Mô hình nghiên cứu và giả thuyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hà nội (Trang 29 - 33)

Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết

Dựa trên cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DNNVV tại Hà Nội dựa trên sự kế thừa có điều chỉnh mô hình Al-Ibbini (2017), Sinarasri (2019). Cụ thể chất lượng HTTTKT tại các DNNVV tại Hà Nội chịu tác động bởi 6 nhân tố: Sự hỗ trợ của người quản lý; Kiến thức của người quản lý; Trình độ của nhân viên kế toán; Trình độ tham gia của người sử dụng; Sự cải tiến liên tục; Quản trị rủi ro. Mối liên hệ giữa các yếu tố như sau:

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu:

Sự hỗ trợ của người quản lý:

Sự hỗ trợ của người quản lý được định nghĩa là sự tham gia quản lý đối với việc thực hiện thành công mục tiêu (Teru và Hla, 2015). Theo Ragu-Nathan và cộng sự (2004), hỗ trợ quản lý cấp cao liên quan đến mức độ mà quản lý hiểu về tầm quan trọng của chức năng và việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán. Stemberger

Chất lượng HTTTKT

Quản trị rủi ro

Trình độ tham gia của người sử dụng

Sự cải tiến liên tục

Trình độ của nhân viên kế toán Sự hỗ trợ của người quản lý Kiến thức của người quản lý

H1+

H2+

H3+

H4+

H6+

H5+

và cộng sự (2011) phản ánh hỗ trợ quản lý cấp cao trong bốn thang đo là nhận thức về tầm quan trọng của các hệ thống chức năng thông tin, quản lý tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch hệ thống thông tin, tài trợ đối với sáng kiến của nhân viên và quản lý cấp cao có đủ kiến thức về hệ thống thông tin kế toán.

Từ những phân tích trên cho sự hỗ trợ của người quản lý có ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu như sau:

H1: Sự hỗ trợ của người quản lý có ảnh hưởng tích cực (+) đến Chất lượng HTTTKT.

Kiến thức của người quản lý:

Sự hỗ trợ của người quản lý, những nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một cách chắc chắn rằng kiến thức của người quản lý hệ thống thông tin kế toán là thiết yếu cho sự hiệu quả của việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán (Scyal và cộng sự, 2000; Thong, 2001). Từ lý thuyết về phổ biến công nghệ (Attavvell, 1992); Marriot và Marriot (2000); Ismail và King (2007) cùng tìm ra các hiểu biết của nhà quán lý về kế toán, tài chính có ảnh hưởng đến việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp. Các nhà quản lý nhận thức được năng lực hiện tại và công nghệ mới có thể lựa chọn công nghệ phù hợp với tổ chức. Các nhà quán lý có kiến thức cả 2 lĩnh vực hệ thống thông tin kể toán và kế toán có một vị trí tốt hơn so với những người không có kiến thức (Ismail và King, 2007). Những nhà quản lý này hiểu hơn về yêu cầu thông tin của tố chức và sau đó sử dụng kiến thức về hệ thống thông tin kế toán để quyết định triển khai hệ thống thông tin phù hợp với nhu cầu thông tin của tổ chức. Vì vậy, nhân tố kiến thức của nhà quản lý nhân tố kiến thức hệ thống thông tin kê toán của nhà quản lý của nhà quản lý tại các doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán. Tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu như sau:

H2: Kiến thức của người quản lý có ảnh hưởng tích cực (+) đến Chất lượng HTTTKT.

Trình độ tham gia của người sử dụng:

Theo quan điểm mô hình hệ thống hoạt động (Alter, 2002) người tham gia là

nhũng người thực hiện, tham gia các công việc trong hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động xử lý kinh doanh, hoạt động xử lý thông tin, truyền thông và ra quyết định. Do đó người tham gia đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán. Hệ thống thông tin kế toán là hệ thống con trong một tổ chức nên nó bị ảnh hưởng người dùng. Chất lượng hệ thống thông tin phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết, thái độ, xu hướng, tính cách và sự hài lòng của người sử dụng (Hamed Dehghanzade, Mahammad Ali Moradi và Mahvash Raghibi, 2011). Từ các quan điểm trên, tác giá nhận thấy tầm quan trọng của nhân tố người tham gia trong việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán. Tác giả xây dựng giá thuyết nghiên cứu như sau:

H3: Trình độ tham gia của người sử dụng có ảnh hưởng tích cực (+) đến Chất lượng HTTTKT

Trình độ của nhân viên kế toán:

