Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và kết quả thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập tại Việt Nam
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Đo lường các biến
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (Code)
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán Việt Nam được ban hành năm 2015 theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài chính. Chuẩn mực được chia thành 3 phần. Phần A qui định các nguyên tắc đạo đức cơ bản về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Phần B cung cấp các hướng dẫn và yêu cầu đối với kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề trong các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán. Phần C áp dụng cho các kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp. Tương tự cách tiếp cận trong các nghiên cứu của Maree và Madloff (2007), Muslumov và Aras (2004), chúng tôi sử dụng các hướng dẫn trong chuẩn mực để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. Do Phần A và Phần B của Chuẩn mực liên quan trực tiếp đến kiểm toán viên trong doanh nghiệp kiểm toán, chúng tôi sử dụng 18 yêu cầu trong hai phần này để xây dựng bảng hỏi khảo sát cho chuẩn mực đạo đức. Trong đó câu hỏi 1 tới 7 dựa trên nội dung phần A, câu hỏi 8 tới 18 dựa trên nội dung phần B của Chuẩn mực.
Bảng 3.2. Trích câu hỏi khảo sát về nhận thức của kiểm toán viên đối với tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán Anh/chị hãy cho biết đánh giá của anh/chị về mức độ quan trọng của các qui định về đạo đức nghề nghiệp sau: (từ 1. Không quan trọng đến 7. Rất quan trọng)
Các qui định đạo đức nghề nghiệp
kế toán, kiểm toán
1.
Không quan trọng
2.
Rất ít quan trọng
3.
Ít quan trọng
4.
Quan trọng trung bình
5.
Khá quan trọng
6.
Quan trọng
7.
Rất quan trọng
Các nguyên tắc đạo đức cơ bản“
1 Tính chính trực“ 1 2 3 4 5 6 7
30
“Phải thẳng thắn và trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh. “ 2 Khách quan“
“Không để sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc ảnh hưởng không hợp lý của những đối tượng khác chi phối các xét đoán chuyên môn hay kinh doanh của mình.“ “
1 2 3 4 5 6 7
3 “Năng lực chuyên môn và tính thận trọng“
“Duy trì kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở mức cần thiết để đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên môn đạt chất lượng; “
1 2 3 4 5 6 7
4 “Hành động thận trọng theo các quy định tại chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật khi cung cấp
1 2 3 4 5 6 7
31 các dịch vụ chuyên
môn. “
5 “Tính bảo mật“
“Không được tiết lộ các thông tin có được từ mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh khi chưa có sự đồng ý của người có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của pháp luật. “
1 2 3 4 5 6 7
6 “Không được sử dụng những thông tin mật có được từ mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh để phục vụ lợi ích cá nhân hay lợi ích của bên thứ ba. “
1 2 3 4 5 6 7
7 “Tư cách nghề nghiệp “
“Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm
1 2 3 4 5 6 7
32 uy tín nghề nghiệp
của mình. “
“Các qui định áp dụng cho kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề “ 8 “Chấp nhận khách
hàng “
“Phải xác định liệu việc chấp nhận cung cấp dịch vụ cho một khách hàng có thể làm phát sinh nguy cơ đối với việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản hay không. “
1 2 3 4 5 6 7
9 “Chấp nhận hợp đồng dịch vụ “
“Phải xác định liệu việc chấp nhận một hợp đồng dịch vụ có làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo
1 2 3 4 5 6 7
33 đức cơ bản hay
không. “
10 “Thay đổi việc bổ nhiệm đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên môn “
