Hoạt động quản trị điều hành công ty hợp danh

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty hợp danh ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 48)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CÔNG TY HỢP DANH

2.1.2. Hoạt động quản trị điều hành công ty hợp danh

Thành viên công ty là những chủ thể cùng nhau góp vốn vào công ty để thực hiện mục đích kinh doanh chung. Song pháp luật doanh nghiệp quy định, CTHD có hai loại thành viên riêng biệt là: TVHD và TVGV, vì thế quy chế pháp lý đối với từng loại thành viên này cũng sẽ khác nhau.

- Thành viên hợp danh

Trong CTHD, thì thành viên hợp danh đóng vai trò là thành viên chủ chốt. Để cụ thể hóa vị trí pháp lý của TVHD, pháp luật có những quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất, TVHD phải là những cá nhân, số lượng tối thiều ít nhất là hai thành viên, cùng liên kết hợp tác kinh doanh dưới một tên chung [29, Điều 177].

Quy định này cho thấy pháp luật giới hạn chủ thể tham gia CTHD với tư cách TVHD khi chỉ cho phép các cá nhân góp vốn thành lập. Do vậy các tổ chức, hội nhóm hay là các pháp nhân không thể trở thành TVHD của mô hình này. Khác với một số quốc gia theo hệ thống pháp luật Common Law như Mỹ, cho phép trẻ vị thành niên tham gia góp vốn thành lập công ty; pháp luật Việt Nam quy định các cá nhân từ đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, các cá nhân là TVHD phải đảm bảo về quyền thành lập doanh nghiệp: không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp hoặc các đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thứ hai, TVHD cùng nhau liên đới, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ phát sinh của công ty [29, Điều 177]. Dù không thực hiện hành vi gây thiệt hại nhưng thành viên này vẫn phải gánh vác hậu quả từ hành vi của các thành viên khác bởi giữa họ là sự liên đới trách nhiệm. Đối với chủ nợ của CTHD thì con nợ chính là công ty, còn các TVHD luôn có trách nhiệm bảo lãnh liên đới. Đây là đặc trưng của các công ty thuộc hình thức của công ty đối nhân. Có thể thấy rằng, trách nhiệm vô hạn của các TVHD có tính ràng buộc chặt chẽ trong mọi quan hệ. Bên thứ ba khi tham gia quan hệ kinh tế với CTHD vừa được bảo đảm

bằng tài sản của công ty, và được bảo đảm cả bằng tài sản riêng của mỗi thành viên.

Trách nhiệm “liên đới” và “vô hạn” chính là những sợi dây gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên hợp danh bởi cả yếu tố tâm lý và pháp lý.

Thứ ba, TVHD là người nắm giữ vai trò then chốt, quan trọng nhất trong mọi hoạt động của công ty. Xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn đó, pháp luật Việt Nam cũng đã trao cho các TVHD những quyền hạn lớn trong doanh nghiệp. Họ đều có tư cách thương gia và toàn quyền quyết định các hoạt động của công ty.

Thứ tư, theo quy định pháp luật, TVHD cũng bị hạn chế một số quyền nhất định:

(+) Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm TVHD của CTHD khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các TVHD còn lại.

(+) Không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

(+) Không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các TVHD còn lại” [29, Điều 180].

Bởi lẽ do tính chất trách nhiệm vô hạn mà việc hạn chế hoạt động của các TVHD có sự phù hợp nhất định, đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ, tránh sự cạnh tranh không bình đẳng hay vụ lợi của cá nhân thành viên.

