CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
2.2 Đánh giá tác động của các vấn đề hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu
2.2.1 Tác động tích cực đối với hàng hoá xuất khẩu
Các ưu đãi thuế quan có tác động mạnh mẽ đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Đây là tác động dễ thấy nhất mà CPTPP mang lại cho xuất khẩu Việt Nam. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam dễ dàng gia nhập các thị trường mới, đặc biệt là những sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản, dệt may… Các ưu đãi có hiệu lực từ khi hiệp định CPTPP có hiệu lực, trong đó, nhóm lợi ích phổ biến nhất vẫn là thuế quan, và đáng kể nhất là cơ hội từ thị trường mới như Canada, Mexico.
Biện pháp phi thuế quan được áp dụng tại một số quốc gia như rào cản thương mại đối với hàng hoá vì tính chất thiếu minh bạch. Do đó, các cam kết về biện pháp phi thuế quan trong CPTPP đã nhắc lại và nhấn mạnh các nguyên tắc, nghĩa vụ không
phân biệt đối xử, công khai-minh bạch, từ đó giúp hạn chế tác động tiêu cực của hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quốc tế. Tuy nhiên, tác động này không cụ thể, và với những mục đích đưa ra đều chính đáng, các quốc gia vẫn duy trì các biện pháp phi thuế quan như một loại rào cản thương mại.
Mặc dù biện pháp phi thuế quan đặt ra nhiều trở ngại cho hàng hoá xuất khẩu nhưng từ thực tiễn có thể thấy; các biện pháp kiểm dịch động thực vật, các biện pháp kỹ thuật đối với thương mại cũng là thước đo chất lượng của hàng hoá. Thước đo này là những tiêu chuẩn khắt khe của hàng hóa. Hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn để được hưởng các gói lợi ích từ hiệp định, cũng tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao được chất lượng sản phẩm.
2.2.2 Tác động tiêu cực đến hàng hoá xuất khẩu
Việc thuế quan giảm mạnh dẫn đến Việt Nam gia tăng xuất khẩu đến CPTPP, khiến cán cân thương mại thặng dư. Có nghĩa là, đối với các nước CPTPP nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, nhiều nước sẽ có cán cân thương mại thâm hụt trong thương mại hàng hoá với Việt Nam. Điều này cũng gây nên áp lực cho chính các quốc gia này. Do đó, trong khi các biện pháp thuế quan đã được cam kết cắt giảm rõ ràng, thì do tính trừu tượng của các biện pháp phi thuế quan, hàng hoá xuất khẩu đến các thị trường CPTPP có thể bị kiểm tra khắt khe hơn; và các biện pháp phòng vệ thương mại có thể được thi hành, gây cản trở đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá đến các thị trường này.
Về các biện pháp TBT và SPS trong CPTPP nói riêng thường khó đo lường và định lượng vì vậy hàng hoá xuất khẩu cũng rất khó để đáp ứng các tiêu chí. Đặc biệt, đến với hiệp định CPTPP, không có các ưu đãi riêng cho các nền kinh tế ở trình độ phát triển khác nhau. Do đó, cho dù trình độ phát triển kinh tế còn khá nhiều chênh lệch thì Việt Nam- một nền kinh tế chậm phát triển nhất trong số các nước tham gia CPTPP, cũng không có bất kỳ ngoại lệ nào. Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho kinh tế Việt Nam nói chung và các ngành sản xuất nội địa nói riêng khi phải tiếp nhận luồng hàng từ nhiều quốc gia với ít các ràng buộc hàng hoá hơn.