“Khi được yêu cầu để thay thế cho một kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề khác, phải xác định liệu có phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến tính tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản hay không. “
1 2 3 4 5 6 7
11 “Xung đột về lợi ích
Không được để xung đột về lợi ích làm ảnh hưởng đến xét đoán chuyên môn hoặc quyết định kinh doanh của mình. “
1 2 3 4 5 6 7
12 “Đưa ra ý kiến thứ hai “
1 2 3 4 5 6 7
34
“Khi được yêu cầu đưa ra ý kiến thứ hai, phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. “
13 “Giá phí dịch vụ và các khoản phí khác “
Việc đưa ra một mức phí thấp hơn so với mức phí của kiểm toán viên hành nghề khác có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. “
1 2 3 4 5 6 7
14 “Quảng bá dịch vụ “ 1 2 3 4 5 6 7
35
“Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải tránh làm giảm uy tín nghề nghiệp khi quảng bá dịch vụ của mình. “
15 “Quà tặng và ưu đãi “
“Phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết khi được đề nghị nhận quà tặng hoặc ưu đãi từ khách hàng. “
1 2 3 4 5 6 7
16 “Giữ hộ tài sản của khách hàng “
“Không được phép giữ hộ tiền hoặc các tài sản khác của khách hàng trừ khi được pháp luật cho phép. “
1 2 3 4 5 6 7
36 17 “Tính khách quan “
“Phải xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan do có lợi ích tại khách hàng, hoặc có mối quan hệ với khách hàng hoặc với thành viên ban lãnh đạo hoặc nhân viên của khách hàng. “
1 2 3 4 5 6 7
18 “Tính độc lập “
“Phải duy trì tính độc lập cả về tư tưởng và về hình thức đối với khách hàng kiểm toán. “
1 2 3 4 5 6 7
“ (Nguồn câu hỏi: dựa trên nội dung Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán Việt Nam, 2015) “
Các đối tượng tham gia khảo sát được yêu cầu đánh giá tầm quan trọng của mỗi yêu cầu trong chuẩn mực với tư cách là nguyên tắc chỉ đạo cho các hành vi đạo đức của mình, dựa trên thang đo Likert 7 mức độ, từ 1 Không quan trọng tới 7 Rất quan trọng. Nếu đối tượng khảo sát cho rằng chuẩn mực đạo đức cung cấp các hướng dẫn quan trọng cho họ, câu trả lời kỳ vọng sẽ ở các mức điểm cao trên thang đo Likert.
Sau đó, nhận thức về tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức được đo lường bằng cách lấy giá trị trung bình của 18 câu trả lời của mỗi đối tượng khảo sát. Một mức điểm càng cao cho thấy đối tượng khảo sát càng coi trọng chuẩn mực đạo đức khi đưa ra các quyết định đạo đức của mình. Mức điểm này cho phép chúng ta đánh giá
37 về vai trò của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với các hành xử của kiểm toán viên.
Giá trị đạo đức doanh nghiệp (Values)
Tương tự như trong các nghiên cứu đã được thực hiện bởi Douglas và cộng sự (2001); Maree và Radloff (2007), Ismail (2015), đề tài sử dụng thang đo đạo đức doanh nghiệp gồm 5 câu hỏi do Hunt và cộng sự (1989) xây dựng để đo lường đánh giá của kiểm toán viên về giá trị đạo đức của doanh nghiệp kiểm toán nơi họ đang làm việc. Thang đo giá trị đạo đức doanh nghiệp này cho biết đánh giá của các thành viên của một tổ chức về hành vi đạo đức của các nhà quản lý trong doanh nghiệp, và việc các hành vi đạo đức và phi đạo đức sẽ được thưởng hoặc trừng phạt như thế nào trong tổ chức (Hunt và cộng sự, 1989). Bảng thang đo gồm 5 câu hỏi này được Hunt và cộng sự (1989) phát triển từ một thang đo lớn hơn do Hunt và cộng sự xây dựng năm 1984, dựa trên kết quả khảo sát từ 1.200 đối tượng tham gia khảo sát (Douglas và cộng sự, 2001). Bảng câu hỏi này đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về giá trị đạo đức doanh nghiệp.
Bảng 3.3. Trích câu hỏi khảo sát về giá trị đạo đức của doanh nghiệp kiểm toán
Hãy cho biết mức độ đồng ý của anh/chị đối với các câu nói sau đây về giá trị đạo đức tại công ty anh/chị đang làm việc (từ 1. Hoàn toàn không đồng ý tới 7. Hoàn toàn đồng ý)
Thang đo 1.
Hoà n toàn
khô ng đồn g ý
2.
Khô ng đồng
ý
3.
Hơi khôn g đồng
ý 4.
Tru ng lập
5.
Hơi đồn
g ý 6.
Đồn g ý
7.
