Thảo luận các kết quả định lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hà nội (Trang 57 - 61)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6. Thảo luận các kết quả định lượng

Theo kết quả của nghiên cứu, có 6/6 biến tác động đến chất lượng HTTTKT

tại các DNNVV tại Hà Nội có ý nghĩa thống kê ở mức 5% là Sự hỗ trợ của người quản lý; Kiến thức của người quản lý; Trình độ của nhân viên kế toán; Trình độ tham gia của người sử dụng; Sự cải tiến liên tục; Quản trị rủi ro. Kết quả hồi quy các biến độc lập đúng với mô hình kỳ vọng dấu ban đầu, và đây là kết quả phản ánh đúng thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu. Các biến Sự hỗ trợ của người quản lý;

Kiến thức của người quản lý; Trình độ của nhân viên kế toán; Trình độ tham gia của người sử dụng; Sự cải tiến liên tục; Quản trị rủi ro mang dấu dương trùng với giả thiết ban đầu và là các yếu tố tác động làm gia tăng chất lượng HTTTKT tại các DNNVV tại Hà Nội nếu các biến này tăng lên một đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không thay đổi. kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước của Al-Ibbini (2017), Sinarasri (2019). Cụ thể:

Sự hỗ trợ của người quản lý có hệ số sig. = 0.000 được xem là có mức ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc mạnh thứ 2 trong 6 biến tác động đến chất lượng HTTTKT tại các DNNVV tại Hà Nội. Hệ số hồi qui của biến Sự hỗ trợ của người quản lý β = 0.329 mang dấu dương, quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc, thỏa kỳ vọng của mô hình nghiên cứu. Ảnh hưởng đáng kể của yếu tố sự tham gia của nhà quản trị trong quá trình thực hiện HTTTKT đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp đồng thuận với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Al-Ibbini (2017).

Kiến thức của người quản lý có hệ số sig. = 0.015 được xem là có mức ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc thấp nhất trong 6 biến tác động đến chất lượng HTTTKT tại các DNNVV tại Hà Nội. Hệ số hồi qui của biến Kiến thức của người quản lý β = 0.118 mang dấu dương, quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc, thỏa kỳ vọng của mô hình nghiên cứu. Ảnh hưởng đáng kể của yếu tố kiến thức của người quản lý trong quá trình thực hiện HTTTKT đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp đồng thuận với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Sinarasri (2019).

Trình độ tham gia của người sử dụng có hệ số sig. = 0.001 được xem là có mức ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc mạnh thứ 4

trong 6 biến tác động đến chất lượng HTTTKT tại các DNNVV tại Hà Nội. Hệ số hồi qui của biến Trình độ tham gia của người sử dụng β = 0.157 mang dấu dương, quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc, thỏa kỳ vọng của mô hình nghiên cứu. Ảnh hưởng đáng kể của yếu tố Trình độ tham gia của người sử dụng trong quá trình thực hiện HTTTKT đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp đồng thuận với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Al-Ibbini (2017).

Trình độ của nhân viên kế toán có hệ số sig. = 0.000 được xem là có mức ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc mạnh thứ 3 trong 6 biến tác động đến chất lượng HTTTKT tại các DNNVV tại Hà Nội. Hệ số hồi qui của biến Trình độ của nhân viên kế toán β = 0.197 mang dấu dương, quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc, thỏa kỳ vọng của mô hình nghiên cứu. Ảnh hưởng đáng kể của yếu tố trình độ của nhân viên kế toán trong quá trình thực hiện HTTTKT đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp đồng thuận với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Al-Ibbini (2017).

Sự cải tiến liên tục có hệ số sig. = 0.001 được xem là có mức ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc mạnh thứ 5 trong 6 biến tác động đến chất lượng HTTTKT tại các DNNVV tại Hà Nội. Hệ số hồi qui của biến Sự cải tiến liên tục β = 0.155 mang dấu dương, quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc, thỏa kỳ vọng của mô hình nghiên cứu. Ảnh hưởng đáng kể của yếu tố sự cải tiến liên tục trong quá trình thực hiện HTTTKT đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp đồng thuận với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Al-Ibbini (2017).

Quản trị rủi ro có hệ số sig. = 0.000 được xem là có mức ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Mức độ tác động đến biến phụ thuộc mạnh nhất trong 6 biến tác động đến chất lượng HTTTKT tại các DNNVV tại Hà Nội. Hệ số hồi qui của biến Quản trị rủi ro β = 0.340 mang dấu dương, quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc, thỏa kỳ vọng của mô hình nghiên cứu. Ảnh hưởng đáng kể của yếu tố quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện HTTTKT đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp đồng thuận với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Al-Ibbini (2017).

Tóm tắt chương 4

Trong chương 4, tác giả đã trình bày đặc điểm mẫu khảo sát, thực hiện việc kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DNNVV tại Hà Nội. Thông qua các công cụ Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA). Các giả thuyết nghiên cứu đã được kiểm định bằng phương pháp hồi quy. Kết quả kiểm định cho thấy các giả thuyết đưa ra H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận và phù hợp với dữ liệu mẫu thu thập được. Đây là cơ sở định hướng tác giả nêu lên những gợi ý giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT tại các DNNVV tại Hà Nội hơn nữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hà nội (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)