Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất cà phê tại khu vực Tây Nguyên thông qua phương pháp hàm sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế các dự án sản xuất cà phê tại khu vực tây nguyên (Trang 29 - 38)

Hộp 2.1: Cơ cấu diện tích sản xuất cà phê tại tỉnh Đắk Lắk

2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất cà phê tại khu vực Tây Nguyên thông qua phương pháp hàm sản xuất

2.3.1. Mô hình nghiên cứu

Các lý thuyết kinh tế đã chỉ ra ba phương pháp để nâng cao sản lượng sản xuất nông nghiệp.

Cách thứ nhất là mở rộng diện tích gieo trồng, cách thứ hai là vận dụng khoa học kỹ thuật để tạo ra những giống cây trồng mới có khả năng chống chịu bệnh tật và cho sản lượng cao hơn, và cách thứ ba là cải thiện hiệu quả trong việc sử dụng nguyên liệu đầu vào để có thể đạt được mức sản lượng cao hơn với nguồn đất đai giới hạn và tại mức trình độ công nghệ hiện tại.

Trong khi diện tích gieo trồng bị giới hạn bởi điều kiện tự nhiên, việc cải thiện năng suất thông qua đổi mới công nghệ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Các công nghệ mới đòi hỏi trình độ kiến thức kỹ thuật và thời gian nhất định để có thể áp dụng. Tuy nhiên, rủi ro liên quan và chi phí cao là những cản trở chủ yếu trong việc áp dụng công nghệ, do đó, giải pháp tiềm năng cho việc tăng sản lượng sản xuất chủ yếu nằm ở việc tăng năng suất thông qua sử dụng hiệu quả nguồn lực. Đây cũng là hướng tập trung chủ yếu của nghiên cứu này.

Hiệu quả sản xuất thường được phân tích dựa trên ba khía cạnh: kỹ thuật, phân phối và hiệu quả về mặt quy mô. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và quy mô trong quá trình sản xuất (Bravo-Ureta và Pinheiro, 1997), với phương pháp phổ biến để đo lường hiệu quả kỹ thuật là hàm biên sản xuất (Villano và Fleming, 2006). Tuy nhiên, việc tiếp cận theo hướng hàm sản xuất để đo lường hiệu quả (cấu phần hiệu quả kỹ thuật) có thể không phù hợp trong trường hợp người nông dân đối mặt với giá cả và các yếu tố tài nguyên khác nhau (Ali và Flinn, 1989). Do đó, Ali và Flinn (1989) đã đề xuất việc áp dụng hàm biên lợi nhuận để đo lường hiệu quả riêng của từng người nông dân.

30

Hàm lợi nhuận là phiên bản mở rộng và chuẩn hóa của hàm sản xuất (Mulie, 2014). Theo lý thuyết sản xuất, một người nông dân được giả định là chọn lựa sự kết hợp của các nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra để tối đa hóa lợi nhuận dưới điều kiện kỹ thuật hạn chế (Sadowlet và De Janvry, 1995).

Việc sử dụng hàm lợi nhuận để đo lường hiệu quả có một số ưu điểm như sau: (i) không cần giả thuyết về thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản phẩm đầu ra và nguyên liệu đầu vào khi xác định hàm lợi nhuận mà chỉ cần giá của sản phẩm đầu ra và đầu vào là ngoại sinh và được xác định theo giá cạnh tranh (Sevilla và Siero, 1991), điều này đặc biệt có ích khi ước lượng tại các nước đang phát triển, và (ii) hàm lợi nhuận không gặp vấn đề về sai lệch phương trình đồng thời như tại hàm sản xuất. Trên cơ sở đó, hàm lợi nhuận được sử dụng trong nghiên cứu này để đo lường hiệu quả của sản xuất cà phê tại khu vực Tây Nguyên.

Quá trình sản xuất cơ bản có thể được khái quát hóa là h(q,x,z) = 0, với q là vector các sản phẩm đầu ra, x là vector các yếu tố đầu vào, z là vector các yếu tố cố định và h là yếu tố công nghệ. Giả định yếu tố công nghệ là đồng nhất giữa những người sản xuất, hàm lợi nhuận được xác định như sau:

Max p.q=wx, st. h(q,x,z)=0

Trong đó: p là vector giá sản phẩm đầu ra,

w là vector giá nguyên liệu đầu vào

Biểu đồ 2 cho thấy hàm biên lợi nhuận ngẫu nhiên (stochastic profit frontier function) được giới thiệu bởi Ali và Flinn (1989). Theo lý thuyết về biên, DD thể hiện hàm sản xuất biên của người nông dân (thể hiện hiệu quả tốt nhất của người nông dân với trình độ khoa học công nghệ và nguyên liệu đầu vào cố định được xác định trước). EE là hàm lợi nhuận bình quân của người nông dân, không tính đến các đặc điểm riêng tác động đến hiệu quả. Những người nông dân sản xuất dưới đường DD là những người không thu được lợi nhuận tối ưu dựa trên giá cả đầu ra, đầu vào và thị trường đã xác định trước. Việc đưa vào giá bán theo từng hộ gia đình cho phép ước lượng hàm lợi nhuận (Ali và Flinn, 1989; Wang và cộng sự, 1996).

