CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 39
2.2 Tổ chức và điều hành nghiệp vụ thị trường mở
2.2.1 Cơ sở pháp lý của nghiệp vụ hoạt động thị trường mở
Tại Điều 10 và Điều 15 Luật NHNN năm 2010 quy định nghiệp vụ thị trường mở là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia, theo đó “NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng; NHNN quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở”. Do đó, để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thị trường mở, NHNN đã xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động và phát triển của thị trường mở, các văn bản pháp luật hiện nay NHNN đang áp dụng như:
- Quyết định số 26/VBHN-NHNN ngày 11/6/2014 của Ngân hàng Nhà nước VN ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở là văn bản hợp nhất các sửa đổi, bổ sung của Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN ngày 30/9/2008 và Thông tư số 26/2011/TT-NHNN ngày 31/8/22011 vào Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở.
- Thống tư 45/2015/TT-NHNN thay thế cho các văn bản: Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở; Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở
ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN; Điều 12 của Quyết định số 362/1999/QĐ-NHNN1 về việc ban hành Quy chế phát hành tín phiếu NHNN; Điều 2 Thông tư số 26/2011/TT-NHNN của Thống đốc NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động tiền tệ theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN Việt Nam.
- Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thị trường mở - Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn quy trình OMOs và một số văn bản liên quan khác cũng đang từng bước được hoàn thiện.
- NHNN Việt Nam cho biết đang lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định về NVTTM
2.2.2 Bộ máy tổ chức và điều hành
Sơ đồ 2.1. Tổ chức nghiệp vụ thị trường mở
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam BAN ĐIỀU HÀNH NGHIỆP
VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ (2)
BỘ PHẬN QUẢN LÝ VỐN KHẢ DỤNG (VỤ CSTT)
(1)
BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ(SỞ GD)
(3)
BỘ PHẬN ĐĂNG KÝ GIẤY TỜ CÓ GIÁ
(4)
BỘ PHẬN THANH TOÁN (SỞ GIAO DỊCH)
(5)
Phòng Quản lý vốn khả dụng (Vụ CSTT): Trực tiếp thu thập các thông tin để dự báo biến động về vốn khả dụng của các TCTD, đề xuất với Ban Điều hành về định hướng hoạt động OMOs (định hướng điều hành trong năm, tháng), cũng như khối lượng, lãi suất và phương thức giao dịch của từng phiên đấu thầu, qua đó hỗ trợ đắc lực cho Ban điều hành đưa ra những quyết sách phù hợp. Thực hiện xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, quy chế cho hoạt động OMOs (trước đây được giao cho Phòng thị trường tiền tệ và bảo lãnh thuộc Vụ Tín dụng).
Ban Điều hành NVTTM: Ngày 16/5/2014, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 939/QĐ-NHNN về việc thành lập và hoạt động của Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở thay thế cho Quyết định số 87/2000/QĐ- NHNN9 ngày 13/3/2000 về việc thành lập Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở. Hoạt động NVTTM được thực hiện thông qua Ban Điều hành NVTTM. Ban điều hành có trách nhiệm thay mặt Thống đốc NHNN điều hành hoạt động của NVTTM. Trong đó một Phó Thống đốc NHNN là Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực là Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, 01 Phó Trưởng ban là Giám đốc Sở Giao dịch. Các ủy viên Ban điều hành là đại diện lãnh đạo các Vụ Tín dụng, Vụ Quản lý Ngoại hối và Sở Giao dịch. Thư ký Ban là chuyên viên các Vụ Chính sách tiền tệ và Sở Giao dịch. Chức năng của ban điều hành là điều hành thị trường theo các quy chế của Thống đốc ban hành và tình hình thực tế của thị trường. Trên cơ sở thu thập thông tin từ các đơn vị chức năng, phân tích các thông tin về tình hình dự báo vốn khả dụng của TCTD, tình hình GTCG mua bán trong từng thời kỳ, chỉ số lạm phát, lãi suất cho vay của nền kinh tế,... Từ đó quyết định phương thức, khối lượng, lãi suất và các vấn đề liên quan trong các phiên giao dịch
Bộ phận nghiệp vụ thị trường mở (Sở giao dịch): Tổ chức thực hiện đấu thầu theo quyết định của Ban điều hành. Bộ phận này còn quản lý thông tin và
phân phối quyền truy cập số liệu trên mạng cho các đơn vị thành viên liên quan.
Theo dõi mức độ vi phạm của thành viên và thông báo đình chỉ giao dịch tạm thời đối với thành viên vi phạm.
Bộ phận đăng ký giấy tờ có giá: Thực hiện việc đăng ký, tiếp nhận, bảo quản giấy tờ có giá cho các thành viên tham gia đấu thầu. Kiểm tra GTCG lưu ký trên mạng với đăng ký để xác nhận khối lượng GTCG lưu ký của thành viên và chuyển số liệu lưu ký và thông báo cho bộ phận NVTTM biết số dư lưu ký GTCG của thành viên.
Phòng Kế toán – Thanh toán (Bộ phận hạch toán và bộ phận lưu ký):
thực hiện hạch toán tăng (giảm) tiền trên tài khoản tiền gửi của thành viên trúng thầu; đồng thời, hạch toán giảm (tăng) tài khoản lưu ký GTCG của thành viên và đẩy dữ liệu vào hệ thống kết nối dữ liệu với bộ phận nghiệp vụ TTM.Căn cứ yêu cầu của Phòng Kế toán (Sở Giao dịch), Phòng Thanh toán LNH thực hiện chuyển tiền tiền thanh toán cho Thành viên và nhận tiền thanh toán từ thành viên chuyển cho NHNN.