- Thành viên góp vốn

Trong CTHD, bên cạnh TVHD còn có thể có sự góp mặt của TVGV (điểm a khoản 1 Điều 177 LDN 2020). Theo đó, pháp luật Việt Nam mở rộng đối tượng hơn khi cho phép TVGV có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản giống như cổ đông của CTCP hay thành viên của Công ty TNHH. TVGV được hưởng cơ chế chịu trách nhiệm hữu hạn trong CTHD là trái ngược với bản chất chung của mọi loại hình công ty đối nhân bởi lẽ, khi tham gia vào một công ty thuộc loại hình công ty đối nhân thì mọi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty. Là công ty đối nhân nhưng chỉ các

thành viên nhận vốn mới bị áp dụng nguyên tắc chịu “trách nhiệm vô hạn”, còn TVGV thì chỉ chịu “trách nhiệm hữu hạn”.

Việc quy định CTHD có hai loại thành viên là cầu nối tạo điều kiện liên kết giữa các nhà đầu tư với nhau cũng mục đích kinh doanh. Luật quy định “ có thể có thành viên góp vốn” – cũng có nghĩa là trên thực tế tồn tại hai hình thức CTHD:

một là CTHD chỉ có sự tham gia của các TVHD, hai là CTHD có sự tham gia của cả TVHD và TVGV. Như vậy, không phải CTHD nào cũng có thành viên góp vốn.

TVGV chỉ xuất hiện trong những công ty khi mà tiềm lực tài chính của công ty hạn chế, muốn mở rộng thêm quy mô nguồn vốn. Lúc này TVGV tham gia tạo điều kiện đầu tư dễ dàng, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, thu hút dễ dàng khách hàng và các đối tác.

Thành viên góp vốn - người đầu tư vốn vào công ty theo nhu cầu của TVHD thực chất chỉ là người gửi vốn để kiếm lợi nhuận mà không trực tiếp sử dụng, quản lý nguồn vốn đó trong hoạt động kinh doanh. Do đó, TVGV không cần phải có chứng chỉ hành nghề hoặc không cần phải qua đào tạo về ngành nghề thuộc lĩnh vực hoạt động của công ty. Xuất phát từ tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn nên các TVGV trong CTHD cũng bị hạn chế quyền lợi nhất định khi không được phép trực tiếp tham gia vào việc điều hành, nhân danh công ty thực hiện các giao dịch kinh tế.

Nhìn chung, quyền hạn của các TVGV rất hạn chế và họ chỉ có một số quyền liên quan đến việc đảm bảo quyền lợi của họ tại công ty. Còn các hoạt động đối ngoại, TVGV không có quyền đại diện cho công ty giao dịch với bên ngoài. Việc thành viên góp vốn bị ngăn cản tham gia quản lý điều hành công ty hợp vốn đơn giản, còn bởi các lí do:

(+) Để người thứ ba giao dịch với công ty hợp vốn đơn giản, không bị nhầm lẫn giữa thành viên góp vốn là thành viên nhận vốn. Quy định này, rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba.

(+) Hạn chế sự thao túng, lạm dụng quyền hạn của TVGV. Quy định nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho các TVHD và cho cả CTHD. Xét cho cùng, chỉ có các TVHD mới là những người phải chịu trách nhiệm cá nhân và vô hạn đối với tất cả các khoản nợ của công ty. Còn TVGV chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi

phần vốn góp của họ. Rõ ràng, trách nhiệm của TVGV không tương xứng với quyền hạn. Nếu cho phép tham gia quản lý điều hành thì có thể làm cho TVGV không thận trọng dẫn đến các tổn thất tài sản của công ty và của các CTHD. Mặc dù là đồng sở hữu CTHD, nhưng việc quy định TVGV có địa vị pháp lý thấp hơn các TVHD lại phù hợp.

Đối với các công việc nội bộ khác trong công ty, TVGV có quyền tham gia như tham gia thảo luận và biểu quyết về việc sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của TVGV được quy định trong Điều lệ công ty; được nhận các thông tin về hoạt động kinh doanh và quản lý công ty, được xem sổ kế toán và các hồ sơ khác của công ty,..và được chia lợi nhuận, được chia giá trị tài sản còn lại của công ty khi công ty giải thể tương úng với phần vốn góp [29,Điều 187].

