Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ thị trường mở trong chính sách điều hành tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 39

2.4 Đánh giá kết quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

2.4.1 Kết quả đạt được

Trong những năm qua, quy mô hoạt động của NVTTM ngày càng được mở rộng thể hiện trên cả doanh số giao dịch, tăng tần suất phiên giao dịch và đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch. NVTTM ngày càng thể hiện vai trò là công cụ chủ yếu trong điều hành CSTT. NHNN tăng cường khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các TCTD từ đó tác động trực tiếp đến cơ

sở tiền tệ, qua đó tác động đến lượng tiền cung ứng cũng như tác động tới thị trường tiền tệ. NVTTM trở thành công cụ tác động lớn nhất vào vốn khả dụng và kinh doanh vốn của hệ thống TCTD. Thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, Khối lượng giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tăng qua các năm (trừ năm 2020), định kỳ giao dịch cũng tăng cường. Kỳ hạn giao dịch được từng bước đa dạng hoá phù hợp với nhu cầu tình hình vốn khả dụng của các TCTD và nhu cầu điều tiết tiền tệ của NHNN. NHNN đã kết hợp sử dụng đồng bộ nghiệp vụ thị trường mở với các công cụ chính sách tiền tệ để phát tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ và thực hiện mục tiêu CSTT.

- Tỷ trọng doanh số mua qua NVTTM trong tổng doanh số hỗ trợ vốn của NHNN qua các kênh ngày càng tăng. Điều này cho thấy NVTTM ngày càng đóng vai trò quan trọng trong điều tiết vốn khả dụng của các TCTD.

NVTTM ngày càng được NHNN sử dụng chủ yếu để tác động đến quá trình cung ứng tiền nhằm đạt được mục tiêu CSTT quốc gia trong từng thời kỳ.

Thứ hai, Số lượng thành viên tham gia NVTTM không chỉ có NHTM nhà nước mà các TCTD khác cũng thường xuyên, tích cực tham gia nghiệp vụ này. Có thể nói, những thành viên thường xuyên tham gia hoạt động NVTTM là những thành viên năng động nhất trên thị trường tiền tệ, số lượng thành viên tham gia NVTTM hiện nay là 79 TCTD với đầy đủ các loại hình NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các thành viên không phải là các NHTM lớn mặc dù bị hạn chế về vốn hoặc khả năng cạnh tranh huy động vốn VND, nhưng vẫn trúng thầu trên thị trường.

Thứ ba, Lãi suất NVTTM đã kết hợp khá chặt chẽ với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường. NHNN đã từng bước định hướng lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần là lãi suất trần, lãi suất chiết khấu được coi là lãi suất sàn của thị trường, lãi suất NVTTM được điều hành linh hoạt trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết

khấu.

Thứ tư, Các giấy tờ có giá được sử dụng trong NVTTM đã được mở rộng theo Quyết định 1127/2012/QĐ-NHNN và 243/2013/QĐ-NHNN sửa đổi về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ năm, Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống phần mềm kế toán KTP của Sở Giao dịch của NHNN được đầu tư và phát triển, tạo điều kiện cho các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và NVTTM được thanh quyết toán tức thời, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các TCTD. Trước kia một ngày có thể thanh toán 1 phiên tuy nhiên hiện nay phần mềm kế toán giao dịch và phần mềm KTP có thể thanh toán 2-3 phiên giao dịch TTM/ngày.

Thứ sáu, Điều hành OMOs được phối hợp đồng bộ với các công cụ CSTT khác nhằm thực hiện các mục tiêu điều hành của NHNN: Trong thời gian qua, OMOs đã phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác như nghiệp vụ tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, lãi suất và tỷ giá để đảm bảo thực hiện các mục tiêu điều hành của NHNN.

Với việc đưa tiền ra và thu tiền về một cách linh hoạt, OMOs đã góp phần duy trì được ổn định tiền tệ nhất là tại các thời điểm thay đổi tỷ lệ DTBB.

Nhìn chung, việc điều hành NVTTM đã được kết hợp tương đối đồng với công cụ CSTT khác nhằm thực hiện mục tiêu CSTT.

Thứ bảy, Trong điều kiện NHNN chuyển sang điều hành bằng các CSTT gián tiếp như hiện nay, việc dự báo trước các diễn biến của thị trường để có quyết định điều chỉnh CSTT tạo tín hiệu cho thị trường ngày càng đóng vai trò quan trọng. Bằng việc theo dõi, dự báo thường xuyên vốn khả dụng của các TCTD, Ngân hàng Nhà nước đã nắm bắt được các diễn biến về vốn của TCTD và thông qua việc quyết định các phiên giao dịch NVTTM, NHNN đã phát tín hiệu cho các TCTD trong việc cân đối nguồn vốn. Ngược lại, trong

điều kiện thông tin về thị trường còn thiếu và yếu như hiện nay thì kết quả hoạt động NVTTM cũng phản ánh một phần thông tin về thị trường tiền tệ phục vụ điều hành CSTT.

Thứ tám, Thông qua hoạt động NVTTM, tính thanh khoản của các GTCG do các TCTD nắm giữ đã được tăng cường. Đồng thời, NVTTM hoạt động tích cực với vai trò tạo thị trường thứ cấp giao dịch các GTCG, điều này góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường sơ cấp, giúp cho các TCTD yên tâm hơn khi đầu tư vào các trái phiếu dài hạn của Chính phủ, khuyến khích các hoạt động mua bán lại trái phiếu Chính phủ. NHNN đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động và phát triển của nghiệp vụ thị trường mở như việc ban hành Thông tư số 42/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định về hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, Quy trình nghiệp vụ thị trường mở số 01/QT-NHNN ngày 27/4/2016, Quyết định số 11/QĐ- NHNN ngày 06/1/2010 về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của NHNN và một số văn bản sửa đổi, bổ sung khác... Với việc không ngừng nghiên cứu, kịp thời bổ sung, sửa đổi các cơ chế, quy chế và quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ thị trường mở đã từng bước trở thành công cụ điều tiết tiền tệ linh hoạt, hiệu quả và an toàn đối với các TCTD, đã tạo cho các TCTD nắm được các chiều hướng và động thái điều hành CSTT của NHNN để có chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

Cuối cùng, để hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đạt được những kết quả đáng kể nêu trên không thể thiếu sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo NHNN, Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở. Các Vụ, Cục chức năng đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu kịp thời xử lý vướng mắc, đảm bảo thực hiện nghiệp vụ thông suốt, an toàn và chính xác, không ngừng hoàn thiện công cụ này. Đồng thời, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trong việc cung cấp thông tin, tổ chức lưu ký giấy tờ có giá ... phục vụ cho hoạt động nghiệp

vụ thị trường mở.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ thị trường mở trong chính sách điều hành tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)