CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 39
2.4 Đánh giá kết quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Một là, Tác động của NVTTM đến thị trường tiền tệ vẫn chưa đạt hiệu quả cao như mong đợi. NVTTM chủ yếu phát huy vai trò điều tiết khối lượng vốn khả dụng của các TCTD hơn là điều tiết lãi suất của thị trường. Lãi suất NVTTM nhìn chung đã được NHNN điều hành linh hoạt trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường, phát tín hiệu về quan điểm điều hành CSTT trong từng thời kỳ theo hướng thắt chặt hay nới lỏng. Tuy nhiên, đôi khi NHNN vẫn phải áp dụng lãi suất chỉ đạo mang tính hành chính trong một số phiên giao dịch NVTTM, để qua đó có thể can thiệp tới lãi suất của thị trường. Mối quan hệ giữa các loại lãi suất của NHNN như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất NVTTM chưa thực sự chặt chẽ; quan hệ và tác động hiệu ứng của các loại lãi suất này với lãi suất thị trường còn hạn chế.
Hai là, Hàng hóa và thành viên thị trường tuy đã được mở rộng thường xuyên, song để đáp ứng sự phát triển của thị trường thì vẫn còn một số bất cập.
Ba là, Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đôi khi vẫn còn một số bất cập trong đặt thầu, xét thầu, về tốc độ, chất lượng đường truyền kết nối qua mạng
Bốn là, Tốc độ và chất lượng đường truyền kết nối qua mạng giữa NHNN và các TCTD là thành viên thị trường, đôi khi tín hiệu bị ngắt quãng nhất là vào các thời điểm có nhiều thành viên đồng thời giao dịch một lúc.
Năm là, Việc dự báo vốn khả dụng vẫn còn sai số, mặc dù sai số đã có xu hướng giảm dần: Sai số trong dự báo là điều khó tránh khỏi và có ảnh hưởng nhất định đến việc đưa ra quyết định điều hành chính sách tiền tệ.
Những sai số trong dự báo thường không đồng đều nên khó khắc phục. Tại một số thời điểm, sai số có xu hướng tăng trở lại. Vì vậy, bộ phận dự báo cần tiếp tục tìm tòi, cải tiến phương pháp dự báo, nâng cao chất lượng thông tin để cải thiện sai số dự báo.
2.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế
Những hạn chế trong hoạt động NVTTM hiện nay sở dĩ do một số nguyên nhân sau:
- Điều hành CSTT luôn phải lựa chọn giữa các mục tiêu: Việc thực hiện CSTT đa mục tiêu là xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam và sự lựa chọn đó đã mang lại thành công nhất định trong điều hành CSTT, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vào một số thời điểm việc thực hiện CSTT đa mục tiêu đã gây khó khăn cho NHNN trong việc đưa ra các quyết định chính sách để hạn chế các xung đột giữa các mục tiêu, trong đó có công cụ OMOs. Cụ thể một số thời điểm, NHNN đã phải lựa chọn mục tiêu giữa ổn định tỷ giá, nhưng không ảnh hưởng đến mục tiêu giảm lãi suất, theo đó, NHNN đã phải cân nhắc thận trọng về khối lượng tiền cần thu về qua nghiệp vụ thị trường mở để TCTD vẫn đảm bảo được nguồn vốn cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng, mà không phải tăng lãi suất thị trường.
- Việc dự báo vốn khả dụng đã được cải thiện nhưng vẫn còn một số khó khăn: Để thực hiện dự báo vốn khả dụng của các TCTD thì cần có rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như từ các đơn vị thuộc NHNN, các đơn vị ngoài NHNN như Bộ Tài chính, Kho Bạc Nhà nước...Ngoài ra, một số chỉ tiêu biến động không mang tính quy luật, cụ thể, các thông tin về thu chi ngân sách chỉ có số thực hiện nhưng chưa có thông tin về dự báo thu chi ngân sách, đặc biệt là dự báo các khoản thu chi lớn mang tính đột xuất, đã gây khó khăn cho việc dự báo vốn khả dụng của NHNN.
