CHƯƠNG IV: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO HIỂU BIẾT KIẾN THỨC TÀI CHÍNH
4.2. Kiến nghị giải pháp tăng cường hiểu biết kiến thức tài chính cá nhân tại Việt Nam
4.2.4. Một số biện pháp khác
* Giải pháp ứng dụng Fintech
Trong thời đại Truyền thông mới, chuyển đổi mạnh mẽ hạ tầng công nghệ, Fintech được ứng dụng trên mọi lĩnh vực, GDTC càng phải tận dụng lợi công nghệ số (Fintech) trong hỗ trợ quản lý GDTC, như:
1) Xây dựng và vận hành trang điện tử về GDTC với các thông tin được đăng tải phù hợp với từng độ tuổi, từng giai đoạn thị trường để giúp người dân có thêm các thông tin đáng tin cậy.
2) Phát triển các ứng dụng, dịch vụ hỗ trợ quản lý TCCN trên các thiết bị điện tử thông minh với giao diện dễ hiểu và hướng dẫn chi tiết để toàn bộ người dân có thể trải nghiệm cách thức quản lý hoạt động chi tiêu, quản lý tài chính hiệu quả.
3) Xây dựng và phát triển các lớp học trực tuyến về tài chính
4) Phát triển các chương trình trò chơi về GDTC. Cách thức đưa kiến thức vào tâm trí một cách tự nhiên và hữu hiệu để phổ cập KTTC hiệu quả, bởi dân số Việt Nam đa phần là dân số trẻ và sử dụng điện thoại thông minh rất nhiều.
Fintech cũng giúp thực hiện chiến lược giảng dạy trải nghiệm bằng việc thiết kế các video, thực hi n mo phỏng các hoạt động ngân hàng, tạo những biểu tuợng gợi cảm giác quen thuọc, đua ra những thông điệp dễ nhớ, dễ thuộc, dễ tiếp cận với mọi độ tuổi.
Hình 4.1: Fintech giúp nâng cao hiểu biết KTTC và thúc đẩy tiếp cận tài chính
Nguồn: Diễn đàn tài chính tiền tệ
* Đề xuất lộ trình đào tạo nâng cao kiến thức tài chính
Hiểu biết KTTC có mối quan hệ tích cực với sự phát triển kinh tế và tài chính.
Dân số có hiểu biết KTTC tốt hơn có khả năng tăng tỉ lệ tiết kiệm trong nước và kết quả là giảm sự phụ thuộc vào vốn nước ngoài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Vì vậy, việc đưa GDTC đến với trẻ em càng sớm thì họ sẽ có nhiều cơ hội để thực hành kĩ năng tài chính, đưa ra các quyết định chi tiêu và tiết kiệm ở
tuổi trưởng thành tốt hơn. Để xây dựng một khung chương trình giảng dạy về GDTC xuyên suốt các cấp bậc với mục tiêu hình thành KTTC có nền tảng, hệ thống, định hình thói quen tốt cho thế hệ trẻ ngay từ nhỏ cần một lộ trình rành mạch. Với học sinh trung học phổ thông, GDTC cần lồng ghép với văn hóa, đạo đức, môi trường và phúc lợi của xã hội để tạo ra nhận thức rõ ràng về những quyết định họ đưa ra có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh, định hướng nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai. Cần nhớ rằng, việc cải thiện chất lượng GDTC với đối tượng thanh thiếu niên sẽ phát huy hiệu quả nếu có sự tham gia đồng lòng từ trường học, gia đình và chính phủ. Ta có thể tham khảo lộ trình đào tạo nâng cao dân trí tài chính của Úc như sau:
1) Hiểu về tiền ( Những năm đầu tiểu học) 2) Kiến thức về tiêu dùng ( Cuối tiểu học) 3) TCCN ( Những năm đầu cấp 2)
4) Quản lý Tiền (Cuối cấp 2)
Mỗi quốc gia sẽ có văn hóa và trình độ phát triển khác nhau, vì vậy, dựa trên những nghiên cứu GDTC của các quốc gia phát triển như Úc, Việt Nam mình có thể học hỏi, nghiên cứu và điều chỉnh lộ trình phù hợp với văn hóa, trình độ nước nhà.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 đề ra định hướng tăng cường hiểu biết KTTC cá nhân tại Việt Nam trên khía cạnh: cá nhân, gia đình, nhà trường và đề cao việc bồi dưỡng thái độ, KTTC không chỉ với đối tượng HSSV mà mong muốn có sự tác động tích cực đến nhận thức và hành vi tài chính của tất cả người dân Việt Nam. Ứng dụng sự phát triển của công nghệ vào quy trình nâng cao nhận thức và hiểu biết KTTC của người dân sẽ giúp phủ sóng đồng bộ và cải thiện hiệu quả hơn dân trí tài chính. Từ thực trạng hiện tại, những khó khăn và lợi thế trước mắt cùng những chính sách tăng cường hiểu biết KTTC cá nhân đã đề ra, bổ sung và hoàn thiện các kiến nghị giải pháp tăng cường hiểu biết KTTC cá nhân tại Việt Nam, phát triển, mở rộng tư duy người Việt, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế tài chính, mục tiêu hướng đến kinh tế toàn diện- tài chính bền vững.