Biểu đồ 2.2: Hàm lợi nhuận biên

Nguồn: Ali và Flinn (1989)

Phương pháp ước lượng hàm lợi nhuận kết hợp khái niệm về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả quy mô vào mối quan hệ lợi nhuận. Như vậy, bất cứ sai lầm nào trong quyết định sản xuất sẽ được chuyển hóa vào phần lợi nhuận hoặc doanh thu thấp hơn cho người sản xuất (Rahman, 2003). Hiệu quả lợi nhuận được định nghĩa là khả năng đạt mức lợi nhuận cao nhất có thể của một người nông dân dựa trên mức giá và lượng tài sản cố định của người nông dân đó. Theo khái niệm đó, không hiệu quả về mặt lợi nhuận được thể hiện là khoản mất đi hoặc giảm suát về mặt lợi nhuận khi không hoạt động trên đường biên (Ali và Flinn, 1989).

Thiếu hiệu quả có thể phát sinh từ một số nguyên nhân, bao gồm việc không tiếp cận thông

31

tin chính xác để đưa ra quyết định kịp thời hoặc thiếu kỹ năng để sử dụng các công nghệ, sản phẩm sản xuất hiện đại. Bên cạnh đó, việc người nông dân thiếu khả năng đưa ra các quyết định giúp tối đa hóa lợi nhuận có thể xuất phát từ các yếu tố ngoại sinh, nằm ngoài khả năng điều khiển của họ. Ví dụ như việc cung cấp nguyên liệu không kịp thời, yếu tố thười tiết, chính sách không hiệu quả, hay những cú sốc ngẫu nhiên như chiến tranh, dịch bệnh, ngập lụt…

Dựa trên mô hình đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê theo phương pháp hàm biên lợi nhuận ngẫu nhiên, nghiên cứu này xác lập mô hình ước lượng có dạng như sau:

Và:

Trong đó,

- là giá trị logarit tự nhiên của lợi nhuận thu được từ sản xuất cà phê, được tính bằng tổng trị giá thu hoạch cà phê trừ tổng chi phí sản xuất cà phê, và được chuẩn hóa bằng giá bán cà phê theo từng hộ, ;

- là giá trị logarit tự nhiên của giá nhân công sản xuất, tính theo mức lương cơ sở và được chuẩn hóa theo giá bán cà phê;

- là giá trị logarit tự nhiên của giá phân bón hóa học bình quân theo từng hộ gia đình, tính bằng tổng chi phí phân bón hóa học chia cho số lượng phân bón hoá học và được chuẩn hóa theo giá bán cà phê;

- là giá trị logarit tự nhiên của diện tích đất trồng cây cà phê theo từng hộ gia đình, là chi phí đầu vào cố định của hàm lợi nhuận;

- là các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê của hộ gia đình, được gợi ý từ các nghiên cứu cùng chủ đề như (Mulie 2014; Temesgen and Franklin 2017) bao gồm: diện tích sản xuất, biến giả về vay vốn ngân hàng, trình độ học vấn của chủ hộ, và tuổi của chủ hộ.

Các biến số này được kỳ vọng sẽ ngược chiều với yếu tố kém hiệu quả.

- là các tham số cần ước lượng trong mô hình

- là sai số ngẫu nhiên hai bên, là sai số một bên (one side haft normal) giải thích cho sự kém hiệu quả.