Barney và Wright (1998) chi ra rằng nguồn nhân lực có nhiều khả năng là nguồn gốc duy trì lợi thế cạnh tranh của tố chức. Luna-Arocas và Camps (2012) nguồn nhân lực kế toán ảnh hưởng đến hiệu suất của tổ chức. Nhân viên kế toán là một trong những thành phần chính của hệ thống thông tin kế toán khi họ tham gia vào việc nhập dữ liệu, xử lý đằu vào và đầu ra của thông tin dữ liệu kế toán. Nghiên cứu gần đây cung cấp bằng chứng rằng nguồn nhân lực xem xét một phần quan trọng trong sự thành công của hệ thống thông tin kế toán. ALshbiel và Al-Awaqleh (2011) chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa chất lượng nguồn nhân lực và thực hiện hệ thống thông tin kế toán, đào tạo nâng cao trình độ nhân viên sử dụng hệ thống thông tin kế toán là một vấn đề quan trọng để thực hiện thành công hệ thống kế toán thông tin. Hơn nữa, Chu (2010) chỉ ra rằng chất lượng của nhân viên kế toán quan trọng trong việc triển khai ATS.

Từ những phân tích trên cho thấy trình độ nhân viên kế toán có ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Tác giả xây dựng giá thuyết nghiên cứu như sau:

H4: Trình độ của nhân viên kế toán có ảnh hưởng tích cực (+) đến Chất lượng HTTTKT.

Sự cải tiến liên tục:

Cải tiến liên tục là quá trình nâng cấp hoặc cải tiến HTTTKT của tổ chức.

Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu khác nhau đã cố gắng điều tra việc cải tiến liên tục HTTTKT hoặc đánh giá hiệu suất của việc sử dụng HTTTKT đang hình thành trong các bối cảnh khác nhau (Lin, 2011, 2012). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra ảnh hưởng đáng kể của cải tiến liên tục đến chất lượng HTTTKT (Al- Ibbini, 2017). Theo đó, nghiên cứu này đánh giá việc nâng cao một khía cạnh chất lượng có ảnh hưởng sẽ cải thiện ý định tiếp tục một cách hiệu quả và hiệu quả hơn là tăng cường một khía cạnh ít ảnh hưởng hơn từ quan điểm thành công của hệ thống thông tin. Tác giả xây dựng giá thuyết nghiên cứu như sau:

H5: Sự cải tiến liên tục có ảnh hưởng tích cực (+) đến Chất lượng HTTTKT.

Quản trị rủi ro:

Quản trị rủi ro là một quá trình có hệ thống để đánh giá và tích hợp các phán đoán chuyên môn về các điều kiện và sự kiện bất lợi có thể xảy ra (COSO, 2011).

Quản trị rủi ro là một công cụ xác định, phân tích rủi ro sẽ phát sinh từ sự phát triển của AIS (Durcovic Ozren & lazar Rakovic, 2009). Theo Sri mulyani (2008) mọi công ty sẽ có rủi ro trong quá trình phát triển AIS đang hoạt động và rủi ro phải được ban lãnh đạo công ty dự đoán và các chính sách có thể được thực hiện để giảm thiểu rủi ro. Rủi ro là một phần của cuộc sống và là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển hệ thống thông tin (Durcovic Ozren & lazar Rakovic, 2009).

Trong đánh giá rủi ro, rủi ro là một quá trình phức tạp mà không thể tránh khỏi các yếu tố rủi ro, do đó quản trị rủi ro là một phần quan trọng của việc triển khai và phát triển hệ thống thông tin (Durcovic Ozren & lazar Rakovic, 2009). Trong khi đó, theo Stoneburner và cộng sự (2002) tuyên bố rằng sự thành công của HTTTKT được hỗ trợ bởi đánh giá rủi ro tích hợp - là một phần của quản trị rủi ro. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng công nghệ thông tin mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, từ hiệu quả đến lợi thế và khả năng cạnh tranh. Nhưng mặt khác, việc sử dụng HTTTKT cũng mang đến những hậu quả rủi ro tiềm ẩn. Sự phụ thuộc nhiều của tổ chức vào việc sử dụng HTTTKT có tác động đến những rủi ro tiềm ẩn cao. Do đó, việc thực hiện quản trị rủi ro hiệu quả có thể cải thiện chất lượng

HTTTKT. Tác giả xây dựng giá thuyết nghiên cứu như sau:

H6: Quản trị rủi ro có ảnh hưởng tích cực (+) đến Chất lượng HTTTKT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)