MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết kiến thức tài chính của sinh viên (Trang 28 - 33)

Dựa vào cơ sở các nghiên cứu trong và ngoài nước: Peter J. Morgan & cộng sự (2017), Yap & cộng sự (2016), Nguyễn Thị Hải Yến (2014)…, các thảo luận chuyên gia, các nghiên cứu đề xuất mô hình về các nhân tố quyết định và ảnh hưởng của hiểu biết KTTC tại Việt Nam đã được xây dựng trước đây, thiết kế mô hình nghiên cứu như sau:

FLS = βo+ β1*Gender+ β2*Year + β3*Learning Outcomes + β4* Field of Study+ β5* Place of Residence + β6* Sources of access to financial information + β7* Dad Education+ β8* Mom Eduacation + β9* Parents Income + β10*

Parents Discuss Financial+ β11* Form of financial Knowledge + ui

Trong đó:

a) Biến phụ thuộc:

FLS : tổng điểm về mức độ hiểu biết KTTC sinh viên HVNH Cụ thể: FLS=1 nếu sinh viên có hiểu biết KTTC

FLS=0 nếu sinh viên thiếu hiểu biết KTTC b) Biến độc lập:

Dựa vào các nghiên cứu cùng điều kiện, hoàn cảnh giáo dục- văn hóa Việt Nam của Đoàn Thị Thanh Hoà & cộng sự (2022), “ Hiểu biết tài chính của học sinh trung học phổ thông: Nghiên cứu tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long”; Nguyễn Thị Hải Yến (2016), “Evaluate Financial Literacy of Vietnamese Students in Higher Education and Its Determinants – The need of Financial Education”; Trần Nguyễn Minh Hải & cộng sự (2022), “Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến hiểu biết tài chính của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa các yếu tố dưới đây vào mô hình, bài luận cũng xây dựng tập biến 11 yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết KTTC, bao gồm:

b1) Gender (Giới tính) b2) Year (Năm học)

b3) Learning Outcomes (Kết quả học tập)

b4) Field of Study (Ngành học đang theo học)

b5) Place of Residence (Nơi ở của sinh viên hiện giờ)

b6) Sources of access to financial information (Nguồn tiếp cận thông tin tài chính)

b7) Dad_Education (Trình độ học vấn của Cha) b8) Mom_Education (Trình độ học vấn của M ) b9) Parents Income (Thu nhập của Cha M )

b10) Parents Discuss Financial (Thảo luận tài chính của phụ huynh với con cái) b11) Form of financial knowledge (Dạng KTTC được lồng ghép trong chương trình đào tạo)

Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Giới tính có sự tác động đến mức độ hiểu biết KTTC Giả thuyết H2: Năm học có sự tác động đến mức độ hiểu biết KTTC

Giả thuyết H3: Kết quả học tập có sự tác động đến mức độ hiểu biết KTTC Giả thuyết H4: Ngành học đang theo học có sự tác động đến mức độ hiểu biết KTTC

Giả thuyết H5: Nơi ở hiện tại của sinh viên có sự tác động đến mức độ hiểu biết KTTC

Giả thuyết H6: Nguồn tiếp cận thông tin tài chính có sự tác động đến mức độ hiểu biết KTTC

Giả thuyết H7: Trình độ học vấn của Cha có sự tác động đến mức độ hiểu biết KTTC

Giả thuyết H8: Trình độ học vấn của M có sự tác động đến mức độ hiểu biết KTTC

Giả thuyết H9: Thu nhập của Cha M có sự tác động đến mức độ hiểu biết KTTC

Giả thuyết H10: Thảo luận về tài chính của phụ huynh với con cái có sự tác động đến mức độ hiểu biết KTTC

Giả thuyết H11: KTTC được lồng ghép trong các tiết học có sự tác động đến mức độ hiểu biết KTTC

2.2. Xây dựng quy trình khảo sát

Bước 1: Thiết kế bảng hỏi khảo sát

Với 21 câu hỏi, bảng điều tra được chia làm 2 phần cụ thể:

Phần A:

1) 6 câu hỏi về thông tin cá nhân 2) 4 câu hỏi về yếu tố gia đình 3) 1 câu hỏi về yếu tố Học viện Phần B:

