Hộp 2.1: Cơ cấu diện tích sản xuất cà phê tại tỉnh Đắk Lắk
3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến ngành cà phê
Trước diễn biến phức tạp và kéo dài của đại địch Covid – 19 từ đầu năm 2020 đến nay, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid – 19, do đó, tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, tốc độ tiêm văc – xin được đẩy nhanh hơn, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội tiếp tục phục hồi tích cực và có nhiều khởi sắc trong những tháng cuối năm 2021. Tính chung trong 11 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 11 tháng đạt khoảng 602 tỷ USD, tăng trên 22% so với cùng kỳ, thương mại, dịch vụ phục hồi tích cực, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất dần được nối lại theo hướng bình thường mới, sản xuất nông nghiệp cơ bản ổn định, năng suất, sản lượng tăng khá, xuất khẩu nông sản đạt trên 43 tỷ USD, tăng trên 14% so với cùng kỳ. Riêng đối với xuất khẩu cà phê ước đạt 1,273 triệu tấn, trị giá 2,41 tỷ USD, giảm 5,1% về khối lượng nhưng giá trị vẫn tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý 3 năm 2021, hoạt động giãn cách xã hội do dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng hầu hết nông sản bị đứt gãy, dẫn đến nhiều loại nông sản như rau quả, chăn nuôi thủy sản giảm giá. Tuy nhiên, việc đứt gãy chuỗi cung ứng cà phê không làm giá của mặt hàng này giảm, mà trái lại càng đẩy giá cà phê nguyên liệu trong nước tăng thêm. Tính chung trong 10 tháng, giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt 2.100 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 12/2017. Hiện tại ngày 3/11, giá cà phê xuất khẩu (giá FOB – giá giao hàng tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh) đã lên tới 2.369 USD/tấn, đây là mức giá cao nhất trong vòng 5 năm qua. Dự báo giá cà phê sẽ đạt đỉnh vào cuối năm nay, tuy nhiên, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kiểm soát dịch Covid-19, tốc độ phục hồi kinh tế thế giới và thời tiết của các nước trồng cà phê lớn trên thế giới.
Thởi điểm hiện nay, tình hình bình thường mới với các lệnh giãn cách xã hội đã được nới lỏng, do đó, các thương nhân xuất khẩu có thể đẩy mạnh việc giao hàng lên tàu để bù đắp cho sự đình trệ trong nhiều tháng qua. Trong bối cảnh dịch Covid – 19 được kiểm soát tốt như hiện nay, dự báo, xuất khẩu cà phê 2 tháng còn lại mỗi tháng sẽ đạt khoảng 130 nghìn tấn, đồng thời, với việc vẫn tiếp tục giữ được giá cao như hiện nay, có thể đem về thêm 600 triệu USD trong 2 tháng cuối năm, để đưa kim ngạch cà phê cả năm lập lại ngưỡng 3 tỷ USD.
39 3.1.1.2. Diễn biến thị trường thế giới
Trên thị trường thế giới, dự báo giá cà phê sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới do nguồn cung chưa ổn định, thị trường đang lo ngại hạn hán xảy ra tại Nam Mỹ và lũ lụt tại Đông Nam Á, trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 kéo dài gây ra sự tắc nghẽn trong vận chuyển khiến giá cước phí vận chuyển cao.
Những đợt băng giá và hạn hán kéo dài ở Brazil đã làm hư hại nhiều diện tích cây cà phê của nước này, đẩy giá tăng vọt trong thời gian qua. Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafé), lũy kế 3 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, xuất khẩu cà phê của Brazil đạt 8.817 triệu bao, giảm 20% so với 3 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021.
Tại Brazil, nhiều yếu tố đang hỗ trợ cho giá cà phê, đó là đồng Reais tăng 1,42%, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,5890 Reais. Thời tiết xấu cũng ảnh hưởng đến vụ thu hoạch cà phê của Colombia. Ngoài ra, sự xuất hiện của virus Covid-19 ở nước này có thể dẫn tới những chính sách phong tỏa/giãn cách xã hội kéo dài, cộng thêm tình trạng thiếu lao động có thể khiến cho tình hình sản xuất cà phê Colombia sẽ xấu đi hơn nữa.
Những điều này góp phần đẩy giá robusta tăng lên, kết hợp với sự gián đoạn dòng chảy cà phê từ Đông Nam Á và chi phí vận chuyển cà phê cao đã khiến lượng cà phê robusta lưu tai các kho dự trữ trên sàn ICE giảm mạnh.