Bảng 2.6: Biến số trong mô hình

Biến số Giải thích Dấu kỳ

vọng Mục A. Hàm biên lợi nhuận

giá trị logarit tự nhiên của lợi nhuận được chuẩn hóa bằng giá bán cà phê theo từng hộ

Biến số

giá trị logarit tự nhiên của giá nhân công sản xuất chuẩn hóa theo giá bán cà phê

-ve giá trị logarit tự nhiên của giá phân bón hóa học bình quân chuẩn hóa theo giá bán cà phê

-ve Yếu tố cố định

giá trị logarit tự nhiên của diện tích đất trồng cây cà phê theo

từng hộ gia đình +ve

Mục B. Hàm phi hiệu quả

logarit tự nhiên của diện tích đất sử dử dụng -ve

32

Biến số Giải thích Dấu kỳ

vọng Vay vốn ngân hàng (=1 nếu có vay vốn, =0 nếu ngược lại) -ve

Tuổi chủ hộ (theo năm) -ve

Học vấn chủ hộ (=0 nếu không bằng cấp, =1 tiểu học, =2 THCS,=3 THPT trở lên)

-ve

Việc đánh giá mức độ hiệu quả sản xuất là kết quả từ việc ước lượng thông qua phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Method-SFM). Đây cũng là phương pháp phổ biến nhất và thường được lựa chọn bởi các nhà nghiên cứu khi đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân của sự lựa chọn này là do bản chất biến động của quá trình sản xuất chịu ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại lai như khí hậu khắc nghiệt, bệnh lý cây trồng và côn trùng gây hại. Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu sản xuất thường có mức độ chính xác không cao do người nông dân thường không hay cập nhật thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó, phương pháp phân tích ngẫu nhiên SFM có lợi thế trong việc cho phép việc thực hiện ước tính biên giới hạn với sự xuất hiện của sai số ngẫu nhiên, đồng thời cho phép tính toán mức độ hiệu quả sản xuất với từng phương án sản xuất.

2.3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sản xuất cà phê theo hộ gia đình tại năm tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Buôn Ma Thuật. Số liệu được thu thập qua khảo sát mức sông dân cư VHLSS. Khảo sát mức sống dân cư VHLSS được thực hiện bởi Tổng cục thống kê Việt Nam 2 năm 1 lần, nhằm thu thập dữ liệu về các mặt của đời sống dân cư, như thu nhập, chi tiêu, việc làm, và giáo dục. Trong đó, một phần lớn trong bộ dữ liệu tập trung vào sản xuất nông nghiệp, bao gồm thu hoạch, chi phí, và phân bón…

Dữ liệu gần nhất về VHLSS nghiên cứu có thể thu thập được là bộ VHLSS 2018. Dữ liệu VHLSS 2020 mặc dù đã được thu thập nhưng chưa được xử lý hoàn thiện và chưa được công bố chính thức bởi Tổng cục thống kê. Tuy dữ liệu VHLSS 2018 có độ trễ nhưng sản xuất nông nghiệp là một quá trình có độ quán tính lớn, và ít thay đổi trong thời gian ngắn (Anastasiadis & Chukova 2016). Do đó, nghiên cứu này vẫn có những giá trị nhất định.

2.3.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.3.1. Mô tả dữ liệu

Bảng 2.7 trình bày thống kê mô tả sản xuất cà phê tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

Bằng chứng cho thấy quy mô sản xuất cũng như lợi nhuận bình quân sản xuất cà phê tại khu vực Tây Nguyên là khá thấp. Bình quân mỗi năm, mỗi nông trại sản xuất khoảng 2.821 kg cà phê trên diện tích gieo trồng khoảng 10.200 m2, thu về lợi nhuận là gần 22 triệu/năm. Giá thu mua bình quân cà phê tại vườn là khoảng 36 nghìn đồng/kg. Chi phí lao động bình quân khoảng 37 triệu đồng/năm và có giao động tương đối lớn tùy thuộc vào diện tích gieo trồng.

Tương tự, chi phí phân bón hóa học bình quân vào khoảng 37 triệu đồng/năm. Số lượng hộ vay vốn để sản xuất cà phê là khá thấp, chỉ chiếm khoảng 20% số hộ được hỏi. Phần lớn chủ

33

hộ có trình độ học vấn ở mức hoàn thành chương trình trung học cơ sở. Cá biệt, một số chủ hộ trẻ tuổi có trình độ đại học. Tuổi trung bình của chủ hộ là khoảng 47 tuổi.

Bảng 2.7: Mô tả thông tin trong hoạt động sản xuất cà phê Tây Nguyên

Biến số Đơn vị Trung bình Độ lệch

chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Thu hoạch Kg 2821.706 2771.277 43 16000

Trị giá Nghìn VND 105344.8 109686.3 1600 591263

Lợi nhuận Nghìn VND 21977.67 64437.27 -127434.1 308937.7 Giá bán cà phê Nghìn VND 36.63504 6.26728 13.57771 64.02857 Chi lao động Nghìn VND 37406.72 23545.33 3790.909 141772.6 Chi phân bón hóa học Nghìn VND 24078.81 25526.85 0 169191

