CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
2.1 Các vấn đề hải quan đặt ra đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu theo
2.1.2 Các cam kết về biện pháp phi thuế quan trong CPTPP
Cũng tương tự như quy tắc xuất xứ trong các FTA khác, theo CPTPP, một sản phẩm được coi là có xuất xứ CPTPP nếu thuộc một trong ba trường hợp: có xuất xứ thuần túy; hàng hóa được sản xuất toàn bộ trong khu vực CPTPP và chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ từ CPTPP; hàng hóa được sản xuất tại CPTPP sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ CPTPP nhưng đáp ứng được các quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng.
Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng gồm 3 quy tắc: quy tắc chuyển đổi mã hàng hóa, quy tắc hàm lượng giá trị nội khối, quy tắc công đoạn sản xuất. Yêu cầu về quy tắc xuất xứ cho các sản phẩm khác nhau có thể khác nhau. Trong một số trường hợp ngoại lệ, phương pháp cộng gộp hay Deminimis được áp dụng.
Là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong CPTPP có một số quy định mới đáng chú ý:
- Quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa: bộ hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu mỗi hàng hóa trong bộ hàng hóa được coi là có xuất xứ và cả bộ hàng hóa và các hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ. De-minimis trong CPTPP có thể không giống trong các FTA khác khi tỷ lệ này trong CPTPP là 10% trị giá của bộ hàng hóa đó.
- Công thức tính RVC: ngoài công thức tính RVC gián tiếp và RVC trực tiếp, riêng đối với mặt hàng ô tô và phụ tùng ô tô, trong CPTPP còn quy định thêm công thức tính RVC theo giá trị tập trung và công thức tính RVC theo chi phí tịnh.
- “De Minimis” trong CPTPP quy định mức “linh hoạt” cho phép nguyên liệu không có xuất xứ và không đáp ứng được quy tắc Chuyển đổi mã số hàng hóa ở mức tối đa 10% so với trị giá của hàng hóa thì vẫn được coi là có xuất xứ. Riêng đối với hàng dệt may, tỷ lệ này ở mức tối đa 10% trọng lượng của hàng hóa hoặc 10% trọng lượng của loại sợi hoặc vải quyết định phân loại mã số hàng hóa.
Ngoài ra, thủ tục chứng nhận xuất xứ trong CPTPP cũng là điểm nổi bật so với các FTA trước đây. Cơ chế tự chứng nhật xuất xứ được yêu cầu trong thủ tục chứng nhận xuất xứ của CPTPP. Theo đó, đối tượng được tự chứng nhận xuất xứ được mở rộng ra cả ba bên có mối quan hệ với hàng hoá xuất khẩu là người nhập khẩu, người xuất khẩu và người sản xuất. Như vậy, thủ tục chứng nhận xuất xứ sẽ dễ dàng, đơn giản và ít thủ tục hơn khi các bên xuất khẩu không cần thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp CO. Điều này đặc biệt sẽ là một bước cải thiện đối với xuất khẩu của Việt Nam, để hàng hoá Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan từ hiệp định.
Ngoài ra, đối với hàng hoá có xuất xứ CPTPP mà trị giá hải quan không vượt quá 1000 USD sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định mà không cần giấy chứng nhận xuất xứ.
2.1.2.2 Các cam kết trong CPTPP về biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật
Cam kết SPS về biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật trong CPTPP nhắc lại các nghĩa vụ trong hiệp định SPS của WTO. Quy định SPS trong CPTPP không có sự hạn chế quyền của các nước thành viên trong việc áp dụng các biện pháp SPS để bảo vệ sức khỏe của con người động vật thực vật trên lãnh thổ nước mình nhưng tương tự như hiệp định SPS của WTO, các nước được yêu cầu phải đảm bảo các biện pháp này có các căn cứ khoa học. Khi đó, các biện pháp được áp dụng phải ở mức cần thiết không gây cản trở đến thương mại và không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm nội địa và sản phẩm nước ngoài.
CPTPP tăng cường tính minh bạch cho các biện pháp an toàn và kiểm dịch thông qua việc mở rộng hợp tác và tham vấn kỹ thuật. CPTPP cũng cam kết sâu hơn hiệp định về: quy trình phân tích khoa học và rủi ro về thanh tra FPS; về việc kiểm tra chuyên ngành FPS khi nhập khẩu; về việc biện pháp SPS khẩn cấ.
Cam kết của các nước CPTPP về các biện pháp SPS là việc thực thi các biện pháp này phải dựa trên các tiêu chuẩn khoa học và căn cứ quốc tế hoặc dựa trên kết quả đánh giá rủi ro một cách khách quan. Mọi quy trình đều yêu cầu tính minh bạch, rõ ràng và tạo cơ hội cho các nước CPTPP được đưa ra ý kiến. Nếu đã căn cứ trên các cơ sở khoa học minh bạch để đánh giá rủi ro và dẫn đến kết quả nước nhập khẩu ban hành biện pháp SPS cho hàng nhập khẩu thì lúc này biện pháp đó phải được áp dụng một cách hợp lý về thời gian.
