Kiểm định sự khác biệt trung bình One-.way ANOVA

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết kiến thức tài chính của sinh viên (Trang 44 - 50)

CHƯƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT KIẾN THỨC TÀI CHÍNH CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết kiến thức tài chính của

3.3.3. Kiểm định sự khác biệt trung bình One-.way ANOVA

Để xác định rõ có sự khác biệt trung bình giữa các yếu tố (2) Năm học; (3) Kết quả học tập; (4) Ngành học; (5) Nơi ở hiện tại, (6) Nguồn tiếp cận thông tin tài chính; (10) Thảo luận về tài chính của phụ huynh với con cái và (11) Dạng KTTC được lồng ghép trong bài học từ nhà trường ) với biến phụ thuộc (FLS) điểm hiểu biết KTTC hay không, ta sử dụng kiểm định One-way ANOVA

Bảng 3.7: Kiểm định ANOVA một chiều về hiểu biết kiến thức tài chính

Tần

suất Trị TB Các kiểm định

Bạn là sinh viên năm mấy?

1) Năm nhất 42 .38 Kiểm định phương sai Levene Statistic Sig

2) Năm hai 48 .56 Giá trị 18.085 .000

3) Năm ba 47 .66 Kiểm định Robust Tests F Sig

4) Năm cuối 45 .84 Giá trị 8.133 .000

5) Đã ra trường 22 .86

GPA năm vừa rồi

1) Xuất sắc 16 .94 Kiểm định phương sai Levene Statistic Sig

2) Giỏi 56 .77 Giá trị 28.336 .000

3) Khá 97 .61 Kiểm định Robust Tests F Sig

4) Trung bình 35 .40 Giá trị 10.455 .000

Ngành học hiện tại

Khối kinh tế (1) 156 .67 Kiểm định phương sai Levene Statistic Sig

Còn lại (0) 48 .54 Giá trị 5.629 .019

Kiểm định ANOVA

F Sig

Tần

suất Trị TB Các kiểm định

Giá trị 2.769 . 048

Nơi cư trú hiện tại

Mất tiền (1) 146 .68 Kiểm định phương sai Levene Statistic Sig

Không mất tiền (0) 58 .53 Giá trị 8.347 .004

Kiểm định Robust Tests F Sig

Giá trị 3.867 .052

Bạn tiếp cận thông tin về tài chính từ nguồn nào?

1) Trường học 38 .39 Kiểm định phương sai Levene Statistic Sig

2) Gia đình 9 .33 Giá trị 9.246 .000

3) Tự tìm hiểu 48 .58 Kiểm định Robust Tests F Sig

4) Tổng hợp 109 .78 Giá trị 8.709 .000

Phụ huynh quan tâm và có các buổi thảo luận và chia sẻ kiến thức với con cái

Không (0) 132 .59 Kiểm định phương sai Levene Statistic Sig

Có (1) 72 .74 Giá trị 20.336 .000

Kiểm định Robust Tests F Sig

Giá trị 4.602 .033

Kiến thức tài chính được lồng ghép trong bài học từ nhà trường chủ yếu mang tính chất

1) KT lý thuyết 93 .57 Kiểm định phương sai Levene Statistic Sig

2) Thực hành 0 Giá trị 31.103 .000

3) KT lý thuyết+

thực hành

79 .81 Kiểm định Robust Tests F Sig

4) Không nhớ 32 .44 Giá trị 10.173 .000

Nguồn: Kết quả chạy mô hình do sinh viên tự thực hiện

Thứ nhất,có sự khác biệt về mức độ hiểu biết KTTC giữa những sinh viên có số năm học khác nhau. Kết quả trên cho thấy, sinh viên có số năm học càng cao hoặc đã ra trường càng có độ hiểu biết KTTC cao. Kết luận này phù hợp với nhận định của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến với chủ đề nghiên cứu (2014) tương tự. Tại HVNH, hầu hết các sinh viên theo khối ngành kinh tế đã được học về các môn tài chính đại cương từ năm nhất. Do đó, mức độ hiểu biết KTTC của sinh viên cũng sẽ tăng dần theo từng năm cùng với sự nâng cao hơn trong chương trình học những năm về sau.