Diện tích M2 10200.37 8744.56 200 50000

Tuổi chủ hộ Tuổi 47.35829 11.92923 22 89

Học vấn chủ hộ Trình độ 1.529412 1.118246 0 5

Vay vốn ngân hàng Biến giả .1925134 .3953324 0 1 Nguồn: Tính toán từ phần mềm Stata

2.3.3.2. Kết quả ước lượng

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê tại khu vực Tây Nguyên

Nghiên cứu ước lượng hàm biên lợi nhuận của quá trình sản xuất cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Biến phụ thuộc trong mô hình là lợi nhuận đã được chuẩn hóa. Kết quả ước lượng trình bày ở Mục A của bảng 2.8. Mục tiêu chủ yếu của việc ước lượng hàm biên lợi nhuận là nhằm trả lời cho câu hỏi liệu quá trình sản xuất cà phê tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên Việt Nam có hiệu quả hay không? Và nếu tồn tại sự thiếu hiệu quả, thì mỗi hộ sản xuất hoạt động cách đường biên hiệu quả bao xa?

Kết quả ước lượng tại bảng 2.8 và bảng 2.9 cho thấy, hiệu quả lợi nhuận bình quân của sản xuất cà phê tại Tây Nguyên là 0.327. Điều này hàm nghĩa rằng lợi nhuận sản xuất cà phê của các hộ gia đình có thể tăng lên khoảng 67,3% chỉ thông qua việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật và phân phối của người nông dân, mà không cần tăng quy mô sản xuất hay nguyên liệu đầu vào. Các kết quả này là nhất quán với phát hiện của (Mulie 2014), khi tìm ra hiệu quả lợi nhuận sản xuất cà phê tại Sidama là 57%. Kết quả này cũng hàm ý rằng nhà sản xuất có thể đạt mức lợi nhuận tương đương với chỉ khoảng 67,3% chi phí. Điều này có thể đạt được thông qua việc cung cấp các khóa huấn luyện về việc sử dụng hiệu quả các nguyên vật liệu nông nghiệp đầu vào

Như thể hiện tại hình 1, sự đa dạng về mức hiệu quả lợi nhuận được quan sát thấy trong số các nông dân sản xuất cà phê với mức tối thiểu là 0.003 và giá trị tối đa là 0.98, cho thấy hộ sản xuất kém hiệu quả nhất có thể giảm tới 99,7% chi phí, trong khi hộ hoạt động hiệu quả nhất chỉ cách mức hiệu quả tối đa là 2%. Khoảng hiệu quả từ 0,003 tới 0.98 là không bất thường khi các nghiên cứu khác cũng cho thấy mức biến động tương tự. Ví dụ, nghiên cứu của Temesgen và Franklin (2017) cho thấy hiệu quả sản xuất tại Malawi nằm trong khoảng từ 0.005 đến 0.89, hay Ali và Flinn (1989) cho thấy hiệu quả nằm trong khoảng (0.13 0.95) giữa những người nông dân sản xuất gạo tại Pakistan. Mức phân phối của hộ sản xuất cà phê về

34

hiệu quả sản xuất cho thấy có khoảng trên 20% người sản xuất ở mức hiệu quả thấp dưới 0.1 và chỉ có khoảng dưới 5% người sản xuất có mức hiệu quả lớn hơn 0.8.

Biểu đồ 2.3: Phân phối hiệu quả sản xuất cà phê khu vực Tây Nguyên

0510152025

Tỷ lệ phần trăm

0 .2 .4 .6 .8

Hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất cà phê khu vực Tây Nguyên

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Stata

Bảng 3 (phần A) cũng cho thấy các hệ số tương quan của các biến số trong mô hình hiệu quả có dấu theo kỳ vọng và phù hợp với cơ sở lý thuyết. Hệ số uớc tính liên quan đến chi phí nhân công có dấu âm và có ý nghĩa thống kê. Điều này thể hiện giá nhân công lao động có tác động ngược chiều tới lợi nhuận sản xuất. Phát hiện này là phù hợp với kỳ vọng về mặt lý thuyết và nhất quán với nhiều kết quả đã có trước đó, điển hình như Theodora (2006). Ngược lại, hệ số tương quan giữa chi phí phân hóa học dù có dấu theo kỳ vọng nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Một biến số giải thích quan trọng khác được đưa vào mô hình là diện tích đất trồng cà phê, được đo lường bằng m2 đất trồng và được giả thuyết là có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lợi. Như dự kiến, diện tích đất trồng cà phê có tác động dương và có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận sản xuất. Kết quả này là phù hợp với nhiều nghiên cứu đi trước như Theodora (2006) cho các nhà sản xuất gạo ở miền Bắc và miền đông Ugandan, nghiên cứu của Rahman (2003) về hiệu quả của nông dân trồng lúa ở Bangladesh, hay công trình của Abdulai & Huffman (1998) về hiệu quả của lúa gạo ở Ghana.

