CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT KIẾN THỨC TÀI CHÍNH VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.3. Tổng quan nghiên cứu
Hiểu biết về TCCN đã trở thành đề tài nghiên cứu cấp thiết trên thế giới trong thập kỷ gần đây theo với nhiều nghiên cứu trong nước và nước ngoài, tuy nhiên mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết KTTC cá nhân lại chưa được nghiên cứu triệt để, hoặc những nghiên cứu không mang tính đồng nhất về kết luận do ảnh hưởng bới nhân tố nhân khẩu học, tác động xã hội, văn hóa đất nước.
1.3.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Hiểu được tầm quan trọng của hiểu biết về tài chính, một số lượng lớn các nhà nghiên cứu học thuật, các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức liên quan đã tìm ra nhiều cách khác nhau để đo lường nhằm khám phá mức độ hiểu biết KTTC của các nhóm đối tượng nhất định ở quốc gia, khu vực hoặc trên thế giới của họ. Những nghiên cứu được khai thác sâu trên nhiều khía cạnh và đa dạng vấn đề xoay quanh, tiêu biểu:
Những nghiên cứu về hiểu biết tài chính
Các bài nghiên cứu của Alessie et al. (2008), Guiso & Jappelli (2008), Banks et al. (2009) hay McArdle et al. (2009) đã phát hiện ra khía cạnh rằng hiểu biết về tài chính có mối tương quan tích cực với tích lũy tài sản của các cá nhân ở mức độ
đáng kể. Nghiên cứu của Jere R. Behrman et al (2012) cũng cho ra kết quả tương tự.
Điều thú vị là bên cạnh những kết quả nghiên cứu đó, những công dân hiểu biết về tài chính cũng được chứng minh là động lực cho sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào theo nhận định của cỏc nhúm tỏc giả Beck, Demirgỹỗ-Kunt & Levine (2009);
Naoyuki Yoshino & cộng sự (2015), đặc biệt là sự tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi (Faboyede và cộng sự, 2015).
OECD (2012) đã thiết kế bộ câu hỏi đo lường HBTC bằng phương pháp dựa trên khảo sát để xác định trình độ HBTC. Các câu hỏi có thể khác nhau tùy theo cách tiếp cận được áp dụng trong mỗi nghiên cứu. HBTC có thể được hiểu dưới nhiều định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào quan niệm của mỗi cá nhân cũng như nhà nghiên cứu. Năm 2013, nhóm tác giả Hilgert, Hogarth & Beverley đã đưa ra định nghĩa đơn giản nhất về hiểu biết về tài chính.
Những báo cáo nghiên cứu về nhân tố tác động đến mức độ hiểu biết tài chính Có nhiều bài báo, nghiên cứu đã ra đời với mục đích khám phá các yếu tố ảnh hưởng và quyết định HBTCcủa người dân dưới nhiều góc nhìn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Phần lớn trong số đó được thực hiện cho các nước phát triển, chẳng hạn như Ý, Thụy Điển, Hoa Kỳ và Úc. Một số ít nghiên cứu tập trung vào Indonesia, Ấn Độ,…, các nước có nền kinh tế đang phát triển. Các biến nhân khẩu học bao gồm nền tảng xã hội và mức độ phức tạp về tài chính của gia đình được phát hiện là có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ hiểu biết về tài chính của sinh viên (Ibrahim &
cộng sự, 2009; Lusardi & cộng sự, 2010). Phát hiện này phù hợp với tuyên bố của Ramasawmy et al. (2013) và Fatoki (2014) rằng các đặc điểm nhân khẩu học tương quan đáng kể với HBTC của các cá nhân. Clercqet al (2009) cũng đã từng chỉ ra giới tính, thu nhập cá nhân, kiến thức từ cha m có tác động mạnh mẽ đến mức độ HBTC của sinh viên đại học. Bên cạnh đó, các tài liệu nghiên cứu khác cũng mang quan điểm đồng tình rằng HBTC cá nhân của sinh viên bị ảnh hưởng bởi số năm học, ngành học, kinh nghiệm làm việc, công việc của cha m và sự phụ thuộc tài chính vào gia đình.
1.3.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Thông qua các tài liệu, có một nhóm lớn các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm ra các nhân tố tác động đến HBTC của cá nhân. Nghiên cứu tập trung vào sinh viên
cao đẳng và đại học, nhưng phần lớn chúng chỉ được thực hiện với phạm vi nhỏ, tương ứng khám phá mối quan hệ giữa GDTC và HBTC, các sinh viên mẫu chỉ đến từ một hoặc hai trường đại học. Bên cạnh đó, hầu hết chỉ tập trung vào các biến nhân khẩu học. Ngoài ra, có rất ít nghiên cứu đề cập đến HBTC ở cả mức độ cơ bản và nâng cao.