Tổng điểm 100 cho 10 câu hỏi, các câu hỏi xoay quanh chủ đề quản lý TCCN, tiết kiệm, tín dụng, đầu tư, kiểm tra kiến thức về mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận và một số câu cơ bản về hiểu biết, tính toán lãi suất. Riêng câu đầu chia thành 2 ý nhỏ với nội dung “Có thể dự tính tổng hợp khoản thu- khoản chi hàng tháng không” và “Với lượng tiền bạn có hàng tháng, bạn có lập kế hoạch hay dự định mức chi tiêu không”; mỗi lựa chọn “ Có”, sinh viên sẽ nhận được 5 điểm, trả lời “ Có” cả 2 ý sẽ nhận được 10 điểm; còn các câu hỏi khác mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận ngay 10 điểm hiểu biết KTTC.

Ngay khi kết thúc phần trả lời, phầm mềm sẽ tự động tính điểm và trả số điểm khảo sát, sinh viên trả lời đạt điểm 60 trở lên được phân loại là có hiểu biết KTTC;

ngược lại, nếu đạt điểm dưới 60 được phân loại là thiếu hiểu biết KTTC.

Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện quy trình cơ bản thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp

Nguồn: Tự tổng hợp

Bước 2: Tham khảo ý kiến của GVHD và tiến hành khảo sát thử

Sau khi xây dựng và thiết kế bảng hỏi, tham khảo ý kiến của GVHD và mời 10 bạn sinh viên HVNH ngẫu nhiên để tiến hành khảo sát thử nhằm đảm bảo tính phù hợp và dễ hiểu của phiếu khảo sát, từ đó xem xét điều chỉnh nội dung sao cho thông tin nhận được gần gũi và trung thực.

Bước 3: Điều chỉnh bảng hỏi

Tiếp nhận góp ý của GVHD và những người được mời khảo sát thử, quay lại bước 1 sắp xếp và thay đổi nội dung hỏi cho đến khi đạt yêu cầu.

Bước 4: Tiến hành khảo sát thật

Sau khi hoàn thành bảng hỏi, gửi link khảo sát đến bạn bè, các hội nhóm trao đổi kiến thức của sinh viên HVNH và thu về được 206 mẫu online trong 1 tuần khảo sát (10- 17/04/2023)

Bước 5: Lọc kết quả khảo sát, mã hóa dữ liệu và phân tích kết quả

Sau khi kết thúc cuộc điều tra, lọc ra được 204 phiếu khảo sát trả lời hợp lệ, loại 2 câu trả lời chưa hợp lệ do thiếu dữ liệu.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp phân tích định tính được sử dụng để so sánh và tổng hợp các yếu tố tác động đến hiểu biết KTTC của sinh viên.

Các phương pháp phân tích định lượng sẽ tiến hành xử lý dữ liệu các biến được thu thập thông qua bảng hỏi khảo sát. Cụ thể, các câu trả lời sẽ được phân loại, sau đó mã hóa dữ liệu rồi mới đưa vào xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0. Vì biến phụ thuộc là biến nhận hai giá trị khác nhau (1 và 0) nên nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích là mô hình Binary Logistic. Mô hình kiểm định dựa trên lý thuyết nhằm ước lượng xác suất ảnh hưởng của các biến độc lập đến mức độ hiểu biết KTTC sinh viên HVNH với mức ý nghĩa thống kê 5%. Sau đó, dựa vào kết quả thu được từ kiểm định mô hình hồi quy nhị nguyên, tiếp tục tiến hành phân tích trung bình ANOVA một chiều (đánh giá tác động của một biến độc lập duy nhất lên duy nhất một biến phụ thuộc), nhằm xác định xem, có bất kỳ sự khác biệt có ý nghĩa nào giữa các đối tượng của các nhóm độc lập với nhau hay không.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đưa ra đề xuất về mô hình và giả thuyết kiểm nghiệm các yếu tố tác động đến mức độ hiểu biết KTTC của sinh viên HVNH ( yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình và yếu tố từ Học viện). Xây dựng sơ đồ khảo sát gồm 5 bước rõ ràng, cụ thể để thiết kế bảng hỏi phù hợp nhất với sinh viên trong trường, nhằm thu được nguồn dữ liệu chính xác, chân thực. Sau đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tich và mã hóa các câu trả lời thu được qua điều tra, từ đó làm tiền để chạy mô hình kiểm định ở chương 3.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết kiến thức tài chính của sinh viên (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)