Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hà nội (Trang 34 - 37)

Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Nghiên cứu định tính

Thực hiện nghiên cứu định tính nhằm khám phá các ý tưởng, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình. Trong giai đoạn này, người nghiên cứu sẽ sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với các đối tượng được chọn theo phương pháp thuận tiện. Đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu định tính là 10 nhà quản trị các cấp của doanh nghiệp như: Ban giám đốc (tổng giám đốc, giám đốc điều hành, phó giám đốc), giám đốc tài chính, trưởng các bộ phận (phụ trách các bộ phận như mua hàng, bán hàng, sản xuất, bộ phận CNTT), kế toán trưởng hay phụ trách kế toán.

Các thang đo ban đầu được xây dựng dựa vào các nghiên cứu trước đây. Cụ thể, Tác giả tham khảo thang đo của các nghiên cứu trước như Al-Ibbini (2017), Sinarasri (2019). Trong đó, để đo lường các khái niệm có trong mô hình, tác giả sử dụng các thang đo như sau: Các biến quan sát của các khái niệm sẽ được đo bằng thang đo Likert 5 điểm (Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Không ý kiến, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý). Riêng những biến phân loại đối tượng khảo sát như giới tính, độ tuổi, ... sử dụng thang đo định danh, thang đo tỷ lệ.

Phương pháp thu thập dữ liệu định tính: sử dụng thảo luận tay đôi theo một dàn bài được chuẩn bị sẵn. Nội dung thảo luận trao đổi về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DNNVV tại Hà Nội, các biến quan sát cho từng thang đo các thành phần trong mô hình, đánh giá nội dung thang đo đề xuất.

Thời gian phỏng vấn được tiến hành 1 – 2 giờ. Trình tự tiến hành:

 Tác giả giới thiệu đề tài và mục đích của cuộc phỏng vấn sâu.

 Tiến hành thảo luận tay đôi giữa người nghiên cứu với từng đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu liên quan: các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DNNVV tại Hà Nội; ý kiến bổ sung, loại bỏ các nhân tố nhằm xây dựng thang đo phù hợp của các đối tượng tham gia thảo luận.

 Sau khi phỏng vấn hết các đối tượng, dựa trên thông tin thu được, tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi.

 Dữ liệu sau khi hiệu chỉnh sẽ được trao đổi lại với các đối tượng tham gia một lần nữa. Quá trình nghiên cứu định tính được kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi gì mới.

Cuối cùng các đối tượng sẽ cùng với tác giả thảo luận nhóm nhằm đánh giá, hiệu chỉnh lại nội dung thang đo một lần nữa nhằm xây dựng thang đo hoàn chỉnh.

Kết quả nghiên cứu định tính:

• Mô hình nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ về mô hình nghiên cứu được đề xuất. Các nhân tố được tác giả đưa ra phù hợp với mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài.

• Kết quả thảo luận thang đo: Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ cho thấy không có sự thay đổi về số lượng thang đo. Kết quả xây dựng thang đo cho ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thang đo các thành phần

Diễn giải Mã hóa Nguồn

Sự hỗ trợ của người quản lý

Quản lý tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch

hệ thống thông tin SHTNQL1

Al-Ibbini (2017) Hỗ trợ đào tạo nhân viên kế toán SHTNQL2

Tài trợ đối với sáng kiến của nhân viên SHTNQL3 Quản lý đánh giá cao tầm quan trọng của

HTTTKT SHTNQL4

Quản lý tích cực gắn kết các thành viên SHTNQL5 Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình

thực hiện HTTTKT SHTNQL6

Kiến thức của người quản lý

NQL có kiến thức về kế toán tài chính KTNQL1

Sinarasri (2019) NQL có kiến thức về kế toán quản trị KTNQL2

NQL có kiến thức về HTTTKT KTNQL3

NQL có kiến thức về các chính sách quy định

thuế KTNQL4

Trình độ tham gia của người sử dụng

Hiểu rõ quy trình sử dụng hệ thống STGNSD1

Al-Ibbini (2017) Hiểu mức độ ảnh hưởng của bản thân tới các bộ

phận hoặc cá nhân khác trong DN STGNSD2 Hiểu rõ các tiêu chuẩn chất lượng thông tin STGNSD3

Tuân thủ quy trình thực hiện STGNSD4

Mức độ thuần thục thao tác hệ thống STGNSD5 Trình độ của nhân viên kế toán

Đội ngũ kế toán có kinh nghiệm làm việc với

công ty trong thời gian dài TĐNVKT1

Al-Ibbini (2017) Có năng lực thực hiện các dịch vụ kế toán theo

luật định TĐNVKT2

Có năng lực thực hiện các dịch vụ tư vấn kinh

doanh cho công ty TĐNVKT3

Sự cải tiến liên tục

Việc cải tiến thường xuyên được thực hiện đối

với hệ thống HTTTKT SCTLT1

Al-Ibbini (2017) DN có chính sách xem xét lại hệ thống

HTTTKT định kỳ và đánh giá tính hiệu quả của hệ thống

SCTLT2

DN có các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện kịp thời các biện pháp sửa chữa đối với các thiếu sót của hệ thống HTTTKT

SCTLT3 BGĐ có xem xét các ý kiến đề xuất liên quan

đến hệ thống HTTTKT SCTLT4

BGĐ có theo dõi các biện pháp sửa chữa liên SCTLT5

quan đến hệ thống HTTTKT Quản trị rủi ro

Các nhà quản lý xác định rủi ro liên quan tới

HTTTKT QTRR1

Al-Ibbini (2017) Ước tính ảnh hưởng về mặt tài chính liên quan

tới HTTTKT QTRR2

Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro liên quan tới

HTTTKT QTRR3

Các rủi ro liên quan tới HTTTKT phát hiện

được giải quyết QTRR4

Chất lƣợng HTTTKT

HTTTKT linh hoạt CLHTTTKT1

Al-Ibbini (2017),

Sinarasri (2019)

HTTTKT hiệu quả CLHTTTKT2

Hệ thống cung cấp thông tin kế toán chính xác CLHTTTKT3 Hệ thống cung cấp thông tin kế toán kịp thời CLHTTTKT4

HTTTKT được bảo mật an toàn CLHTTTKT5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hà nội (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)