Bảng 2.8. Kết quả ước lượng

Mục A. Hàm biên lợi nhuận Coef Z P>Z

lnK, logarit tự nhiên của giá nhân công chuẩn hóa -0.641* -1.78 0.074 lnP, logarit tự nhiên của giá phân hóa học chuẩn hóa -0.145 -0.80 0.424 lnS, logarit tự nhiên của diện tích đất sử dử dụng 0.533*** 6.20 0.000

Constant 3.258*** 3.71 0.000

Mục B. Hàm phi hiệu quả

W1, logarit tự nhiên của diện tích đất sử dử dụng -1.161*** -3.51 0.000

W2,Vay vốn ngân hàng -0.986* -1.71 0.087

W3,Tuổi chủ hộ -0.017 -1.07 0.284

W4, Học vấn chủ hộ -0.358* -1.82 0.069

Constant 13.071*** 4.48 0.000

Tham số phương sai

Gamma 0.968

35

Likelihood ratio test 46.068*** 0.000

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Stata

So sánh giữa nhóm đối tượng khác nhau cho thấy, những người có vay vốn có mức độ hiệu quả cao sản xuất cao hơn những người không vay. Cụ thể, kết quả cho thấy những người có vốn vay có mức hiệu quả bình quân là 45,3%, tức là 41,5% hiệu quả hơn so với người không có vốn vay. Trong khi đó, chủ hộ có trình độ từ mức trung học phổ thông trở lên có mức hiệu quả đạt 43,9%, gần gấp đôi so với mức độ hiệu quả mà chủ hộ không có bằng cấp đạt được.

Các kết quả cũng tiết lộ rằng những trang trại lớn với diện tích gieo trồng lớn hơn 20.000 m2 có khả năng sản xuất với hiệu quả cao hơn các trang trại có diện tích gieo trồng nhỏ.

Bảng 2.9: Hiệu quả sản xuất cà phê khu vực Tây Nguyên Giá trị

bình quân

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất Hiệu quả sản xuất bình quân .3273 .2395 .0031 .9806 Vay vốn

Không vay .3200 .2536 .0133 .9005

Có vay .4535 .2830 .0079 .8891

Học vấn chủ hộ

Không bằng cấp .2239 .2135 .0079 .6433

Tiểu học .3043 .2519 .0218 .8653

THCS .4289 .2732 .0252 .9005

THPT trở lên .4394 .2878 .0282 .7462

Diện tích gieo trồng

Nhỏ (dưới 5000 m2) .1954 .2746 .0133 .8653

Trung bình (từ 5.000-20.000 m2) .3129 .2423 .0079 .8891 Lớn (trên 20.000 m2) .5984 .2000 .1764 .9005 Nguồn: Tính toán từ phần mềm Stata

Yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất

Kết quả đánh giá tác động của các nhân tố về vốn tín dụng, diện tích trồng trọt, học vấn chủ hộ và tuổi chủ hộ đến hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ sản xuất cà phê được trình bày tại Mục B. Bảng 2.8. Theo đó, các yếu tố về diện tích trồng trọt, tiếp cận vốn vay, học vấn chủ hộ đều có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả sản xuất. Trong khi đó, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho thấy tuổi của chủ hộ có tác động tới hiệu quả sản xuất.

Trước hết, tham số ước tính liên quan tới diện tích trồng trọt có dấu âm và có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy các hộ sản xuất có quy mô càng lớn thì hiệu quả sản xuất càng cao.

Điều này phù hợp với lý thuyết về hiệu quả kinh tế theo quy mô. Diện tích trồng trọt tăng lên có thể dẫn tới việc sử dụng hiệu quả và hợp lý hơn các sản phẩm đầu vào, từ đó tăng được hiệu quả sản xuất.

Tiếp theo, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tiêu cực và có ý nghĩa thống kê giữa tính kém hiệu quả và tình trạng vay vốn tín dụng. Điều này cho thấy rằng những nông dân được tiếp cận vốn tín dụng có hiệu quả sản xuất cao hơn những người không được tiếp cận tín dụng.

Kết quả ngụ ý rằng những người nông dân có khả năng tiếp cận tín dụng sẽ mua các đầu vào như nông cụ, hạt giống và cho phép họ thuê lao động bổ sung cho các hoạt động khác nhau.

Trong khi đó, những người nông dân không có khả năng tiếp cận tín dụng sẽ không thể đầu tư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế các dự án sản xuất cà phê tại khu vực tây nguyên (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)