ĐẨY MẠNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI CÔNG TY HỢP DANH

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty hợp danh ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP

3.3. ĐẨY MẠNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI CÔNG TY HỢP DANH

Theo số liệu thống kê cho thấy hiện nay có khoảng 150 công ty hợp danh được thành lập và hoạt động, chiếm một tỉ lệ vô cùng nhỏ trong tổng số doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam. Cụ thể, năm 2020 có 134.941 doanh nghiệp được thành lập mới nhưng trong đó chỉ có 7 công ty hợp danh, chỉ chiếm 0.005%. Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này nhưng một phần trong đó chính là việc thiếu các chính sách, các chương trình hỗ trợ khuyến khích loại hình doanh nghiệp này. Đảng và Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mọi lĩnh vực đời sống xã hội, thông qua các công cụ hữu hiệu của mình, Đảng và Nhà nước có thể khuyến khích, mở đường cho một lĩnh vực phát triển đồng thời cũng có thể hạn chế và thay đổi những bất cập, tồn đọng xấu có thể phát sinh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của lĩnh vực đó. Vì vậy, với vai trò của mình, Đảng và Nhà nước đề ra các chủ chương, đường lối, chính sách đồng thời cũng là ý chí của mình để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà trong đó, các chính sách khuyến khích với mục tiêu thúc đẩy gồm những điều kiện mở rộng, những đãi ngộ có lợi hướng tới đối tượng nhất định được xem như một đòn bẩy hữu hiệu. Do lẽ đó, để công ty hợp danh trở nên phổ biến, chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống doanh nghiệp hay nói cách khác là phát triển cả về số lượng và chất lượng thì rất cần những chính sách mới mở đường rẽ lối, tạo tiền đề để trong thời gian tới, CTHD sẽ trở thành một trong những loại hình doanh nghiệp chủ chốt trong hệ thống doanh nghiệp được kì vọng là sẽ phát triển mạnh mẽ, vượt trội của Việt Nam.

Thực tiễn kinh doanh nhiều năm qua cho thấy, môi trường kinh doanh của Việt Nam đa phần phù hợp với các công ty có quy mô nhỏ và giữa những người kinh doanh vẫn thường có các mối quan hệ quen biết, thân thiết. Khi phân tích các đặc điểm của CTHD thì đây chính là một loại hình công ty có rất nhiều ưu điểm và khá phù hợp, gần gũi với tầng lớp thương nhân và điều kiện kinh doanh tại Việt

Nam. Như vậy, trên cơ sở từ những nhu cầu bức thiết của giới kinh doanh hiện nay, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước, nên tiến hành xây dựng những đề xuất, biện pháp hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển đối với CTHD.

Đầu tiên, về nhân lực. Con người là chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, là chìa khóa thành công cho mọi sự phát triển. Đất nước ta đang xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, đáp ứng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, thì việc phát triển nguồn nhân lực (phát triển giáo dục) là yêu cầu cần được quan tâm hàng đầu. Lấy việc phát huy nguồn lực con người cho là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của công ty. Nguồn nhân lực phải được coi là mục đích cuối cùng, cao nhất. Đặc biệt đối với mô hình công ty đối nhân thì yếu tố nhân thân, con người được đặt lên hàng đầu, mang tính chủ đạo. Lúc này nguồn nhân lực của CTHD cần có đủ khả năng quản lý hoạt động kinh doanh và có kiến thức, kinh nghiệm về chuyên môn lĩnh vực cụ thể. Nhìn chung là nhân lực trong mô hình này cần đáp ứng một tư duy đa dạng, tổng hợp và bao quát. Trước những yêu cầu quan trọng đó có thể mở thêm các lớp, khóa tập huấn chuyên môn nâng cao năng lực quản lí và hoạt động cho nhân lực CTHD; tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị của CTHD, giúp những người trẻ, những người với ước mơ khởi nghiệp có thể bắt đầu với CTHD. Đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu số lượng, cũng như chất lượng nguồn nhân lực để phát triển CTHD.

Đối với rào cản vốn của CTHD: Là một loại hình doanh nghiệp điển hình mang tính chất đối nhân, do vậy trong CTHD vốn là điều kiện thứ cấp trong quá trình thành lập, hoạt động và phát triển CTHD nhưng lại là yếu tố không thể thiếu. Chẳng có loại hình nào được thành lập và thực hiện sản xuất kinh doanh đạt mục tiêu lợi nhuận mà không cần nguồn vốn. Như trình bày ở trên, việc tiếp cận nguồn vốn của CTHD có phần bị bó hẹp và khó khăn hơn so với các loại hình công ty đối vốn từ khoản chi trả đến duy trì hoạt động. Vì vậy, cần thiết có các chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho CTHD. Cần tạo điều kiện bình đẳng, thuận lợi cho các cá nhân sáng lập

tiếp cận vay vốn ngân hang bằng việc thương lượng với các ngân hàng thương mại hỗ trợ lãi suất thấp hơn, điều kiện vay dễ hơn, hệ thống ngân hàng linh hoạt hơn nữa đối với thủ tục cho vay thế chấp. Bên cạnh đó, khuyến khích sự phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho CTHD huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Tạo ra giá trị và hình ảnh cho CTHD, tăng nhận thức về CTHD. Cần có những công ty hợp danh điển hình, đã và đang thành công để làm hình mẫu, động lực xây dựng CTHD. CTHD cần được ghi nhận, đánh giá cao vai trò, sự phù hợp của loại hình này, từ đó khuyến khích nhân lực tham gia. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá thương mại, định hướng và hỗ trợ một số doanh nghiệp có sản phẩm đặc sắc, xây dựng và hỗ trợ công tác dự báo thị trường và trong quá trình hợp tác, liên doanh, liên kết, tiêu thụ sản phẩm, đổi mới công nghệ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Mặc dù pháp luật về CTHD ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế vướng mắc, song đây vẫn là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để phát triển loại hình doanh nghiệp này. Điều này xuất phải bởi nhiều lý do, trong đó kỹ thuật xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đang tồn tại nhiều hạn chế. Để việc xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp danh đạt chất lượng và hiệu quả tốt, nhất thiết cần áp dụng và tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu của khía cạnh “kỹ thuật pháp lý”. Bởi lẽ, kỹ thuật pháp lý là yêu cầu hết sức quan trọng để giúp cho các văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành có chất lượng và hiệu quả cao. Như vậy, việc hoàn thiện khung pháp luật cùng với tăng cường chính sách ưu đãi cho CTHD là rất quan trọng và cấp thiết.

Từ những đánh giá cụ thể ở chương 2, trong chương 3 đề tài đã giải quyết cơ bản những điểm hạn chế thực trạng pháp luật ở Việt Nam. Đề tài đã đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật về CTHD, những giải pháp, kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung cải tiến các quy định pháp luật phù hợp với thực tế và đề xuất các biện pháp đẩy mạnh chính sách hỗ trợ phát triển CTHD, thúc đẩy loại hình này mở rộng số lượng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty hợp danh ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)