Hơn thế nữa, sinh viên càng học lên cao càng được tiếp cận nhiều công cụ tài chính hữu ích. Ngay cả những sinh viên không theo khối ngành kinh tế, kiến thức của họ cũng được cải thiện và nâng cấp do nhu cầu tìm hiểu tài chính để tham gia thị trường càng cao. Còn đối với sinh viên năm nhất, tại Việt Nam, khi mới bước vào đại học, đa số sẽ gặp nhiều vấn đề trong quản lý chi tiêu hàng ngày và dễ gặp rủi ro tài chính bởi sự non nớt về kiến thức và kĩ năng quản lý TCCN. Do đó cần tự trau dồi và học hỏi thêm nhiều KTTC để thích nghi với môi trường mới, kiểm soát chi tiêu, nâng cao hiểu biết KTTC, tránh tình trạng” cháy túi”

Thứ hai, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hiểu biết KTTC giữa những sinh viên có học lực khác nhau. Kết quả của nghiên cứu cho thấy năng lực học tập của sinh viên có sự tác động cùng chiều đến hiểu biết KTTC, sinh viên Ngân hàng càng có điểm học tập cao càng có điểm hiểu biết KTTC cao, bất kể sinh viên đang theo học khoa gì. Nghiên cứu của Chen & Volpe (1998), Jariah & cộng sự (2004), Shim & cộng sự (2009), Sabri & cộng sự (2010), hay Barboza & cộng sự (2014) đã chứng minh mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa trình độ học tập và hiểu biết KTTC, rằng sinh viên có điểm trung bình tích lũy GPA cao hơn thì có mức độ hiểu biết KTTC tốt hơn. Các sinh viên được điểm GPA cao thường có xu hướng học hỏi KTTC từ bạn bè nhiều hơn những sinh viên có điểm GPA thấp.

Thứ ba, có sự khác biệt giữa điểm hiểu biết KTTC giữa những sinh viên thuộc khối ngành khác nhau.Phân tích ANOVA cho thấy có sự khác biệt giữa điểm trung bình về hiểu biết KTTC của sinh viên kinh tế và phi kinh tế, sinh viên thuộc khối ngành kinh tế sẽ có điểm hiểu biết KTTC cao hơn. Phát hiện này tương tự với kết luận phân tích các tác giả Chen & Volpe (1998), Beal & Delpachitra (2003), Peng et

al. (2007), Robb & Sharpe. (2009), Almenberg & Sọve Sửderbergh.(2011), Ning Tanga & Paula C. Peter (2015).

Thứ tư,không có sự khác biệt trung bình giữa các mức điểm hiểu biết KTTC về yếu tố nơi cư trú khác biệt của sinh viên. Như vậy, dù sinh viên Ngân hàng hiện đang ở nơi mất phí hay không mất phí tiền nhà, cũng không có sự khác biệt điểm hiểu biết KTTC. Kết quả này tương tự với nhận định nghiên cứu của Kharchenko- Olga (2011), Farrah Yasmin (2014), Sekar.M và Gowri. M (2015), Lereko Rasoaisi và Kalebe M. Kalebe (2015), v.v, nhưng không được đồng tình với kết quả nghiên cứu của Cole et al. (2008) và Nguyễn Thị Hải Yến (2014) về nhận định khu vực cư trú là một trong những yếu tố dự báo về hiểu biết KTTC của sinh viên.

Thứ năm, có khác biệt về mức độ hiểu biết KTTC giữa những sinh viên có nguồn tiếp cận thông tin tài chính khác nhau, mức độ hiểu biết KTTC tốt nhất khi sinh viên nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn: gia đình, trường học, thông tin đại chúng và kinh nghiệm tự tích lũy… Nidar & Bestari (2012) cũng từng nghiên cứu và chỉ ra rằng, việc sinh viên xem và tham gia cộng đồng liên quan đến quản lý TCCN, tham gia hội thảo/khóa học/đào tạo…liên quan đến tài chính/ quản lý TCCN có ảnh hưởng đáng kể đến hiểu biết KTTC. Trong 204 phiếu khảo sát hợp lệ, có 53,4%

sinh viên Ngân hàng tiếp cận thông tin tài chính từ nhiều nguồn: gia đình, bạn bè, trường học, nắm bắt thông tin qua kiến thức sách báo, Internet hay tự tích lũy khi đi làm thêm/ khởi nghiệp... Điều này chứng tỏ, khi sinh viên được nguồn thông tin này truyền tài càng nhiều KTTC đúng đắn thì hiểu biết KTTC càng được trang bị đầy đủ hơn.

