Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và kết quả thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập tại Việt Nam
3.3. Kết quả thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập tại Việt Nam
3.3.3. Kết quả phân tích hồi qui
Để phân tích ảnh hưởng của các biến độc lập tới biến phụ thuộc, chúng tôi kiểm tra phương trình (1) bằng hồi qui tuyến tính đa biến (multiple linear regression) và hồi qui logistic thứ bậc (ordinal logistic regression). Hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để điều tra tác động của các biến độc lập đến điểm trung bình của biến phụ thuộc trên cả 5 tình huống, vì biến kết quả trong trường hợp này có thể được coi là một biến liên tục. Để nghiên cứu sâu hơn tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mỗi tình huống, hồi quy logistic thứ bậc được sử dụng, vì các phản hồi cho mỗi quan sát dựa trên thang đo Likert tạo thành một biến phụ thuộc thứ bậc.
3.3.3.1. Kết quả hồi qui tuyến tính đa biến
Bảng 3.9 trình bày kết quả hồi qui tuyến tính cho điểm trung bình của 5 tình huống. Theo kết quả ở Bảng 3.9, chỉ số F có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy mô hình phù hợp với tập số liệu. Chỉ số VIF của các biến độc lập nhỏ hơn 2 nên giữa các biến không có hiện tượng đa cộng tuyến. Hệ số Dubin-Watson của mô hình là 2,125 cho thấy không có hiện tượng tự tương quan. Kiểm định Breusch-Pagan cho thấy không có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình. R2 điều chỉnh 9,3% là không cao, có thể do xét đoán đạo đức còn có thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân hoặc môi trường khác mà chưa được đưa vào mô hình. Tuy R2 không cao nhưng kết quả khá tương đồng với một số nghiên cứu khác đã được thực hiện (ví dụ các mô hình hồi qui của Ismail (2015) có R2 điều chỉnh từ 5% đến 12%).
50 Bảng 3.9. Kết quả hồi qui cho giá trị trung bình của các tình huống
Variables Standardized
coefficients
t Sig. VIF
Code -0,255 -3,315 0,001 1,143
Values -0,115 -1,484 0,140 1,156
Gender 0,106 1,469 0,144 1,013
Position -1,142 -1,142 0,255 1,027
R2 0,114
Adjusted R2 0,093
Durbin-Watson 2,125
F 5,497
Sig p-value = 0,000
Breusch-Pagan test p-value = 0,995
N 176
(Nguồn: trích kết quả phân tích dữ liệu của đề tài)
Kết quả hồi qui cho thấy Code có quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê với Judgment (p-value = 0.001), điều đó cho thấy các kiểm toán viên coi trọng chuẩn mực đạo đức có xu hướng không chấp nhận các hành vi vi phạm đạo đức. Hệ số hồi qui của Values âm nhưng không có ý nghĩa thống kê (p-value = 0.14), cho thấy giá trị đạo đức doanh nghiệp không có tác động có ý nghĩa thống kê đến xét đoán đạo đức. Gender có hệ số hồi qui dương, cho thấy kiểm toán viên nữ có xu hướng không chấp nhận hành vi vi phạm đạo đức hơn kiểm toán viên nam; Position có hệ số hồi qui âm, cho thấy kiểm toán viên có kinh nghiệm hơn có thể đưa ra xét đoán phù hợp hơn; Tuy nhiên hệ số hồi qui của cả Gender và Position đều không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới xét đoán đạo đức (p-value lần lượt bằng 0,14 và 0,25).
3.3.3.2. Kết quả hồi qui logistic thứ bậc
Để phân tích sâu hơn tác động của biến độc lập đến xét đoán đạo đức, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi qui logistic thứ bậc theo phương trình (1) cho từng tình huống. Bảng 3.10 mô tả kết quả của hồi qui thứ bậc cho lần lượt 5 tình huống.
Kiểm định Chi-Square cho thấy kết quả có ý nghĩa thống kê đối với tình huống 1 và
51 5 tại mức 1%, với tình huống 3 và 4 tại mức ý nghĩa 10%, vì vậy nhóm nghiên cứu tập trung xem xét bốn tình huống này.
Trong tình huống 1 và 5, cả Code và Values có tác động có ý nghĩa thống kê tới Judgment. Tại tình huống 3, chỉ có Code có tác động tới Judgment; tại tình huống 4, chỉ có Values có tác động tới Judgment. Tại tình huống 5, Position cũng có tác động tới Judgment, điều này cho thấy kiểm toán viên có kinh nghiệm nhiều hơn có xét đoán tốt hơn.