Kiểm tra chuyên ngành SPS khi nhập khẩu được thực hiện theo hiệp định SPS của WTO. Theo đó, các nước CPTPP chỉ thực hiện kiểm tra khi có căn cứ rằng việc nhập khẩu gây tác động xấu đến nước nhập khẩu. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo quy trình với phương pháp, thiết bị theo các tiêu chuẩn quốc tế. Việc đưa ra quyết định thi hành các biện pháp sau khi đã kiểm tra chuyên ngành phải được thông báo trong muộn nhất là 7 ngày cho các bên liên quan như người nhập khẩu, người xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Trong thông báo phải nêu rõ nguyên nhân cấm, hạn chế nhập khẩu, căn cứ pháp lý hiện trạng hàng hóa liên quan và cách thức xử lý nếu có.
Tương tự như quy định của WTO, các thành viên CPTPP có quyền được áp dụng các biện pháp SPS khẩn cấp cần thiết để bảo vệ tính mạng sức khỏe con người động thực vật với yêu cầu áp dụng là phải đảm bảo các thông báo nhanh chóng cho các nước thành viên. Tuy nhiên, việc áp dụng này phải được rà soát lại sau sáu tháng dựa trên các căn cứ khoa học và nếu sau rà soát vẫn tiếp tục duy trì biện pháp này thì phải định kỳ rà soát lại.
2.1.2.3 Các cam kết trong CPTPP về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại Cam kết TBT của CPTPP bao gồm các cam kết nhấn mạnh yêu cầu của WTO về nguyên tắc thực thi hàng rào kỹ thuật đối với thương mại. Tương tự các biện pháp SPS, biện pháp TBT khi áp dụng phải dựa trên các căn cứ khoa học xác đáng, phải
lấy ý kiến bình luận khi soạn thảo, áp dụng một cách công bằng và không phân biệt đối xử; và thêm một số cam kết riêng về thời gian lấy ý kiến tối thiểu, về độ trễ hợp lý giữa thời điểm ban hành và thời điểm có hiệu lực thi hành của các tiêu chuẩn TBT mớ.
Các cam kết mới trong CPTPP liên quan tới quy trình đánh giá sự phù hợp; yêu cầu về nội dung các tiêu chuẩn CPTPP đối với một số sản phẩm cụ thể.
- Về quy trình đánh giá sự phù hợp: các nước không được đối xử phân biệt giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp đặt trụ sở tại các nước CPTPP với các tổ chức đặt trụ sở tại lãnh thổ nước mình, không được yêu cầu các tổ chức đánh giá sự phù hợp phải đặt trụ sở hay là văn phòng đại diện trên lãnh thổ nước mình.
- Với một số hàng hóa cụ thể như rượu vang và đồ uống chưng cất, các sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm đóng gói và phụ gia thực phẩm, sẽ có những ràng buộc khi ban hàng biện pháp TBT với các sản phẩm này. Lý do là vì các nhóm hàng hóa này là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của một số nước trong CPTPP, việc quy định các ràng buộc giúp hạn chế việc các quy định TBT sẽ được sử dụng như biện pháp cản trở việc nhập khẩu các sản phẩm này.
2.1.2.4 Các cam kết trong CPTPP về biện pháp phòng vệ thương mại
Chương 6 trong văn kiện Hiệp định CPTPP đề cập đến các biện pháp phòng vệ thương mại nói chung, bao gồm các quy định về biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp, biện pháp tự vệ.
CPTPP nhấn mạnh lại các nguyên tắc của WTO trong Hiệp định về biện pháp tự vệ. Thêm vào đó, cam kết trong CPTPP bổ sung thêm một quy trình tự vệ mới.
Theo đó, các nước CPTPP có thể duy trì 2 nhóm biện pháp tự vệ, bao gồm tự vệ toàn cầu như WTO đã quy định và tự vệ trong thời gian chuyển đổi- biện pháp tự vệ riêng của CPTPP.
Với các cam kết CPTPP, biện pháp tự vệ toàn cầu cũng được quy định. Theo đó, một nước thuộc thành viên CPTPP sẽ không bị áp dụng một biện pháp tự vệ toàn cầu khi nó được một nước thành viên khác áp dụng. Trong thời gian các chuyển đổi
CPTPP, nước thành viên được cho phép tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ chỉ đối với hàng hóa của một hoặc nhiều nước thành viên CPTPP khác, nếu việc cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa đó dẫn đến lượng nhập khẩu gia tăng đột biến và gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với các ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu.