2.1.2.2. Vốn của công ty hợp danh

- Vốn điều lệ và vốn huy động trong công ty hợp danh

Dưới góc độc kinh tế, vốn góp tạo thành sản nghiệp của công ty, là công cụ, phương tiện để công ty thực hiện các mục đích kinh doanh của mình [17]. Dưới góc độ pháp lý, vốn góp là cơ sở để xác định địa vị pháp lý của thành viên trong công ty, quyền lợi hay nghĩa vụ của họ đối với công ty. Nhưng xét bản chất CTHD là công ty đối nhân, đặt cao vai trò chủ đạo của yếu tố nhân thân mà yếu tố vốn chỉ là thứ yếu. Vấn đề vốn góp trong các doanh nghiệp nói chung và trong CTHD nói riêng được điều chỉnh bởi các quy định ở Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Kế toán 2015, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn chi tiết.

Theo quy định tại điều 34 LDN 2020 thì tài sản góp vốn có thể là “Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam”. Mặt khác, Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản bao gồm: tiền, vật, giấy tờ có giá và các quyền tài sản (Điều 105). Như vậy, ta có thể hiểu những

“tài sản khác” theo quy định của LDN có thể là những loại tài sản theo pháp luật dân sự. Như đã biết, CTHD khác biệt với các loại hình doanh nghiệp như CTCP hay Công ty TNHH ở bản chất đối nhân cho nên ngoài phần vốn góp là mang tính vật

chất như tiền bạc, tài sản còn cả yếu tố phi vật chất như uy tín, kinh nghiệm nghề nghiệp của các cá nhân là TVHD.

Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, có thể xác định được các hình thức góp vốn cơ bản như sau:

(+) Thứ nhất, vốn góp bằng tài sản có thể chuyển giao. Căn cứ vào việc chuyển giao tài sản góp vốn, người ta phân chia việc góp vốn bằng tài sản thành một số loại như sau: góp vốn bằng tiền, bằng vật hoặc bằng quyền tài sản. Tựu chung lại, dù thành viên có góp vốn dưới hình thức nào thì cũng phải định giá tài sản góp vốn thành tiền để làm căn cứ xác định quyền tài sản của thành viên đó trong công ty.

(+) Thứ hai, góp vốn bằng tài sản không thể chuyển giao: tri thức hay công sức lao động. Đây được coi là một hình thức góp vốn bằng tài sản khác chỉ xảy ra đối với việc góp vốn của TVHD.

- Vấn đề chuyển nhượng, rút vốn trong công ty hợp danh

Pháp luật doanh nghiệp quy định chuyển nhượng vốn đối với TVHD rất chặt chẽ và có phần hạn chế hơn. Theo đó, khi muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho người thứ ba khác cần phải có sự đồng ý của tất cả các TVHD còn lại [29, Điều 180]. Bên cạnh đó, việc rút vốn của TVHD cũng cần được thực hiện theo các nguyên tắc nhất định theo quy định pháp luật và Điều lệ công ty.

Sau khi rút khỏi CTHD, các TVHD sẽ được hoàn trả lại số vốn theo tỷ lệ quy định trong điều lệ công ty hoặc theo giá thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, sau khi rút khỏi công ty, nhằm bảo vệ cho các TVHD còn lại cũng như đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba tham gia giao dịch với công ty, TVHD vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ của công ty trước khi đăng ký chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 02 năm.

Trái ngược với TVHD, đối với phần vốn góp của TVGV vấn đề chuyển nhượng hay rút vốn không bị ràng buộc nhiều bởi pháp luật. Họ có thể chuyển nhượng vốn cho bất kỳ người nào nếu điều lệ công ty không hạn chế. Sự liên kết giữa TVGV với CTHD thực chất chỉ dựa trên số tiền, tài sản mà thành viên góp vào, do vậy các TVGV có quyền định đoạt số vốn đó bằng cách chuyển nhượng,

tặng cho hay để thừa kế. Trong trường hợp TVGV chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì phần vốn góp trong CTHD của thành viên đó được coi là di sản thừa kế.

