NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty hợp danh ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY HỢP

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH

1.2.1. Sự cần thiết điểu chỉnh bằng pháp luật đối với công ty hợp danh

Pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, công cụ bảo vệ, bảo đảm quyền, tự do của con người và sự phát triển bền vững của xã hội. Pháp luật có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội nói chung và sự phát triển của đất nước nói riêng, đặc biệt là đối với một nhà nước pháp quyền như Việt Nam thì tinh thần thượng tôn pháp luật luôn được đặt hàng đầu. Pháp luật chính là phương tiện, công cụ quan yếu và hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội, đảm bảo cho xã hội vận hành theo một thể thống nhất. Bản chất nhà nước mang tính giai cấp và pháp luật do nhà nước ban hành là cơ sở để phát huy quyền lực của mình, rà soát các hoạt động của các tổ chức, các cơ quan và mọi công dân. Đồng thời pháp luật là cách thức và tiêu chí đánh giá vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong các hoạt động phục vụ xã hội nên cần có sự cân bằng, hài hòa một cách tối ưu nhất về lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, các nhóm đối tượng khác nhau. Pháp luật lấy xã hội làm cơ sở, là sự biểu hiện của nhu cầu chung bằng việc ghi nhận các quá trình, nhận thức, định hướng xã hội theo mục đích nhất định. Chính vì vậy mà pháp luật có mối liên hệ mật thiết với các mặt của đời sống xã hội.

Kinh tế và pháp luật có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, một mặt pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế. Trong mối quan hệ này, kinh tế là nền tảng, cơ sở hạ tầng và là yếu tố quan trọng đánh giá sự phát triển của quốc gia; pháp luật là công cụ chủ yếu trong quản lý kinh tế của nhà nước, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm các lợi ích cho cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. Pháp luật có vai trò hỗ trợ, mở đường cho kinh tế phát triển ổn định, kinh tế tác động ngược trở lại thúc đẩy pháp luật hoàn thiện hơn, phù hợp với những thay đổi thực tiễn đặt ra. Vì vậy, muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải xây dựng được hệ thống pháp luật. Song pháp luật có hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất thì kinh tế mới có cơ hội phát triển nhanh, mạnh và vững chắc.

Các quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực kinh tế được chứa đựng trong nhiều nguồn pháp luật khác nhau như: các văn bản pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế,... Điều này cho thấy rõ rằng hệ thống pháp luật đã được xây dựng tương đối đồng bộ, cơ bản phù hợp với cơ chế thị trường và đáp ứng được ở mức độ nhất định yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Trong nền kinh tế thị trường, hàng loạt các phương thức kinh doanh mới ra đời, CTHD là một hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Tuy nhiên, sự phát triển nào cũng có hai mặt. Bên cạnh những điểm mạnh như hiệu quả kinh doanh cao, nhiều cơ hội phát triển ở các lĩnh vực khác nhau, quy mô kinh doanh mở rộng thì CTHD vẫn còn nhiều hạn chế: mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh khá cao do phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi nghĩa vụ của công ty hay quyền của thành viên góp vốn bị gò bó hạn hẹn. Ở Việt Nam, mặc dù loại hình CTHD xuất hiện từ những năm Pháp thuộc với các tên gọi khác nhau như hội hợp danh, hội người, hội hợp tư,..và sau đó đã được luật hóa, có các quy định cụ thể điều chỉnh nhưng CTHD vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ, số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động theo mô hình này rất ít. CTHD là một loại hình cần được khuyến khích phát triển bởi những lợi ích và những tác động tích cực mà nó đem lại. Đây là hình thức kinh doanh hiệu quả, một giải pháp hoàn hảo với những ưu điểm trong việc giải quyết các vấn vấn đề về việc làm, đầu tư của

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy mà việc phát triển, hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lí cho CTHD là vô cùng cần thiết và ý nghĩa.

1.2.2. Khái niệm pháp luật về công ty hợp danh

Với tư cách là một chủ thể tham gia các giao dịch kinh doanh, thì sự ra đời của CTHD là cơ sở cho sự xuất hiện các quy định pháp luật về CTHD. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về các chế định pháp luật kinh doanh nói chung và về CTHD nói riêng. Song với cách tiếp cận từ đối tượng điều chỉnh của nó, có thể hiểu pháp luật về CTHD là khuôn khổ pháp lý dành cho CTHD, bao gồm các quy định chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến CTHD.

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về CTHD là các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của CTHD. Có thể là các quan hệ xã hội giữa CTHD với chủ thể kinh doanh, đối tác hay khách hàng hay quan hệ giữa các thành viên trong công ty hoặc giữa công ty với các thành viên của mình.

Với lịch sử lâu đời, cùng tốc độ phát triển, mô hình CTHD đã, đang và sẽ trải rộng khắp các nước trên thế giới, dần trở thành một loại hình kinh doanh không thể thiếu. Để đảm bảo CTHD hoạt động có hiệu quả, cần có khung pháp luật điều chỉnh thống nhất và hoàn chỉnh. Từ đó, tạo thuận lợi cho sự phát triển năng động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được sự quản lý của Nhà nước.

Pháp luật về CTHD ở Việt Nam đang từng bước được củng cố và hoàn thiện hơn.

Cụ thể, khung pháp lý cho CTHD theo pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Chương VI, từ điều 177 đến điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực ngày 01/01/2021 quy định về các vấn đề liên quan đến CTHD. Các quy định trên đã tạo cơ sở cho hình thức CTHD được hình thành và hoạt động theo một trật tự nhất định, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức này được

“hòa nhập”, ngày càng phát triển mạnh mẽ, đem lại lợi ích kinh tế đặc biệt.

1.2.3. Nội dung của pháp luật về công ty hợp danh

Thứ nhất, điều kiện thành lập CTHD tại Việt Nam. CTHD được khẳng định hình thức tồn tại là một doanh nghiệp, do đó việc thành lập một CTHD hợp pháp

phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung như đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin, các quy định về tên gọi doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,... theo đúng các quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Thứ hai, quy định về thành viên, vốn góp, tài sản công ty. Trong Luật Doanh nghiệp 2020 đã xây dựng các tiêu chuẩn của từng loại thành viên trong CTHD, các quy định về số lượng, tư cách thành viên cũng như những yêu cầu về phần vốn góp, tài sản hợp pháp của công ty.

Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Tương ứng với từng loại chủ thể sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau. Ở CTHD, thành viên hợp danh với vai trò chủ đạo có những ưu thế về quyền hơn, song cũng kèm theo những hạn chế trong một số hoạt động; thành viên góp vốn không được tham gia vào hoạt động điều hành công ty, các quyền và nghĩa vụ có phần hạn hẹp.

Thứ tư, vận hành, quản trị công ty hợp danh. Trong mối quan hệ nội bộ công ty hay với người thứ ba, CTHD luôn giữ một trong những nguyên tắc cơ bản của là công bằng và như nhau giữa các thành viên. Theo đó, giữa các TVHD không có sự chênh lệch quyền lợi, hay hiện tượng thành viên này có đặc quyền hơn thành viên khác như các công ty đối vốn thông thường. Do vậy, không có thành viên nào đóng vai trò là người chỉ đạo, điều khiển các thành viên khác mà các hoạt động chỉ tuân thủ theo quyết định chung của tất cả các thành viên.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty hợp danh ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)