Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Những vấn đề hải quan đặt ra đối với hàng hoá xuất khẩu theo cptpp (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẠO THUẬN LỢI ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN CHO HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THEO

3.4 Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước

Trước tiên, để có thể phổ biến kiến thức về CPTPP, các cán bộ cũng phải nâng cao hiểu biết về các quy định CPTPP liên quan đến xuất xứ hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, biện pháp kỹ thuật… Từ đó, mở các chương trình phổ biến các quy định trong các hiệp định thương mại tự do nói chung và CPTPP nói riêng doanh nghiệp nắm bắt được thông tin, chủ động trong tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để vượt qua các rào cản phi thuế quan của nước nhập khẩu.

Ngoài ra, sự có mặt và vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt là các Hiệp hội ngành hàng có hàng hóa xuất khẩu chủ lực sang các thị trường lớn như “Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Da giày Việt Nam” cũng cần được đẩy mạnh… Các Hiệp hội doanh nghiệp chính là cầu nối cho các ngành sản xuất trong nước với thị trường tiêu thụ tại nước ngoài, đưa ra những phán đoán chính xác và cảnh báo sớm cho doanh nghiệp.

3.4.2 Hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề

Trong thời hội nhập thương mại, sản phẩm muốn gia nhập và cạnh tranh với sản phẩm trên thị trường quốc tế cần nâng cao chất lượng. Điều này không thể đơn phương thực hiện từ phía doanh nghiệp mà còn cần sự hỗ trợ đến từ các cơ quan nhà nước. Nhà nước cần phổ cập kiến thức cho các doanh nghiệp, trong việc đầu tư đổi

mới công nghệ, tăng cường trang thiết bị, kỹ thuật mới, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế… để nâng cao sức cạnh tranh.

Nâng cao tay nghề, kỹ thuật sản xuất cho người lao động- người trực tiếp tham gia sản xuất là yếu tố quyết định, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, thực phẩm... Tuy nhiên, người lao động thường ít có kiến thức chuyên môn nên cần các hoạt động hỗ trợ từ các cán bộ cơ sở: Mở các lớp tập huấn tại địa phương nâng cao kiến thức về quy trình kỹ thuật sản xuất cho người lao động. Đối với nông nghiệp, thuỷ sản là lĩnh vực quan trọng và vô cùng nhạy cảm khi xuất khẩu, cần hướng dẫn người dân cách áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất. Điều này giúp hạn chế các trường hợp nông sản hay thuỷ sản bị trả về và thiệt hại toàn bộ do không đáp ứng các quy định của nước nhập khẩu.

3.4.3 Hỗ trợ kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế Những năm đầu khi Việt Nam cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế, hàng hoá của Việt Nam, đặc biệt là nông sản, thuỷ sản đã gặp rất nhiều khó, nhiều hàng hoá bị trả về, nhiều mặt hàng bị điều tra trong nhiều năm, gây rất nhiều thiệt hại. Một phần nguyên nhân cho vấn đề này nằm ở quy trình sản xuất, khi hầu hết các quốc gia đều có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quy trình vệ sinh, kiểm dịch, an toàn thực phẩm. Thêm vào đó, các quy định này luôn biến đổi, do đó để hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có thể dễ dàng thích ứng được, các doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ trong công tác xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn quốc tế.

Bằng công tác này, Nhà nước có thể dễ dàng kiểm soát được hoạt động xuất khẩu hàng hóa để có các tác động kịp thời nhằm tránh các trường hợp sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vi phạm các quy định về hải quan của nước nhập khẩu.

3.3.4 Quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu trong nước

Vấn đề đang đặt ra cho hàng hoá xuất khẩu là vấn đề đáp ứng nguồn gốc xuất xứ. Do đó, cần quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là biện pháp để các sản phẩm xuất khẩu chủ lực có thể tận dụng các ưu đãi thuế quan. Giải pháp này sẽ tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, giảm bớt và dần loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài.

Ví dụ, đối với ngành dệt may xuất khẩu- chủ lực của Việt Nam, việc chuyển đổi vùng nhập khẩu nguyên liệu là điều không đơn giản đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, mà cần đến sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Đồng thời, việc quy hoạch cũng phải theo một lộ trình hợp lý để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể từ từ thích nghi.

Tóm tắt chương 3

Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đến thị trường các nước CPTPP là rất lớn. Đó là tiềm năng từ thị trường tiêu thụ lớn, thu nhập bình quân đầu người cao, từ các chính sách tạo thuận lợi của các Chính phủ. Từ việc tìm hiểu các quy định về thuế quan và phi thuế quan trong chương 2, có thể thấy, ngoài những cơ hội mà Hiệp định CPTPP mang lại, hàng hoá xuất khẩu còn gặp các trở ngại của phi thuế quan.

Do đó, để tận dụng các cơ hội cũng như vượt qua được qua được các rào cản trong CPTPP, cần có sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước cùng các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình có sản phẩm xuất khẩu. Chương 3 đã đưa ra các giải pháp đối với cả Nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu để nâng cao chất lượng hàng hoá Việt Nam, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ và các quy định phi thuế quan khác.

Một phần của tài liệu Những vấn đề hải quan đặt ra đối với hàng hoá xuất khẩu theo cptpp (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)