Hộp 2.1: Cơ cấu diện tích sản xuất cà phê tại tỉnh Đắk Lắk
3.5. Một số khuyến nghị đối với UBND các tỉnh khu vực Tây Nguyên
Các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn từ tỉnh đến cơ sở cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ nông dân và cá nhân về mục đích, yêu cầu, sự cần thiết thực hiện chương trình tái canh, cải tạo giống cà phê và chủ trương chính sách của nhà nước về hỗ trợ vay vốn đầu tư để người dân biết và chủ động vay vốn thực hiện tái canh cà phê. Các Sở, ngành trên địa bàn (Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính) cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngân hàng thương mại phối hợp cung cấp thông tin để truyền thông về chương trình.
Thực hiện giải pháp này có nhiều cách, song với mục tiêu cuối cùng là làm sao để người nông dân không ỷ lại vào nguồn vốn ưu đãi của nhà nước mà xem chương trình tái canh cà phê là một cơ hội để cải tạo và làm “trẻ hóa” vườn cây, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của chính gia đình họ, một trong những nội dung quan trọng mở rộng quy mô sản xuất cà phê bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới ở từng địa phương. UBND các cấp cần làm tốt công tác cầu nối giữa người dân và ngân hàng cho vay khi thực hiện chương trình tái canh cà phê, giúp người dân nắm bắt được các thông tin liên quan đến chương trình như: hạn mức tín dụng, điều kiện, quy trình, thủ tục vay vốn…
Hưởng ứng phong trào khuyến khích đổi mới sáng tạo, các tỉnh nên tìm ra các cách thức để giúp các doanh nghiệp, hộ nông dân đổi mới tư duy. Hiện nay, cùng sự phát triển của trào lưu khởi nghiệp, các mô hình tư duy mới được giới thiệu và khuyến khích sử dụng rộng rãi.
Với tư duy thiết kế, hệ thống này giúp xác lập vấn đề của cộng đồng mục tiêu, qua đó khớp nhu cầu thực sự của họ với giải pháp của chính doanh nghiệp. Với tư duy tinh gọn, hệ thống tư duy giúp cho quá trình đề xuất giải pháp, giả định và kiểm định liên tục nhằm nhanh chóng tìm ra giải pháp tối ưu. Tư duy tinh gọn đề cao tính thực tế, căn cứ vào hành vi khách hàng để đưa ra quyết định thay vì các giả định của chính doanh nghiệp. Với sự phát triển của công nghệ, việc kiểm chứng hành vi khách hàng sẽ dễ dàng hơn trước đây.
Cuối cùng là tư duy sáng tạo, hệ thống tư duy này giúp vượt qua các rào cản tưởng chừng như không thể, đặc biệt trong đợt dịch bệnh. Với mô hình kinh doanh trồng cà phê hiện tại của nông hộ, nông hộ có thể sử dụng mô hình tư duy nhằm tìm ra giải pháp giá trị. Đã có nhiều mô hình đưa ra nhằm hỗ trợ con người đưa ra giải pháp sáng tạo, trong đó nổi bật có mô hình của Mỹ “SCAMPER”.
Bảng 3.1: Mô hình SCAMPER
Chữ cái Viết đủ Giải nghĩa Minh họa liên quan tới hoạt động sản xuất cà phê
S Substitute Thay thế những thứ đang có bằng những thứ khác
Trồng xen canh các cây trồng khác trong thời gian kiến thiết, tạo ra nguồn doanh thu thay thế
48
Chữ cái Viết đủ Giải nghĩa Minh họa liên quan tới hoạt động sản xuất cà phê
C Combine Kết hợp sản phẩm, dịch vụ khác nhau thành sản phẩm, dịch vụ tối ưu hơn
Kết hợp trồng cà phê với du lịch hoặc học tập trải nghiệm
A Adapt Đặt tính năng, công dụng của sản phẩm vào bối cảnh khác M Modify Điều chỉnh lại sản phẩm, dịch
vụ nhằm phục vụ sát hơn nhu cầu
P Put to use Sử dụng cho mục đích khác Vỏ cà phê của vụ thu hoạch trước được dùng làm chất ủ phân
E Eliminate Loại bỏ bớt đặc điểm, tính năng
R Rearrange Thay đổi trật tự Sắp xếp lại quy trình sản xuất theo hướng tiết kiệm hơn
Nguồn: tác giả tổng hợp
Nhìn chung, mô hình SCAMPER, ngoài có thể giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh vượt qua những giới hạn do dịch bệnh, còn giúp sáng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới cho xã hội nhờ những thay đổi tưởng chừng như rất nhỏ. Điều này giúp đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Một vấn đề nữa là, việc thay đổi này nhiều quan điểm cho rằng chỉ thích hợp với doanh nghiệp nhỏ còn không dễ với doanh nghiệp có quy mô lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp quy mô lớn hoàn toàn có thể thử trên “quy mô nhỏ” để kiểm chứng thị trường.
