Các nhân tố thuộc về môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập tại việt nam (Trang 27 - 32)

Chương 2. Cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập

2.2.2. Các nhân tố thuộc về môi trường

a. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp dành cho kế toán viên là một hệ thống các nguyên tắc và yêu cầu do chính phủ hoặc hiệp hội nghề nghiệp ban hành mà kế toán viên và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán phải áp dụng để đảm bảo hành vi chuẩn mực của họ và duy trì niềm tin của công chúng (Fatemi và cộng sự, 2020).

Quy tắc đạo đức được xây dựng để hỗ trợ người làm kế toán xác định, đánh giá và phản ứng với các tình huống liên quan đến các vấn đề đạo đức một cách đúng đắn.

Việc hiểu và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức giúp nâng cao uy tín và trách nhiệm của người làm kế toán và người làm kiểm toán, đồng thời nâng cao lòng tin của công chúng đối với thông tin kế toán của doanh nghiệp.

Để tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kiểm toán viên cần phải nhận thức được tầm quan trọng của quy tắc này để họ có thể đưa ra các xét đoán thích hợp trong các tình huống cụ thể. Tuy nhiên, việc áp dụng quy tắc này không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì kiểm toán viên cần xem xét nhiều vấn đề khác nhau trong một vấn đề đạo đức (Maree và Radloff, 2007).

Vì chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp qui định và hướng dẫn về các nguyên tắc đạo đức cơ bản mà kế toán viên bắt buộc phải tuân theo để giải quyết các tình huống khó xử về đạo đức, việc hiểu biết tốt và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sẽ giúp kế toán viên đưa ra phán đoán đạo đức phù hợp. Cả khuôn khổ lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức đối với xét đoán đạo đức của một cá nhân.

Ferrell và Gresham (1985) cho rằng các quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chính sách công ty có vai trò kiểm soát cơ hội thực hiện hành vi đạo đức/phi đạo đức, và các công ty cần có chuẩn mực đạo đức để thay đổi quan điểm của các cá nhân về vấn đề đạo đức.

Nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có tác động đến xét đoán đạo đức của các cá nhân. Martinson và Ziegenfuss (2000), Maree và Radloff (2007), Muslumov và Aras (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa

22 tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tới khả năng xét đoán của các kế toán viên tại Mỹ, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên bảng câu hỏi về tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức và ba tình huống về đạo đức. Kết quả của Martinson và Ziegenfuss (2000) và Maree và Radloff (2007) cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa chuẩn mực và xét đoán của kế toán viên, tuy nhiên Muslumov và Aras (2004) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa chuẩn mực và các xét đoán của kế toán viên.

Pflugrath và cộng sự (2007) nghiên cứu mối liên quan giữa chuẩn mực đạo đức với khả năng xét đoán của kế toán viên và sinh viên kiểm toán tại Úc. Kết quả cho thấy có các chuẩn mực đạo đức có tác động tích cực đến xét đoán của các kế toán viên, nhưng không tác động đến xét đoán của sinh viên. Điều này cho thấy các chuẩn mực đạo đức giúp tăng chất lượng các xét đoán của kế toán viên có nhiều kinh nghiệm hơn.

Douglas và cộng sự (2001) cũng xem xét tác động của việc am hiểu chuẩn mực đạo đức tới xét đoán của kiểm toán viên trong các công ty kiểm toán của Mỹ. Kết quả cho thấy kiểm toán viên có hiểu biết tốt hơn về chuẩn mực đạo đức thì đưa ra các xét đoán có chất lượng hơn.

b. Giá trị đạo đức doanh nghiệp

Giá trị đạo đức doanh nghiệp (corporate ethical values), còn được gọi là văn hoá đạo đức doanh nghiệp (corporate ethical culture), được hiểu là “tổng hợp giá trị đạo đức của cá nhân của các nhà quản lý, và các chính sách chính thức và không chính thức về đạo đức của một tổ chức” (Hunt và cộng sự, 1989). Giá trị đạo đức doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị được các thành viên trong một tổ chức cùng chia sẻ, và là một phần của văn hoỏ doanh nghiệp (Treviủo và cộng sự, 1998). Giỏ trị đạo đức doanh nghiệp thể hiện các quan điểm của nhà lãnh đạo về vấn đề đạo đức, được hình thành thông qua thái độ và hành vi của nhà quản lý. Giá trị đạo đức doanh nghiệp bao gồm các chính sách thưởng và phạt đối với hành vi tuân thủ hay vi phạm các qui định đạo đức của doanh nghiệp (Douglas và cộng sự, 2001). Giá trị đạo đức của một doanh nghiệp là những quan điểm chung của các thành viên trong tổ chức và các chính sách và thông lệ về đạo đức (Key, 1999). Các chính sách và thông lệ

23 này có thể tác động đến hành vi và xét đoán của các cá nhân trong tổ chức.

Theo Trevino (1986), giá trị đạo đức doanh nghiệp tác động đến hành vi đạo đức của các cá nhân thông qua việc định hình quan điểm và hành vi đạo đức của cá nhân. Văn hóa doanh nghiệp mạnh có thể nâng cao sự phát triển nhận thức đạo đức của các thành viên và giúp các thành viên xác định điều gì là đúng hay sai trong một hoàn cảnh cụ thể.