Người thừa kế đương nhiên có tư cách thành viên, thay thế cho thành viên đã chết nếu không có thỏa thuận khác ở Điều lệ công ty. Khi chuyển nhượng toàn bộ, tặng cho vốn góp thì tư cách và trách nhiệm của TVGV trong CTHD chấm dứt hoàn toàn, không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ nào của công ty.

2.1.2.3. Quản lý, điều hành công ty hợp danh - Cấu trúc quản lý trong công ty hợp danh

Maurice Cozian và Alian Viandier nhận xét: “Công ty đối nhân thường không có cơ cấu tổ chức nặng nề như công ty đối vốn. Những quy định pháp luật mang tính bắt buộc đối với công ty này rất ít… Hội viên hoàn toàn có quyền tự tạo ra khuôn mẫu phù hợp với nhu cầu của họ” [9, tr.173-117]. Có lẽ vì vậy nên cơ cấu tổ chức của các công ty đối nhân như CTHD khá tinh gọn. Hiện nay, nhìn vào cơ cấu tổ chức của CTHD cho thấy, Luật Doanh nghiệp 2020 dành cho CTHD quyền tự chủ rất lớn trong tổ chức và quản lý điều hành. Những nguyên tắc pháp định về cơ cấu tổ chức mà Luật Doanh nghiệp yêu cầu chỉ gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc… Các vấn đề còn lại, các TVHD được phép tự do thỏa thuận với nhau.

(+) Hội đồng thành viên: Đây là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các thành viên. Hội đồng thành viên quyết định mọi hoạt động của công ty thông qua biểu quyết. Do tính chất chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới của các TVHD trong công ty, nên các thành viên có một phiếu biểu quyết và quyền ngang nhau trong quản lý, điều hành công ty mà không phụ thuộc mức vốn góp vào. Ngoài ra, các TVGV chịu trách nhiệm hữu hạn không được tham gia trực tiếp vào việc quyết định hoạt động của công ty mà chỉ có quyền biểu quyết các vấn đề liên quan quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như việc sửa đổi hay bổ sung Điều lệ công ty.

(+) Chủ tịch Hội đồng thành viên: Luật quy định Hội đồng thành viên sau khi được lập ra sẽ bầu một TVHD để làm Chủ tịch Hội đồng thành viên nếu điều lệ

công ty không quy định khác, đồng thời kiêm chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc CTHD [29, Điều 182]. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

a) Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh;

b) Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

c) Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh;

d) Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;

đ) Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác;

e) Các nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.

Tựu chung lại, các chức danh quản lý công ty đều được thực hiện bởi các TVHD. Trong quản lý, điều hành công ty không có hiện tượng TVHD này chịu sự quản lý, phân công của thành viên khác mà các TVHD cùng nhau phân chia nhiệm vụ đảm nhiệm các chức danh kiểm soát, phát triền hoạt động công ty, tuân thủ quyết định chung của tất cả thành viên.

- Cơ chế đại diện trong công ty hợp danh

Một công ty luôn bắt buộc phải có người đại diện theo pháp luật trong suốt quá trình hoạt động. Việc xác định người đại diện theo pháp luật của một công ty còn để bảo vệ quyền lợi của công ty, của các thành viên và còn để đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi phát sinh các quan hệ với công ty. Theo đó, người quản lý CTHD là tất cả các TVHD, do đó có thể hiểu tất cả các TVHD đều có quyền nhân danh công ty tham gia vào quan hệ pháp luật. Mỗi thành viên hợp danh đều có thể đại diện cho công ty và các thành viên khác. Việc xác định thẩm quyền đại diện của

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty hợp danh ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)