Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức - Môi trường kinh doanh (TOE)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hà nội (Trang 24 - 27)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Các lý thuyết nền

2.2.3. Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức - Môi trường kinh doanh (TOE)

TOE là một trong những khung nghiên cứu phổ biến về hành vi chấp nhận công nghệ mới của doanh nghiệp được Tornatzky và Fleischer và cộng sự đưa ra vào năm 1990 (Xem hình 2.1). Ý tưởng chung của mô hình này là sự chấp nhận một công nghệ mới của doanh nghiệp chịu sự chi phối của ba nhóm yếu tố chính: thứ nhất là yếu tố công nghệ như sự có sẵn của công nghệ, đặc tính của công nghệ đó;

thứ hai là yếu tố tổ chức như cấu trúc tổ chức, quy mô tổ chức, đặc điểm của tổ chức cũng như các quá trình truyền thông trong tổ chức đó và cuối cùng là yếu tố môi trường như đặc tính của ngành, mức độ cạnh tranh trong ngành, sự hỗ trợ của chính phủ, các quy định của chính phủ (Baker, 2012) cụ thể như sau:

Yếu tố công nghệ: công nghệ hiện có của một doanh nghiệp vô cùng quan trọng trong quá trình ứng dụng bởi vì nó đặt ra giới hạn về phạm vi và tốc độ thay đổi công nghệ mà một doanh nghiệp có thể thực hiện. Những thay đổi trong tổ chức đế tồn tại với điều kiện bên ngoài là sự thay đổi tạo ra sự gia tăng, tổng hợp hoặc gián đoạn. Sự cải tiến làm thay đổi về sự gia tăng giới thiệu các đặc điểm hoặc

phiên bản mới của công nghệ hiện tại, thể hiện mức rủi ro và thay đổi tối thiểu của tổ chức khi áp dụng thay đổi. Sự đổi mới tạo ra thay đổi tổng hợp đại diện cho mức độ thay đổi vừa phải, nơi các ý tưởng hoặc công nghệ hiện tại được áp dụng theo cách mới. Những đổi mới tạo ra thay đối gián đoạn được gọi là đổi mới cấp tiến, thể hiện sự thay đổi đáng kể từ công nghệ hoặc quy trình hiện tại, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra quyết định nhanh chóng để duy trì và nâng cao vị thế cạnh tranh. Do đó, tổ chức phải xem xét kỹ lưỡng loại hình thay đổi tổ chức sẽ được tạo ra khi áp dụng sự đối mới công nghệ. Một số đổi mới sẽ có tác động đáng kể đến công ty trong khi một số đổi mới chỉ có tác động tương đối nhỏ.

Yếu tố tổ chức: yếu tố tổ chức đề cập đến các đặc điểm và nguồn lực của công ty, bao gồm việc kết nối cấu trúc giữa nhân viên, quá trình truyền thông, quy mô công ty và nguồn lực. Cụ thể, cơ cấu tổ chức được nghiên cứu để xác định mối quan hệ của nó với quá trình đổi mới.

Yếu tố môi trường: bao gồm cấu trúc của ngành, sự hiện diện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và môi trường pháp lý. Các doanh nghiệp đang phát triển nhanh thường có xu hướng đổi mới nhanh hơn. Ngược lại, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã đi vào ổn định hoặc có hướng suy giảm thì các hoạt động đổi mới không rõ ràng nhằm giảm thiểu chi phí. Các công ty trả mức lương cao cho lao động lành nghề thường phải liên tục đối mới thông qua các sáng kiến tiết kiệm lao động. Ngoài ra, quy định của chính phủ có thể mang lại lợi ích hoặc bất lợi cho sự đổi mới.

Theo lý thuyết TOE, yếu tố công nghệ là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với hệ thống đang tồn tại của doanh nghiệp. Như vậy, yếu tố tổ chức ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ trong lý thuyết này là cơ sở để luận văn sử dụng làm nền tảng xác định các nhân tố bên trong tổ chức ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT.

Hình 2.1. Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức - Môi trường kinh doanh Nguồn: Baker (2012)

2.2.4. Quan điểm TQM - total quality management - quản lý chất lƣợng toàn bộ và mô hình PSP/IQ (Product and Service Performance Model for Information Quality)

Theo ISO 9000 định nghĩa: “Quản lý chất lượng toàn diện TQM là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó, nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thõa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tố chức đó và cho xã hội”.

Dựa trên nguyên tắc của TQM , Kahn và Strong năm 1998 đã xây dựng mô hình thực hiện sản phẩm và dịch vụ cho chất lượng thông tin PSP/IQ (Product and Service Períormance Model for Information Quality). Mô hình PSP/1Q được xây dựng trên 2 nguycn tắc cơ bản là: (1) Quản lý chất lượng toàn bộ (Total Ọuality Management-TQM) (Deming, 1986) nghĩa là chất lượng thông tin được đánh giá không chỉ dựa vào các tiêu chuấn chất lượng như đạt yêu cầu như thiết kế sản phẩm thông tin mà còn được đánh giá dựa vào thông tin đạt được sự mong đợi của người sử dụng thông tin; và (2) Theo nguyên tắc lý thuyết thị trường, chất lượng có sự phân biệt giữa chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ (Zeithaml và cộng sự,

1990). Chất lượng sản phẩm bao gồm tất cả các chiều liên quan đến đặc điểm của sản phẩm, chất lượng dịch vụ bao gồm các chiều liên quan quy trình dịch vụ giao hàng, chất lượng của các dịch vụ thực tế nhận được.

Áp dụng mô hình này giúp các nhà nghiên cứu và người ứng dụng thực tế dễ dàng trả lời câu hỏi cái gì làm gia tăng chất lượng thông tin và làm cách nào để gia tăng chất lượng thông tin. Các nhà nghiên cứu và người ứng dụng thực tế nhận ra muốn gia tăng chất lượng thông tin thì cần gia tăng chất lượng hệ thống tạo sản phẩm và dịch vụ thông tin.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hà nội (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)