Khi hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đến một thị trường nước CPTPP gia tăng bất thường và gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với các ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu thì các biện pháp tự vệ sẽ bị áp dụng: Tạm dừng cắt giảm thuế quan theo lộ trình cắt giảm thuế quan hoặc tăng thuế quan của sản phẩm đến mức thuế MFN là các biện pháp tự vệ được áp dụng trong trường hợp này. Biện pháp tự vệ này được áp dụng không quá hai năm và có thể được gia hạn thêm một năm nếu cần thiết.
Mặt khác, sẽ có khoản đền bù mà nước áp dụng dành cho các nước bị áp dụng cho những thiệt hại do việc áp dụng biện pháp tự vệ này gây ra. Đối với khoản đền bù này sẽ do hai bên thống nhất với nhau, trong trường hợp không thống nhất được thì thành viên bị áp dụng biện pháp tự vệ có thực hiện hành động tương tự như hành động trả đũa.
Không giống với biện pháp tự vệ, trong CPTPP không có cam kết mới về cơ chế đối với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà chủ yếu chỉ nhắc định các quy định về các biện pháp này của WTO, thêm các bổ sung cam kết về hợp tác, tính minh bạch trong quy trình điều tra và áp dụng. Trong đó, đáng kể nhất là việc Việt Nam đã được Canada và Mexico công nhận là nền kinh tế thị trường trong các vụ kiện điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp.
2.1.5 Thực trạng thực thi các biện pháp phi thuế quan trong CPTPP đối với hàng hoá xuất khẩu
Hiệp định CPTPP có hiệu lực, hàng hoá xuất khẩu đến các thị trường nước thành viên được hưởng mức ưu đãi cao như các cam kết trước đó. Tuy nhiên, để hưởng lợi từ các ưu đãi này, hàng hoá phải đảm bảo quy tắc xuất xứ.
Theo số liệu thống kê, năm 2019, C/O mẫu CPTPP được sử dụng trong thương mại còn ở mức thấp- dưới 2%, vì chủ yếu chỉ có Mexico và Canada- hai thị trường lần đầu có quan hệ FTA với Việt sử dụng mẫu C/O này: Số lượng C/O mẫu CPTPP
được cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang Canada đạt 314 triệu USD, chiếm tỷ lệ 8,03%
so với tổng kim ngạch 3,91 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này. Tương tự với Mexico lần lượt là 205 triệu USD, chiếm tỷ lệ 7,26% trong tổng số 2,83 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu sang Mexico.
Năm 2021, tỷ lệ được cấp CO mẫu CPTPP đạt 6,34%, tương đương 2514,72 C/O được cấp trên kim ngạch xuất khẩu đến thị trường CPTPP là 39650,01 triệu USD.
Có thể thấy, phần trăm hàng hoá xuất khẩu có sử dụng C/O của hiệp định CPTPP năm 2021 đã cao hơn so với năm đầu CPTPP có hiệu lực, tuy nhiên, tỷ lệ này không cao. Lý do chính là do CPTPP không phải là Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên và duy nhất mà các quốc gia CPTPP có với Việt Nam. Ngoài ra, các FTA đã từng có trước đó có các quy tắc xuất xứ thuận lợi hơn và mức thuế suất ưu đãi cũng tốt hơn so với CPTPP trong thời điểm hiện tại. Lý do khác cho việc sử dụng CO mẫu CPTPP còn thấp là bởi các doanh nghiệp có hàng hoá xuất khẩu không có hiểu biết về các quy định của hiệp định.
Đối với biện pháp chống bán phá giá, tính trong năm 2021, có 2 vụ kiện chống bán phá giá từ các nước thành viên CPTPP đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, trên tổng số 7 vụ kiện chống bán phá giá, giảm 6 vụ so với năm 2020. Những sản phẩm bị điều tra chống bán phá giá bao gồm:
Hình 2.1: Thống kê các vụ kiện điều tra chống bán phá giá đối với hàng hoá Việt Nam tại thị trường các nước CPTPP
Năm Mặt hàng bị kiện Nước kiện
2021 Sản phẩm thép mạ Mexico
2021 Ống đồng Australia
2020 Ghế bọc đệm Canada
2020 Thép chống ăn mòn Canada
2020 Thép cốt bê tông Canada
2020 Thép không gỉ cán nguội Malaysia
2020 Sản phẩm PET Malaysia
2020 Thép mạ nhôm, kẽm có chiều rộng nhỏ hơn 600mm Australia
2020 Dây đai thép phủ màu Australia
2020 Thép mạ nhôm, kẽmcó chiều rộng từ600mm trở
lên Australia
2020 Ống và ống dẫn bằng thép Australia
2020 Thép mạ nhôm kẽm Malysia
Nguồn: Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại-VCCI Có thể thấy, các vụ điều tra chống bán phá giá các nước CPTPP thực hiện với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam hầu hết đều là các sản phẩm từ nhôm, thép. Trong đó, Australia và Malaysia là 2 quốc gia thường xuyên tiến hành điều tra chống bán phá giá các sản phẩm này của Việt Nam.