Hoà n toà n đồn
g ý
1 Lãnh đạo cao cấp ở công ty tôi đã
đưa ra thông điệp rõ ràng rằng các 1 2 3 4 5 6 7
38 hành vi phi đạo đức sẽ không được
chấp nhận
2 Nếu một người quản lý tại công ty tôi bị phát hiện đã thực hiện hành vi phi đạo đức để đạt được lợi ích cá nhân (chứ không phải lợi ích của công ty), anh ta/cô ta sẽ bị khiển trách ngay lập tức
1 2 3 4 5 6 7
3 Nếu một nhà quản lý tại công ty tôi bị phát hiện đã thực hiện hành vi phi đạo đức để đạt được lợi ích của công ty (chứ không phải lợi ích của cá nhân), anh ta/cô ta sẽ bị khiển trách ngay lập tức
1 2 3 4 5 6 7
4 Các nhà quản lý trong công ty tôi thường thực hiện những hành vi mà tôi cho là phi đạo đức
1 2 3 4 5 6 7
5 Ở công ty tôi, một cá nhân có thể phải thoả hiệp về đạo đức để đạt được thành công
1 2 3 4 5 6 7
(Nguồn câu hỏi: bảng câu hỏi do Hunt và cộng sự (1989) phát triển)
Bảng khảo sát yêu cầu đối tượng khảo sát cho biết họ đồng ý hay không đồng ý với mỗi câu hỏi dựa trên thang đo Likert 7 mức độ, từ 1 Rất không đồng ý đến 7 Rất đồng ý. Trong 5 câu hỏi của bảng khảo sát, 3 câu đầu tiên có ý nghĩa tích cực, 2 câu sau có ý nghĩa tiêu cực. Đối với 3 câu hỏi đầu, các câu trả lời ở cuối thang đo cho thấy đối tượng khảo sát đánh giá cao các các giá trị đạo đức tại công ty mình làm việc, ngược lại với 2 câu cuối, các câu trả lời đầu thang đo cho thấy đánh giá tốt về giá trị đạo đức của doanh nghiệp.
39 Xét đoán đạo đức (Judgment)
Do việc chứng kiến xét đoán trong thực tế là không khả thi, các nghiên cứu về việc ra quyết định đạo đức thường sử dụng các câu hỏi tình huống để đo lường xét đoán đạo đức của đối tượng khảo sát. Tương tự như các nghiên cứu đã được thực hiện, đề tài này đo lường xét đoán đạo đức của các kiểm toán viên dựa trên các tình huống khó xử về đạo đức (ethical dilemma) do Loeb (1971) và Cohen và cộng sự (1995) xây dựng, và đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Douglas và cộng sự (2001); Ismail (2015) and Buchan (2005).
Mỗi tình huống đưa ra một vấn đề đạo đức mà các kiểm toán viên thường phải đối mặt trong thực tế, ví dụ vấn đề phí kiểm toán, xung đột lợi ích, bảo mật, tính độc lập, thiên vị cho khách hàng, và sự đầy đủ của các thủ tục kiểm toán (Buchan, 2005;
Douglas và cộng sự, 2001). Theo Douglas và cộng sự (2001), các tình huống này được các nhà nghiên cứu xây dựng dựa trên các lý thuyết và tổng quan nghiên cứu, và sau đó đã được kiểm tra bằng cách khảo sát thử và được hội đồng các chuyên gia rà soát.
Mỗi tình huống đưa ra một vấn đề khó xử về đạo đức và hành động của một kiểm toán viên hư cấu. Bảng khảo sát yêu cầu đối tượng khảo sát cho biết mức độ đồng ý với hành động của nhân vật hư cấu trong tình huống trên thang đo Likert 7 mức độ, từ 1 Rất không đồng ý tới 7 Rất đồng ý.
40 Bảng 3.4. Các tình huống trong bảng câu hỏi khảo sát
Anh/chị hãy cho biết mức độ đồng ý của anh/chị đối với các hành động của kiểm toán viên trong một số tình huống sau (từ 1. Hoàn toàn không đồng ý tới 7. Hoàn toàn đồng ý):
Tình huống 1: Kiểm toán viên X đang chuẩn bị đấu thầu cho một khách hàng mới lớn. Khách hàng đã thể hiện với X kỳ vọng của họ về giá thầu. X biết rằng khoản phí mà khách hàng yêu cầu thấp hơn đáng kể so với chi phí thực hiện dịch vụ và cuộc kiểm toán sẽ bị lỗ trong vài năm đầu tiên. Tuy nhiên, kỳ vọng là công ty kiểm toán sẽ có thể tăng phí kiểm toán sau một vài năm để tạo ra lợi nhuận.
Hành động: Kiểm toán viên X cố tình đặt giá thầu thấp hơn đáng kể so với chi phí kiểm toán.
Tình huống 2: Kiểm toán viên X là kiểm toán viên cho Widget & Co., một công ty tư nhân. Thị phần của Widget đã giảm mạnh, và kiểm toán viên X biết rằng Widget sẽ sớm bị phá sản. Một khách hàng kiểm toán khác của X là Solid. Trong khi kiểm toán các khoản phải thu của Solid, X thấy rằng Widget & Co đang nợ Solid 200,000 đô la. Khoản nợ này chiếm 10% các khoản phải thu của Solid.