- Sự chưa đồng đều về quy mô, khả năng quản trị nguồn vốn giữa các TCTD trong điều kiện hệ thống TCTD đang thực hiện tái cơ cấu, ảnh hưởng hiệu quả điều tiết vốn khả dụng của NHNN: Hiện nay, một số TCTD đang trong quá trình tái cơ cấu, quy mô hoạt động giữa các TCTD khác nhau và khả năng quản trị nguồn vốn khác nhau nên trên thực tế đôi khi đã phát sinh một số TCTD có nhu cầu vay vốn nhưng khó tiếp cận được nguồn vốn vay từ các TCTD, có sự phân tách giữa các nhóm TCTD với nhau. Theo đó, để ổn định tâm lý thị trường và hỗ trợ các TCTD gặp khó khăn vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, hàng ngày NHNN vẫn phải chào mua GTCG mặc dù nhiều khi vốn khả dụng của toàn hệ thống dư thừa; đồng thời, trong các giao dịch OMOs, NHNN ưu tiên thực hiện theo phương thức đấu thầu khối lượng, công bố lãi suất và khối lượng nhằm ổn định tâm lý thị trường tiền tệ.
- Một số TCTD có quy mô nhỏ chưa thực sự quan tâm đến lợi ích của việc tham gia OMOs hoặc không sở hữu hoặc sở hữu không nhiều các GTCG đủ điều kiện tham gia OMOs nên không thể tham gia OMOs khi cần thiết. Vì vậy, khi thiếu hụt vốn khả dụng không tiếp cận được OMOs để vay vốn từ NHNN. Trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa có sự luân chuyển vốn thông suốt, thực trạng trên cũng làm hạn chế nhất định đến khả năng điều tiết tiền tệ của NHNN thông qua công cụ OMOs.
- Thị trường tiền tệ còn có sự phân tách, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng: Một số TCTD có thiếu hụt về vốn bằng VND để đảm bảo khả năng thanh khoản vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận các ngân hàng dư thừa vốn. Trên thực tế vào nhiều thời điểm, vốn khả dụng xét trên toàn hệ thống dư thừa, về nguyên tắc NHNN cần thu hút tiền về nhưng NHNN vẫn phải thực hiện chào mua GTCG để hỗ trợ vốn cho một số TCTD nhằm đảm bảo duy trì ổn định tiền tệ. Điều này đã làm cho NHNN gặp khó khăn khi thực hiện vai trò điều tiết cuối cùng trên thị trường, hạn chế tính chủ động
trong việc điều hành OMOs.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Sau hơn 20 năm hoạt động, NVTTM của NHNN đã có những bước phát triển quan trọng, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, số lượng thành viên tham gia thị trường mở ngày càng tăng, từng bước trở thành công cụ có hiệu quả của CSTT đáp ứng yêu cầu điều hành CSTT của NHNN, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường khả năng điều tiết vốn khả dụng của NHNN tới các TCTD, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các TCTD; thúc đẩy sự phát triển thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển, OMOs vẫn còn một vài tồn tại: Đôi khi còn lúng túng trong việc xử lý lãi suất thị trường; khả năng hỗ trợ vốn mới chỉ tập trung cho một số TCTD. Nguyên nhân của vấn đề này là do: CSTT chưa thực sự chủ động còn bị ảnh hưởng bởi CSTK; GTCG tham gia giao dịch trên thị trường mở chưa đa dạng; cơ chế điều hành lãi suất còn bất cập và phải tùy vào tình hình thị trường; thông tin về tình hình thị trường tiền tệ còn nhiều khó khăn, sự hỗ trợ của công nghệ thông tin còn hạn chế. Vì vậy, đổi mới OMOs của NHNN đòi hỏi một hệ thống giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế trên mới có thể phát huy những vai trò tích cực như yêu cầu đặt ra.
CHƯƠNG 3