Một trong những yêu cầu của mô hình hồi qui thứ bậc là mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc như nhau giữa các mức giá trị khác nhau của biến phụ thuộc (Osborne 2015). Nhóm nghiên cứu kiểm tra yêu cầu này này bằng kiểm định parallel lines. Kết quả trong Bảng 3.10 cho thấy kết quả của tình huống 5 thoả mãn giả định về mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (p-value = 0.351), còn các tình huống 1, 3, 4 vi phạm giả định này (p-value < 0.05). Để giải quyết sự vi phạm giả định, nhóm nghiên cứu áp dụng partial proportional odds model cho tình huống 1, 3, 4 theo gợi ý của Wiliams (2006, 2016). Kết quả của partial proportional odds model (Phụ lục 2) cho thấy trong tình huống 1, Code tiếp tục có quan hệ ngược chiều với Judgment tại tất cả các giá trị của biến phụ thuộc, còn Values không có liên hệ ổn định với Judgment. Trong tình huống 3, chỉ có Code có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với Judgment. Trong tình huống 4, cả Code và Values đều không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với Judgment.
Bảng 3.10. Kết quả của hồi qui logistic thứ bậc cho từng tình huống Parameter
estimate
Wald Sig.
Tình huống 1
Code -0,797 11,363 0,001
Values -0,410 4,237 0,040
Gender 0,264 0,921 0,337
Position -0,224 0,627 0,429
Chi-Square 22,831 0,000
Pseudo R2 0,122
52 Parameter
estimate
Wald Sig.
Test of Parallel lines 0,000
Tình huống 2
Code -0,476 4,161 0,041
Values -0,063 0,098 0,755
Gender 0,058 0,043 0,835
Position -0,236 0,672 0,421
Chi-Square 5,605 0,231
Pseudo R2 0,031
Test of Parallel lines 0,984
Tình huống 3
Code -0,696 8,774 0,003
Values 0,165 0,674 0,412
Gender 0,051 0,034 0,854
Position -0,166 0,339 0,561
Chi-Square 9,383 0,052
Pseudo R2 0,052
Test of Parallel lines 0,000
Tình huống 4
Code 0,085 0,136 0,721
Values -0,462 5,293 0,021
Gender 0,481 3,010 0,083
Position 0,313 1,202 0,273
Chi-Square 9,153 0,057
Pseudo R2 0,051
Test of Parallel lines 0,001
Tình huống 5
Code -0,463 3,879 0,049
Values -0,589 7,984 0,005
Gender 0,386 1,810 0,179
53 Parameter
estimate
Wald Sig.
Position -0,596 4,053 0,044
Chi-Square 23,319 0,000
Pseudo R2 0,124
Test of Parallel lines 0,351
(Nguồn: trích kết quả phân tích dữ liệu của đề tài)
Kết luận chung là, chuẩn mực đạo đức (Code) có tác động tăng chất lượng của các xét đoán đạo đức khi xét chung trên cả 5 tình huống và trong 3 trên 5 tình huống riêng biệt (tình huống 1, 3, 5). Giá trị đạo đức doanh nghiệp (Values) chỉ có tác động tới xét đoán đạo đức trong tình huống 5, và trên một số mức phản hồi của tình huống 1. Kinh nghiệm làm việc của kiểm toán viên có tác động tới Judgment ở tình huống 5, còn Gender không có tác động có ý nghĩa thống kê tới Judgment.
Kết luận Chương 3
Chương 3 đã trình bày nội dung mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập tại Việt Nam, cụ thể là tác động của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, giá trị đạo đức doanh nghiệp, giới tính và kinh nghiệm làm việc tới xét đoán đạo đức của kiểm toán viên. Các kết quả nghiên cứu chính bao gồm thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và các biến, kết quả hồi qui tuyến tính và hồi qui logistic thứ bậc. Kết quả cho thấy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có tác động lớn nhất đến xét đoán đạo đức khi xét trên mô hình hồi qui tuyến tính và 3 trong 5 tình huống riêng biệt; giá trị đạo đức doanh nghiệp và kinh nghiệm làm việc chỉ có tác động đến xét đoán đạo đức trong một trường hợp; giới tính không có tác động đến xét đoán đạo đức. Dựa trên các kết quả nghiên cứu ở Chương 3, Chương 4 sẽ thảo luận các kết quả và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập tại Việt Nam.