3.5.2. Tăng cường công tác quản lý, tổ chức và hỗ trợ kỹ thuật đối với chương trình tái canh cà phê
Thứ nhất, trong tái canh, cải tạo giống cà phê thì giống và kỹ thuật là khâu cực kỳ quan trọng, đề nghị Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo, quản lý để đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu giống cà phê chất lượng tốt cho các tổ chức và cá nhân đồng thời có phương pháp hướng dẫn hiệu quả về kỹ thuật thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê.
Thứ hai, Sở NN&PTNT là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trước nông dân về nguồn giống, chất lượng giống, kiểm soát tại các vườn nhân chồi giống được đầu tư từ ngân sách nhà nước và hướng dẫn các cơ sở sản xuất gieo ươm cây giống cà phê thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống theo quy định, không để người nông dân còn băn khoăn chất lượng giống trong quá trình tái canh cà phê. Đồng thời, nghiên cứu có cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cà phê cho người dân đối với những hộ có nhu cầu vay vốn của chương trình tái canh cà phê.
Thứ ba, tăng cường quản lý quy hoạch việc thực hiện trồng cây chắn gió, cây che bóng nhằm tạo cho vườn cà phê tái canh có quy mô sinh thái đồng ruộng chất lượng cao hơn trước khi tái canh. Đây là vấn đề không mới đã có nhiều kết quả phân tích khoa học, vì vậy trong quá trình sản xuất cần chỉ đạo kiên quyết vườn cà phê tái canh phải trồng cây che bóng, trồng xen cây ăn quả, góp phần cải thiện tiểu khí hậu, thích ứng biến đổi khí hậu và nâng cao thu nhập.
Thứ tư, chủ động nắm bắt các thông tìn về mô hình thí điểm phát triển ngành hàng cà phê bền vững trong tiến trình hội nhập quốc tế, chuẩn bị mọi điều kiện cần và đủ để tiếp cận nhân rộng mô hình phù hợp với điều kiện địa phương sau khi có kết quả tổng kết đánh giá thí điểm mô hình.
Thứ năm, trong công tác tổ chức sản xuất, hệ thống ngành NN&PTNT của tỉnh, lãnh đạo địa phương cần tăng cường đi cơ sở tập trung chỉ đạo sản xuất, thường xuyên rà soát nhu cầu tái canh cà phê, đồng thời nắm bắt thông tin, nguyện vọng của các hộ nông dân; có giải pháp khuyến khích nông dân phát triển liên kết giữa các hộ, hình thành các liên minh sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã để sản xuất cà phê trên quy mô lớn; tổ chức tuyên truyền cho các hộ nhằm nâng cao nhận thức về sản xuất cà phê bèn vững, gắn phát triển kinh tế - xã hội với
49
bảo vệ môi trường; tổ chức, khuyến khích các hộ tập trung thâm canh cà phê theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), sản xuất cà phê có chứng nhận, mã số vùng trồng, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê. Đây cũng là điều kiện cần và đủ để thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Thứ sáu, các Sở, ngành chức năng rà soát, điều chỉnh, bổ sung bộ định mức kinh tế kỹ thuật về các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu trên địa bàn của tỉnh cho phù hợp với thực tiễn làm cơ sở cho việc thẩm định, quyết định cho vay của ngân hàng. Bản thân chương trình tín dụng ưu đãi đang được sự ủng hộ của Chính phủ và NHNN nhưng chính những khó khăn trong xác định định mức kinh tế kỹ thuật khiến việc thiết kế gói vay vốn phù hợp hơn với dòng tiền của hộ khó khăn.
Thứ bảy, xây dựng Đề án phát triển cà phê bền vững của địa phương phù hợp với từng giai đoạn nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình tái canh cà phê, đảm bảo 100% diện tích tái canh được sử dụng giống tốt và áp dụng đúng quy trình, kỹ thuật tái canh đã được các Bộ, ngành hướng dẫn triển khai, góp phần phát triển vùng nguyên liệu bền vững, quy mô lớn.
Thứ tám, xây dựng các phương án cụ thể về thu hoạch cà phê trong từng niên vụ để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid – 19, đồng thời vẫn đảm bảo thu hoạch đúng thời vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê.
3.5.3. Có chính sách kêu gọi ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp chế biến cà phê
Khâu chế biến nông sản nói chung và cà phê nói riêng của các tỉnh khu vực Tây Nguyên hiện nay vẫn đang còn rất yếu. Để kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê dài hạn theo hướng sản xuất cà phê bền vững, nghiên cứu kiến nghị các UBND tỉnh khu vực Tây Nguyên cần có chính sách ưu đãi kêu gọi nhà đầu tư tập trung cho hoạt động chế biến tinh cà phê, tăng giá trị hàng xuất khẩu từ đó ổn định giá thu mua cà phê cho các hộ nông dân. Để thu hút nguồn lực tham gia chế biến tinh cà phê, bản thân các tỉnh cần đề xuất gói hỗ trợ của Chính phủ và cơ cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ chế biến tinh. Đặc biệt, tạo cơ chế kết nối giữa doanh nghiệp và trường đại học, chuyên gia nghiên cứu công nghệ chế biến cà phê tinh.