Thứ sáu, mức độ quan tâm và thảo luận tài chính của phụ huynh với con cái khác nhau sẽ cho kết quả khác biệt về mức độ hiểu biết KTTC mỗi sinh viên. Phân tích ANOVA cho thấy điểm hiểu biết KTTC càng tăng khi gia đình càng quan tâm và có buổi thảo luận với con cái. Heckman và Grable (2011) kiểm tra vai trò của cha m đối với thái độ nợ của học sinh, nhận thấy rằng cha m đóng một vai trò không thể thiếu trong thái độ của con họ về kiến thức TCCN và tín dụng. Singh và Kumar (2017) cũng xác nhận tầm quan trọng của việc thảo luận gia đình và tham gia vào các vấn đề tài chính như một phương tiện để trao quyền cho phụ nữ hiểu biết về tài chính. Phát hiện này phù hợp với đặc điểm của Việt Nam khi phụ nữ là

người luôn đồng hành, chia sẻ với con trong mọi vấn đề, đồng thời cũng cho thấy sự tin cậy trong việc thu hút sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào việc GDTC cho học sinh nhà trường. Nhận thức tài chính của con trẻ phần nào bị tác động trực tiếp bởi cha m , vì vậy, các phụ huynh cần hiểu rõ điều này và không ngừng nâng cao KTTC cho chính mình.

Thứ bảy,có sự khác biệt về điểm hiểu biết KTTC giữa những sinh viên được tiếp cận với loại kiến thức khác nhau: lý thuyết/ thực hành thực tiễn/ tổng hợp kiến thức lý thuyết và thực hành thực tiễn. Sự khác biệt này nhận được sự đồng tình từ kết quả nghiên cứu của Peng (2008), Mundy (2009), Nidar & Bestari (2012), khẳng định kiến thức quản lý TCCN từ các lớp chính quy tại trường có tác động đáng kể và tích cực đến kiến thức, hành vi và thái độ tài chính của sinh viên. Mức độ hiểu biết KTTC càng được nâng cao khi sinh viên được tiếp cận, học hỏi và giảng dạy bởi cả kiến thức lý thuyết và thực tế kết hợp thực hành thực tiễn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Tổng kết bảng khảo sát, câu trả lời hợp lệ nhận được chiếm phần lớn là nữ giới, là các sinh viên năm 2, học lực kì vừa rồi ở mức Khá, thuộc khối ngành kinh tế, chủ yếu từ thành phố khác đến Hà Nội để học tập và được tiếp cận thông tin tài chính từ nguồn tổng hợp: gia đình, nhà trường, internet, sách báo hay tự tích lũy được khi đi làm thêm hay Start-Up; các yếu tố về sự quan tâm, thảo luận tài chính của gia đình với KTTC cho con cái là chưa cao hay việc lồng ghép các KTTC vào bài giảng tại Học viện còn mang nhiều tính lý thuyết hơn những giáo dục thực tế cho sinh viên.

Thông qua phân tích mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistics và kiểm định One-way ANOVA đã cho thấy đâu là yếu tố thực sự tác động, chiều hướng tác động của các biến liên quan và đánh giá sự khác biệt trung bình giữa các biến độc lập (GENDER, YEAR, LEARNING OUTCOMES, FIELD OF STUDY, PLACE OF RESIDENCE, SOURCES OF ACCESS TO FINANCIAL INFORMATION, DAD EDUCATION, MOM EDUCATION, PARENTS INCOME, PARENTS DISCUSS FINANCIAL, FORM OF FINANCIAL KNOWLEDGE) đến biến phụ thuộc (FLS).

Nhìn vào các kết quả và những phân tích trên, đề xuất giải pháp nâng cao mức độ hiểu biết KTTC cho sinh viên nói chung và sinh viên HVNH nói riêng.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết kiến thức tài chính của sinh viên (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)