chức tín dụng, ngân hàng hay các quỹ đầu tư gồm chủ nợ là các cá nhân, tổ chức, tổ chức tín dụng, ngân hàng; Quỹ đầu tư cá nhân, tổ chức; cho thuê tài chính,…

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)