Nội dung của CPTPP

Một phần của tài liệu Những vấn đề hải quan đặt ra đối với hàng hoá xuất khẩu theo cptpp (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

1.3 Khái quát về CPTPP

1.3.3 Nội dung của CPTPP

Nội dung của Hiệp định CPTPP được trình bày trong 30 chương và 9 phụ lục.

Các chương về cơ bản vẫn giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP trước đó, ngoại trừ 20 nhóm nghĩa vụ được tạm hoãn dựa trên ý chí của các quốc gia. 30 chương có nội dung điều chỉnh các vấn đề liên quan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư;

dịch vụ; thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường; giải quyết tranh chấp; ngoại lệ và các điều khoản về thể chế. Với tổng số 30 chương, CPTPP bao gồm hầu như tất cả các khía cạnh của thương mại giữa Việt Nam và 10 thành viên CPTPP khác. Hiệp định có các cam kết tiếp cận thị trường đầy tham vọng trong thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, dịch chuyển lao động và mua sắm chính phủ. Hiệp định cũng thiết lập các quy tắc rõ ràng giúp tạo ra một môi trường nhất quán, minh bạch và bình đẳng để kinh doanh tại các thị trường CPTPP, với các chương dành riêng cho các vấn đề chính như rào cản kỹ thuật đối với thương mại, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, quản lý hải quan, minh bạch và doanh nghiệp nhà nước.

Các nhóm nghĩa vụ tạm hoãn trong Hiệp định bao gồm: “11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng.”

CPTPP cũng tương tự như TPP, là một hiệp định mang tính bước ngoặt, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu. Có 5 đặc điểm nổi bật của Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương:

Thứ nhất, tiếp cận thị trường một cách toàn diện. Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên.

Thứ hai, tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết. Hiệp định TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.

Thứ ba, giải quyết các thách thức mới đối với thương mại. Hiệp định TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề

mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.

Thứ tư, bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại. Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại.

Hiệp định bao gồm các cam kết nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ về Hiệp định, tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định mang lại và nêu lên những thách thức đáng chú ý tới chính phủ các nước thành viên. Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và nâng cao năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các bên đều có thể đáp ứng được những cam kết trong Hiệp định và tận dụng được đầy đủ những lợi ích của Hiệp định.

Thứ năm, Nền tảng cho hội nhập khu vực. Hiệp định TPP được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã khái quát những vấn đề hải quan đặt ra đối với hàng hoá xuất khẩu theo các hiệp định thương mại. Các cam kết cơ bản về vấn đề hải quan trong các hiệp định thương mại tuân theo các quy định của WTO. Các vấn đề hải quan ngoài việc tạo thuận lợi cho tự do hoá thương mại như mục đích của các hiệp định hướng tới, cũng là cần thiết đối với mỗi quốc gia để bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Tham gia các hiệp định thương mại, hàng hoá xuất khẩu của mỗi quốc gia có điều kiện thuận lợi gia nhập nhiều thị trường mới, được hưởng các ưu đãi thuế từ các quốc gia thành viên từ đó tăng khả năng cạnh tranh của các hàng hoá xuất khẩu của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, các vấn đề hải quan cũng đặt ra đối với hàng hoá xuất khẩu những rào cản. Chương 2 sẽ đề cập cụ thể đến các vấn đề hải quan đặt ra đối với hàng hoá xuất khẩu theo CPTPP. Từ đó ta sẽ có cái nhìn trực quan hơn để nắm bắt cơ hội và hoá giải các khó khăn.

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ HẢI QUAN ĐẶT RA ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ VIỆT NAM XUẤTKHẨU THEO CPTPP

Một phần của tài liệu Những vấn đề hải quan đặt ra đối với hàng hoá xuất khẩu theo cptpp (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)