Các bằng chứng thực nghiệm cũng chỉ ra rằng môi trường đạo đức của tổ chức có ảnh hưởng tới xét đoán đạo đức. Ismail (2015) nghiên cứu tác động của văn hoá đạo đức, trí thông minh cảm xúc tới khả năng xét đoán của các kiểm toán viên tại Malaysia. Kết quả hồi qui cho thấy kiểm toán viên làm việc trong trong doanh nghiệp có văn hoá đạo đức tốt hơn thì có khả năng xét đoán tốt hơn. Douglas và cộng sự (2001) cũng tìm được bằng chứng cho thấy văn hoá đạo đức doanh nghiệp các tác động đến khả năng xét đoán đạo đức của kiểm toán viên. Singhapakdi và cộng sự (2000) cũng chỉ ra rằng môi trường văn hoá đạo đức doanh nghiệp có tác động tích cực đến các quyết định về đạo đức của các nhà quản lý ở Thái lan.

Một số nghiên cứu cho thấy môi trường đạo đức có mức độ ảnh hưởng khác nhau trong các tình huống đạo đức khác nhau. Nghiên cứu của Maree và Radloff (2007) cho thấy môi trường đạo đức doanh nghiệp có tác động đến xét đoán của kiểm toán viên khi xem xét các trường hợp liên quan đến hành vi sai trái, nhưng không có tác động rõ ràng đối với các hành vi tích cực.

c. Văn hoá quốc gia

Các nhà nghiên cứu định nghĩa văn hóa là những giá trị và niềm tin chung của một nhóm cá nhân (Cohen và cộng sự 1992; Thorne và Saunders, 2002). Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các giá trị, niềm tin và thái độ và định hướng cho các cá nhân trong việc ra các quyết định (Christie và cộng sự, 2003;

Hofstede, 1997). Vì văn hóa là sự kết hợp các yếu tố truyền thống, di sản, nghi lễ, phong tục và tôn giáo, các cá nhân từ các nền văn hóa khác nhau có thể có các khác biệt đáng kể trong các tiêu chuẩn đạo đức, niềm tin và hành vi (Blodgett, Lu, Rose,

& Vitell 2001).

24 Văn hóa quốc gia đã được xác định trong nhiều nghiên cứu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự khác biệt về thái độ đạo đức và việc ra quyết định về đạo đức (Christie và cộng sự, 2003; Phau và Kea, 2007).

Xuất phát từ nghiên cứu của Hofstede (1980) phân chia văn hoá quốc gia theo hai xu hướng là xu hướng văn hoá tập thể (collectivism) và xu hướng văn hoá cá nhân (individualism), một số nghiên cứu cho thấy đặc điểm văn hoá quốc gia có tác động đến các quyết định về đạo đức.

Husted (2001) đã liên kết khái niệm văn hóa quốc gia với lĩnh vực đạo đức và cho rằng chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể trong văn hóa quốc gia ảnh hưởng đến việc ra quyết định về kinh doanh, dẫn tới sự khác biệt trong nhận thức về các tình huống đạo đức của các cá nhân từ các nền văn hóa khác nhau.

Thorne và Saunders (2002) cho rằng các cá nhân từ các nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể có khả năng nhận ra tình huống khó xử về đạo đức trong nhiều tình huống hơn so với các cá nhân từ các nền văn hóa có định hướng chủ nghĩa cá nhân.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu lập luận rằng các xã hội theo chủ nghĩa tập thể có các chuẩn mực và cấu trúc mạnh mẽ hơn, do vậy các nhà quản lý từ các nền văn hóa tập thể nhiều khả năng sẽ xem xét không chỉ nhu cầu của cổ đông và chính họ mà còn cả nhu cầu rộng lớn hơn của xã hội khi hình thành các xét đoán. Trong các nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể, sự thành công được đánh giá dựa trên phúc lợi của tập thể cho thấy rằng các nhà quản lý theo chủ nghĩa tập thể sẽ có nhiều khả năng tuân thủ các chuẩn mực quy định hơn các nhà quản lý theo chủ nghĩa cá nhân. Croxford (2010) thực hiện nghiên cứu về tác động của văn hoá quốc gia đối với các kế toán viên trong một công ty đa quốc gia. Kết quả cũng cho thấy kế toán viên đến từ các quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân có xu hướng chấp nhận hành vi có vấn đề về đạo đức hơn các cá nhân từ quốc gia theo chủ nghĩa tập thể.

Tóm lại, các yếu tố thuộc về cá nhân cũng như môi trường làm việc như các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, môi trường văn hoá doanh nghiệp hay môi trường văn hoá quốc gia có thể tác động đến hành vi của các cá nhân nói chung cũng như hành vi đạo đức nói riêng. Việc xác định các yếu tố này là cơ sở để có thể điều chỉnh, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề kế toán – kiểm toán.

25 Kết luận Chương 2

Chương 2 đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về đạo đức nghề nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp. Trước tiên, đề tài đã trình bày khái niệm đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, các lý thuyết về sự hình thành và phát triển của đạo đức và hành vi đạo đức. Tiếp theo đề tài đã hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên, kiểm toán viên dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới. Các nội dung trình bày trong Chương 2 là cơ sở cho việc xác định giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu trong Chương 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập tại việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)