Những nghiên cứu về hiểu biết tài chính
Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Hải Yến đã đưa ra nghiên cứu đầu tiên và cũng là khảo sát chính thức khám phá mức độ hiểu biết về tài chính của sinh viên Việt Nam ở bậc đại học với chủ đề “Đánh giá kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam ở bậc đại học. Giáo dục và các yếu tố quyết định- sự cần thiết của Giáo dục tài chính”, đặt ra yêu cầu cấp thiết là nâng cao HBTC của người Việt Nam bằng cách đẩy mạnh GDTC. Đồng thời, cần đặc biệt chú trọng GDTC cho HSSV- thế hệ tương lai của đất nước.
Những nghiên cứu về nhân tố tác động đến mức độ hiểu biết tài chính
Phạm Thị Hoàng Anh & cộng sự (2021), “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiểhu biết tài chính của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội”; ThS. Lê Hoàng Anh & cộng sự (2019), “Nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính của sinh viên Việt Nam”;Nguyễn Thị Ngân Hà & Nguyễn Đỗ Quyên (2021), “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính của người trẻ tại Việt Nam”; Trần Nguyễn Minh Hải & cộng sự (2022), “Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến hiểu biết tài chính của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh”, Đinh Thị Thanh Vân & Nguyễn Thị Huệ (2016), “Đo lường và đánh giá các yếu tố tác động tới hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên”.
Các nghiên cứu khác liên quan đến hiểu biết tài chính
Một trong những cách hiệu quả để nâng cao hiểu biết về tài chính là xây dựng các chương trình GDTC. Bởi vậy cũng đã có một vài nghiên cứu và bài báo đưa ra thực trạng và kiến nghị vấn đề này như bài báo của Đặng Anh Tuấn & Khúc Thế Anh (2018) “Dân trí tài chính khu vực nông thôn Việt Nam”; đồng tác giả Ngô Chung & Lê Văn Hinh (2017) bài báo “ Dân trí về tài chính với phát triển hệ thống ngân hàng bền vững – một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”; Trần Thị Thanh Thu & Đào Hồng Nhung (2019) nghiên cứu “ Chương trình giáo dục tài
chính quốc gia trong bối cảnh số hóa ngành tài chính: Kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam” hay đề xuất của tác giả Trịnh Thị Phan Lan (2017) cho việc “Giáo dục tài chính cho trẻ em hướng tới phổ cập tài chính quốc gia”.
Các nghiên cứu thực nghiệm trên đã cho thấy, đây là chủ đề đang rất được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam xét từ nhiều góc độ, cấp bậc học. Bởi GDTC là một công cụ hiệu quả trong việc cải thiện HBTC, đặc biệt hiệu quả khi thực hiện trong giai đoạn cao đẳng, đại học để sinh viên có nhiều cơ hội tiếp xúc và độc lập hơn. Từ đó làm cơ sở để thúc đẩy tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia.
Tính mới của đề tài
Mỗi quốc gia, vùng miền, mỗi nền văn hóa và điều kiện cơ sở vật chất khác biệt với nhân tố nhân khẩu học khác nhau sẽ cho ra kết luận nghiên cứu khác nhau. So sánh cùng một vấn đề nghiên cứu nhưng kết quả nhận được phải gắn với điều kiện hoàn cảnh, không gian, thời gian nhất định. Tương tự, GDTC cho HSSV chỉ phát huy hiệu quả khi các chương trình, nội dung được điều chỉnh phù hợp với mức độ hiểu biết của người học. Vì vậy, trước khi mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện, việc nghiên cứu “mức độ hiểu biết KTTC” và “các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết KTTC của sinh viên HVNH” vô cùng cần thiết, từ đó xây dựng những chương trình, nội dung phù hợp với nhận thức sinh viên Học viện.
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Kiến thức tài chính là một trong bốn trụ cột tác động đến hiểu biết tài chính, Chương 1 đã đưa ra cơ sở lý luận về các khái niệm, vai trò, thang đo mức độ hiểu biết tài chính. Sau đó, dựa trên những bài báo, nghiên cứu trước đây của một số học giả, nhóm học giả, một số tổ chức tài chính trong và ngoài nước về hiểu biết tài chính đưa ra tổng quan về các nhân tố tác động mức độ hiểu biết KTTC của sinh viên nói chung, chỉ ra sự khác biệt giữa các lý luận, từ đó tìm ra tính mới của đề tài.
Cuối cùng dựa vào tiền đề các mô hình thực nghiệm của các tác giả trong những nghiên cứu trước đây triển khai và chạy mô hình ở chương 2.