Tăng cường xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm, đã và đang đầu tư trong các dự án cà phê chuyên sâu (chế biến tinh) thông qua các hội nghị, hội thảo mang tầm quốc gia, quốc tế. Song song với đó, các tỉnh cần tích cực làm công tác xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm tạo thị trường trước cho cà phê qua chế biến tinh. Khi đã có đầu ra sẽ tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư chế biến cà phê tinh.
3.5.4. Chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến tài sản bảo đảm vốn vay
Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp, hộ dân có tài sản gắn liền trên đất như nhà, nhà kho, sân phơi, vườn cây lâu năm nhưng hầu hết chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu dẫn đến không đảm bảo tính pháp lý để thế chấp vay vốn ngân hàng. Đề nghị UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức tuyên truyền hướng dẫn và có chính sách hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho người dân và doanh nghiệp. Trong thời gian chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, đặc biệt là nhà ở nông thôn và cây trồng lâu năm thì có thể xem xét chấp thuận giấy xác nhận tài sản của UBND cấp xã là căn cứ pháp lý chứng minh quyền sở hữu tài sản hợp pháp để thế chấp vay vốn.
Thứ hai, hiện nay tại địa phương đang có sự chênh lệch rất lớn giữa giá đất thực tế trên thị trường và giá đất do UBND tỉnh quy định, gây khó khăn cho việc xác định giá trị tài sản thế chấp để vay vốn của người dân. Đề nghị NHNN có kiến nghị với UBND tỉnh Đăk Nông xem xét điều chỉnh khung giá đất phù hợp với giá thị trường hoặc có quy định riêng về giá đền bù thu hồi đất và giá làm cơ sở thế chấp vay vốn ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn.
Thứ ba, việc xử lý tài sản thế chấp của cơ quan Thi hành án rất chậm và bất cập: Có những trường hợp Tòa án đã giải quyết xong và chuyển hồ sơ tài sản qua cơ quan thi hành án đã 05 năm nhưng đến nay vẫn chưa xử lý xong. Khách hàng có nhiều tài sản để đảm bảo cho khoản vay nhưng cơ quan Thi hành án không tiến hành xử lý đồng thời tất cả các tài sản mà xử lý từng tài sản nên làm mất rất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của
50
ngân hàng, đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo Cơ quan Thi hành án các cấp khắc phục các bất cập như trên và đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, xử lý tài sản để hỗ trợ các ngân hàng trong việc thu hồi vốn, tạo điều kiện cho ngân hàng lành mạnh hóa tài chính và chất lượng tín dụng nhằm góp phần tốt hơn trong chính sách tái canh cà phê của tỉnh.
3.5.5. Có các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tham gia tái canh cà phê
Thứ nhất, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án như: Chương trình dạy nghề lao động nông thôn, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các chương trình khác…để thực hiện hỗ trợ về dạy nghề, chăm sóc cà phê, hỗ trợ cây giống, phân bón…áp dụng vào sản xuất và phát triển tái canh cà phê trên địa bàn.
Thứ hai, huy động, sử dụng thêm các nguồn vốn khác của địa phương để hỗ trợ, triển khai việc cấp giấy chứng nhận, nâng cấp bổ sung thêm các vườn ươm giống cà phê đạt tiêu chuẩn, đảm bảo cung cấp cây giống chất lượng phục vụ nhu cầu tái canh cà phê.
Thứ ba, dành một phần nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cung cấp thêm chính sách tín dụng hỗ trợ cho các hộ nông dân tham gia tái canh trên địa bàn, nhằm thúc đẩy hoạt động tái canh cà phê.
Thứ tư, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, các Bộ, ngành bổ sung, lồng ghép chính sách đầu tư đối với các dự án sản xuất cà phê tại khu vực Tây Nguyên, trong đó có chính sách tín dụng vào các chương trình mục tiêu quốc gia, để thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp, người dân vào các dự án, tương tự như cơ chế tín dụng thuộc Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thứ năm, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất cà phê chất lượng cao trong việc đăng ký chỉ dẫn địa lý, phát triển thương hiệu, mở rộng quy mô liên kết;
hỗ trợ nguồn kinh phí xúc tiến thương mại để mạnh công tác xúc tiến, tìm kiếm thị trường; hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn đưa sản phẩm vào bán tại các siêu thị trong nước, hình thành các nhà máy chế biến, gắn chế biến sâu với vùng nguyên liệu.