Hành động: Kiểm toán viên X cảnh báo khách hàng - Công ty Solid, về sự sắp phá sản của Widget.
Tình huống 3: Kiểm toán viên X, ngoài hành nghề kế toán, còn tham gia nhiều hoạt động cộng đồng. Trong thời gian qua X đã tham gia vào các hoạt động gây quỹ cho dàn nhạc giao hưởng thành phố. Để chuẩn bị cho một đề xuất gửi tới một tổ chức tài trợ quốc tế, người quản lý giàn nhạc giao hưởng đã yêu cầu X thực hiện kiểm toán cho dàn nhạc.
Hành động: Kiểm toán viên X chấp nhận thực hiện kiểm toán cho dàn nhạc giao hưởng.
Tình huống 4: Kiểm toán viên X đã có một số cuộc họp với một khách hàng tiềm năng, người này là giám đốc điều hành của một công ty rất lớn và có lợi nhuận tốt.
41 Vị khách hàng tiềm năng này đề nghị X sắp xếp cho con trai mình làm nhân viên kiểm toán trong một văn phòng khác của công ty kiểm toán. Mặc dù cậu con trai khá triển vọng, nhưng có lẽ ở vào trường hợp khác thì cậu ta sẽ không nhận được đề nghị tuyển dụng vào công ty kiểm toán.
Hành động: Kiểm toán viên X đề xuất công ty kiểm toán tuyển dụng con trai của khách hàng tiềm năng.
Tình huống 5:
Một công ty kiểm toán vừa có thêm một khách hàng mới với giá trúng thầu kiểm toán rất thấp. Giám đốc kiểm toán (partner) gợi ý rằng ngân sách giờ công kiểm toán cho các khoản mục liên quan hàng tồn kho là 100 giờ. Kinh nghiệm của trưởng nhóm kiểm toán với các khách hàng tương tự cho thấy để có thể đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc không còn các sai sót trọng yếu, thì cần ít nhất 150 giờ kiểm toán. Việc đánh giá kết quả công việc tại công ty kiểm toán được dựa một phần trên hiệu quả công việc.
Hành động: Trưởng nhóm kiểm toán chấp nhận ngân sách (100 giờ). Kết quả là, khi cần đưa ra xét đoán về số lượng thủ tục kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán đã giảm số lượng thủ tục kiểm toán.
(Nguồn các tình huống: dựa trên nghiên cứu của Loeb (1971) và Cohen và cộng sự (1995))
Tình huống 1 liên quan đến việc hạ giá phí kiểm toán (fee lowballing). Việc kiểm toán viên cố tình hạ giá phí kiểm toán để được khách hàng bổ nhiệm làm kiểm toán viên có thể ảnh hưởng tới số lượng các bằng chứng kiểm toán, làm giảm chất lượng kiểm toán. Tình huống 2 liên quan đến bảo mật thông tin (confidentiality) và xung đột lợi ích (conflict of interest). Trong tình huống này, công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán cho hai khách hàng có xung đột lợi ích. Về nguyên tắc, kiểm toán viên khi kiểm toán một khách hàng không được phép cung cấp thông tin của khách hàng đó cho bên thứ ba nếu không được khách hàng cho phép. Do vậy việc kiểm toán viên kiểm toán Widget cung cấp thông tin của khách hàng này cho Solid là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Tình huống 3 liên quan đến tính độc lập khi kiểm
42 toán viên vừa là người gây quĩ, vừa là kiểm toán viên của dàn nhạc giao hưởng. Điều này khiến cho tính khách quan của kiểm toán viên có thể bị ảnh hưởng. Tình huống 4 liên quan đến việc kiểm toán viên thiên vị cho khách hàng tiềm năng trong việc tuyển dụng nhân viên. Tình huống 5 liên quan đến việc cắt giảm thủ tục kiểm toán.
Trong tất cả các trường hợp này, hành động của kiểm toán viên trong tình huống đều là hành vi không phù hợp đạo đức nghề nghiệp, vì vậy câu trả lời kỳ vọng là ở mức điểm thấp trên thang đo Likert, thể hiện đối tượng khảo sát không đồng ý với hành động của kiểm toán viên trong tình huống. Kết quả khảo sát ở các tình huống này được sử dụng để đo lường chất lượng các xét đoán đạo đức của đối tượng khảo sát:
điểm số thấp (không đồng ý với hành động của kiểm toán viên trong tình huống) thể hiện xét đoán có chất lượng cao, ngược lại thể hiện xét đoán chất lượng thấp.