Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hưởng của đội ngũ kế toán đến chất lượng thông tin. Đội ngũ kế toán doanh nghiệp gắn bó lâu dài và có năng lực về thực hiện công tác kế toán, năng lực thực hiện công tác tư vấn doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao chất lượng thông tin sinh ra từ HTTTKT. Chính vì vậy, nghiên cứu có những khuyến nghị về phía doanh nghiệp đối với hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ kế toán và sự gắn bó của kế toán với công ty.
Thứ nhất, để có đội ngũ có năng lực về dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn kinh doanh thì doanh nghiệp cần thực hiện ngay từ khâu tuyển dụng. Các DNNVV thường tổ chức bộ máy kế toán tinh gọn nên các kế toán mới vào làm việc thường ít nhận được sự hướng dẫn. Cho nên, nếu doanh nghiệp không làm tốt khâu tuyển dụng thì khó có thể lựa chọn được các ứng viên tiềm năng đảm nhận công việc kế toán.
Thứ hai, trong quá trình hoạt động, các DNNVV nên thiết lập hệ thống đánh giá thành quả như thiết lập hệ thống KPI cho phòng kế toán, cho các vị trí kế toán để quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán và đảm bảo sự phối hợp trong các vị trí kế toán. Nếu các doanh nghiệp chưa đủ năng lực tự thiết kế hệ thống KPI thì có thể thuê các đơn vị tư vấn hỗ trợ thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và tổ chức kinh doanh. Biện pháp thiết lập KPI cho phòng kế toán vừa thuận lợi cho nhà quản trị trong quá trình đánh giá năng lực nhân viên, hiệu quả làm
việc cũng như giúp chính các kế toán viên định hình rõ nhiệm vụ, chức năng của mình trong bộ máy kế toán cũng như trong doanh nghiệp.
Thứ ba, trong quá trình làm việc, đội ngũ nhân viên kế toán không chỉ tương tác với chế độ kế toán, thuế mà còn các lĩnh vực liên quan như như bảo hiểm, đăng ký doanh nghiệp. Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực này thay đổi liên tục cũng như xu thế cập nhật liên tục những công nghệ mới, hiện đại. Ví dụ như hệ thống của cơ quan thuế thường xuyên có những thay đổi, điều chỉnh, bổ sung về văn bản như luật thuế, các thông tư hướng dẫn và liên tục cập nhật hệ thống kê khai thuế, hệ thống nộp thuế. Cho nên, các DNNVV cần có những chính sách nâng cao năng lực cho đội ngũ kế toán. Cụ thể như:
- Tổ chức hoặc cho nhân viên tham gia các buổi tập huấn của các cơ quan nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp. DNNVV có thể cụ thể hóa chính sách này trong nội quy, quy chế của doanh nghiệp, và có các hỗ trợ như tạo điều kiện về thời gian và tài trợ kinh phí cho đội ngũ kế toán để tham gia vào các lớp tập huấn của cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm, các hội nghề nghiệp kế toán, các diễn đàn kế toán.
- Các DNNVV có nguồn lực có thể mời các chuyên gia tư vấn tới đào tạo, tư vấn cho doanh nghiệp trong cập nhật kiến thức và các kỹ năng. Biện pháp này có tốn kinh phí hơn nhưng thuận lợi cho việc tổ chức tại doanh nghiệp cũng như là cơ hội để các nhà quản trị, các bộ phận liên quan có thể nâng cao kiến thức, giúp kết nối tốt hơn với HTTTKT.
Thứ tư, các doanh nghiệp cần có những biện pháp để tăng sự gắn kết của đội ngũ kế toán và doanh nghiệp. Đội ngũ kế toán gắn bó lâu dài với doanh nghiệp sẽ am hiểu hơn về đặc điểm kinh doanh, nhu cầu và yêu cầu cụ thể của Ban giám đốc cũng như các bộ phận liên quan. Do vậy, thông tin kế toán do cung cấp sẽ có chất lượng tốt hơn. Các biện pháp cụ thể để gia tăng sự gắn kết của đội ngũ kế toán doanh nghiệp như:
- Các DNNVV cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực làm việc của người lao động. Thu nhập là yếu tố then chốt của người lao động, chế độ đãi ngộ tương xứng với năng lực của người lao động là giải
pháp tốt để có thể giữ chân được người lao động. Thực tế cho thấy nhiều DNNVV coi nhẹ vai trò của bộ phận kế toán, chính vì vậy, chế độ đãi ngộ chưa phù hợp. Từ các kết quả thống kê về tiền lương cho thấy, lao động kế toán có mặt bằng chung tiền lương không cao bằng thu nhập của các bộ phận khác trong doanh nghiệp.
Thêm vào đó, đội ngũ kế toán chủ yếu là nữ, trong khi đó, nhiều các DNNVV trốn đóng bảo hiểm cho người lao động (Thùy Linh, 2019), dẫn đến đội ngũ kế toán nhanh chóng nghỉ việc và doanh nghiệp không thể giữ chân người lao động lâu được.
- Ngoài ra, các DNNVV cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, củng cố các cam kết tổ chức từ phía người lao động. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc giữ chân người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Rất nhiều lao động gắn bó với doanh nghiệp bởi họ cảm thấy môi trường làm việc cởi mở, năng động hoặc bởi có nhà lãnh đạo tài năng. Cho nên, các DNNVV xây dựng được văn hóa doanh nghiệp lành mạnh không chỉ thuận lợi để giữ chân người lao động và còn giúp công ty tồn tại và phát triển bền vững. Cụ thể cần không ngừng hoàn thiện các giải pháp cải thiện nâng cao đời sổng vật chất, văn hóa tinh thần cho người lao động. Đồng thời thực hiện tốt nếp sống văn minh, môi trường văn hóa tổ chức; trong đó, có sự quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ giữa người lao động và lãnh đạo. Nâng cao được nhận thức của các cá nhân về văn hóa tố chức, trước hết và quan trọng nhất là, lãnh đạo, ban giám đốc từ đó truyền đạt, lan tỏa xuống bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý và xuống tới người lao động. Ban Giám đốc, Đảng ủy, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên cùng tập thể cán bộ, công nhân viên cần chung sức, đồng lòng và thực hiện hiệu quả văn hóa tổ chức.
Văn hóa ứng xử của mỗi CBNV cần được định hướng và tạo dựng hình ảnh riêng không trộn lẫn, góp phần quan trọng để tổ chức không ngừng lớn mạnh. Lãnh đạo, người đứng đàu và bộ phận cán bộ quán lý phải được đào tạo và tự đào tạo về văn hóa tổ chức một cách hệ thống; không chỉ biết các lý luận, mô hình, phương pháp trong quản lý hiện đại của quốc tế trong quá trình hội nhập mà còn cả các yêu cầu, tiêu chí đánh giá và chuẩn mực văn hóa tồ chức của Việt Nam. Tạo môi trường thuận lợi để người lao động phát huy tinh thần sáng tạo nghiên cún, chú trọng đổi
mới hoạt động làm việc, sản xuất nhằm nâng cao tay nghề đáp ứng với đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống kế toán của đơn vị.