Những quốc gia đang phát triển nhưng có lượng hàng hoá xuất khẩu nhiều như Việt Nam luôn bị kiểm soát chặt chẽ tại hải quan các nước phát triển. Bởi vì, các nước
đang phát triển trong khối CPTPP chưa có đủ trình độ và công nghệ, quy trình còn lạc hậu, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề các nước phát triển thường yêu cầu các nước đang và kém phát triển phải đáp ứng các quy định rất chặt chẽ liên quan tới môi trường. Điều này gây khó khăn hơn cho hàng hoá xuất khẩu để hưởng các ưu đãi. Điển hình là Nhật Bản vẫn luôn được biết đến là quốc gia khó tính trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là ngành thuỷ sản. Hơn nữa, thuỷ sản lại là ngành thế mạnh của Việt Nam.
Từ thực tế có thể thấy, một khi hàng thủy sản Việt Nam bị trả lại hay có nghi ngờ về dư lượng các chất không được phép sử dụng tại một thị trường thì lập tức các thị trường khác cũng có những hành động kiểm tra chặt chẽ hơn đối hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, có một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại nằm trong danh sách các mặt hàng áp dụng hạn ngạch của Nhật Bản như: da giày, gạo, thủy sản… Ngoài ra, cũng cần quan tâm đặc biệt đến các quy định SPS của Australia và New Zeeland vì những quy định nghiêm ngặt trong kiểm dịch động thực vật của các quốc gia này.
Việt Nam tuy đã đạt thặng dư thương mại với hầu hết các đối tác trong CPTPP, tuy nhiên quan hệ đối tác thương mại lâu năm và quan trọng nhưSingapore, Malaysia, Nhật Bản thì Việt Nam đang bị thâm hụt thương mại. Đồng thời, tốc độ tăng nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu lại đến từ các nước ngoài CPTPP như Trung Quốc, Hàn Quốc… Đó là lí do nhiều doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu cấu thành sản phẩm để đáp ứng CO trong CPTPP. Ví dụ, đối với ngành dệt may, ngành xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam thì nguyên liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc (khoảng 24%), Hàn Quốc (chiếm 23%) và Nhật Bản (chiếm 8.89%)…
Tóm lại, bởi vì thuế quan được cắt giảm sâu nên các nước nhập khẩu thành viên thường đưa ra những tiêu chuẩn kỹ thuật cao, quy định khắt khe hơn đối với hàng hoá nhập khẩu với mục đích bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, bản chất của các biện pháp phi thuế quan này được áp dụng như một loại rào cản thương mại. Vì vậy, Việt Nam cần có các biện pháp để tận dụng được cơ hội từ các gói ưu đãi hiệp định mang lại, góp phần thúc đẩy xuất khẩu sang các quốc gia này.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã làm rõ các vấn đề hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu trong CPTPP. Ưu đãi thuế quan là điểm nổi bật nhất của CPTPP khi mức cam kết cắt giảm thuế quan lên đến 98% số dòng thuế, đặc biệt là các ưu đãi thuế quan từ 2 thành viên Mexico và Canada. Các biện pháp phi thuế quan liên quan đến hàng hoá xuất khẩu (quy tắc xuất xứ, biện pháp kiểm dịch động thực vật, biện pháp kỹ thuật, phòng vệ thương mại) được đề cập trong CPTPP có những điểm mới riêng, nhưng đều căn cứ theo các quy định của WTO. Ba năm kể từ khi Hiệp định được thực thi tại Việt Nam, việc thực thi các vấn đề hải quan trong CPTPP có những thúc đẩy rõ rệt đối với “xuất khẩu hàng hoá”, minh chứng là cán cân của Việt Nam thặng dư đối với phần lớn các quốc gia, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thích ứng được các thị tường mới. Ngoài ra, hàng hoá cũng được tạo thuận lợi rõ rệt nhờ tính minh bạch và cụ thể trong các cam kết về biện pháp phi thuế quan. Tuy nhiên, việc khó xác định các biện pháp về kiểm dịch động thực vật, biện pháp kỹ thuật với hàng hoá hay việc áp dụng phòng vệ thương mại khiến phát sinh nhiều chi phí, cản trở hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam và các doanh nghiệp cũng e dè hơn trong việc xuất khẩu theo CPTPP.