Sản lượng của các nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới khác cũng giảm đã khiến cà phê trở thành mặt hàng "nóng" trong năm nay, với giá robusta đã tăng 52,2%
kể từ đầu năm. Dự báo giá cà phê có thể duy trì cao đến năm 2022 nhờ các yếu tố như:
Nguồn cung hạn chế, nhu cầu tiêu thụ tăng trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp; giá cước vận chuyển các tuyến Châu Á sang Châu Âu và Bắc Mỹ tiếp tục tăng cao; tình trạng thiếu container vẫn không được khắc phục dự kiến kéo dài tiếp;
các nhà nhập khẩu cà phê không muốn ký hợp đồng FOB, mà muốn người bán chịu toàn bộ chi phí bao gồm vận tải, bảo hiểm… khiến xuất khẩu cà phê gặp nhiều khó khăn.
3.1.2. Thuận lợi, thách thức và cơ hội cho ngành cà phê trong thời gian tới 3.1.2.1. Thuận lợi
Thứ nhất, điều kiện khí hậu, địa lý và đất đai nước ta thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng, độc đáo. Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu. Điều kiện khí hậu, địa lý và đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng, độc đáo. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền Nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền Bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica.
40
Lượng mưa và ngày nắng phân bổ đều trong năm nhất là trong các tháng cà phê sinh trưởng là điều kiện thích hợp để cà phê phát triển. Ngoài ra, Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố này đều có ở Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước khác không có được.
Thứ hai, nguồn lao động trẻ, dồi dào, chi phí thấp giúp hạ giá thành sản phẩm cà phê, tăng sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam. Việt Nam với dân số hơn 90 triệu người trong đó 49% là trong độ tuổi lao động. Đây là đội ngũ lao động rất dồi dào, chi phí nhân công thấp, cung cấp cho mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ khâu nghiên cứu chọn giống, gieo trồng khâu chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản, bao gói, xuất khẩu. Quá trình này đòi hỏi một đội ngũ lao động khá lớn. Đặc biệt ở Việt Nam thì việc ứng dụng máy móc vào việc, sản xuất chế biến cà phê chưa nhiều vì thế lợi thế về nhân công có thể giúp nước ta giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất cà phê xuất khẩu từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá so với các nước trên thế giới.
Thứ ba, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta vì vậy nước ta có lợi thế so sánh với các nước khác về nguồn cung sản phẩm.
Thứ tư, một số sản phẩm cà phê chất lượng cao như cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà, … đã có thương hiệu và đứng vững trên thị trường khu vực và thế giới.
Thứ năm, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, chế biến cà phê sẽ giúp đảm bảo sự phát triển bền vững cả về năng suất, sản lượng và chất lượng hạt cà phê.
Trước đây, do thiếu kiến thức về canh tác, bà con nông dân đã chọn những loại giống chất lượng thấp để gieo trồng dẫn đến cây cà phê nhanh bị già cỗi và sâu bệnh cho năng suất thấp, chất lượng quả kém. Hiện nay, Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) đã nghiên cứu và sản xuất nhiều loại giống cà phê mới năng suất cao, kháng được nhiều loại bệnh; đồng thời chuyển giao kỹ thuật canh tác sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm, giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu giúp tiết kiệm chi phí cho người trồng mà vẫn đảm bảo chất lượng hạt cà phê.
3.1.2.2. Thách thức
Thứ nhất, việc quy hoạch, quản lý quy hoạch vùng trồng cà phê còn chưa tốt, việc mở rộng diện tích cà phê không theo quy hoạch sẽ làm giảm diện tích rừng trong cả nước và ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn cung sản phẩm cà phê. Diện tích cà phê già cỗi, bị sâu bệnh chiếm tỷ lệ cao (khoảng 25% tổng diện tích trồng cà phê), nếu không được tái canh sẽ làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của cà phê Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Trong những năm gần đây, diện tích cây cà phê mới trồng đã tăng đáng kể, nhưng hầu hết lại nằm ở những khu vực không phù hợp (đất nông, dốc cao, thiếu nước tưới), do đó, mặc dù diện tích trồng được cải thiện nhưng lại không đạt được hiệu quả kinh tế, năng suất thấp và chi phí sản xuất cao.
Thứ hai, các biện pháp canh tác, thâm canh được áp dụng trong quá khứ đã sử dụng quá nhiều đầu vào (phân bón, tưới tiêu) để đạt được năng suất tối đa, dẫn đến cây cà phê không chỉ nhanh chóng cạn kiệt và mất khả năng sản xuất, mà còn gây phá hủy tài nguyên nước ngầm và ô nhiễm đất - nhiều bệnh và sâu bệnh hình thành, đặc biệt là nấm và tuyến trùng rễ.
Thứ ba, sản xuất cà phê nước ta vẫn chủ yếu theo hình thức kinh tế hộ, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết với các đơn vị thu mua, cơ sở sản xuất chế biến nên thường bị thương lái ép giá, tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn thường xuyên xảy ra và tác động rất lớn đến đời sống của người trồng cà phê.
Thứ tư, dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là việc xuất hiện biến chủng Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn tại một số nước, do đó, có thể sẽ có hoạt
41
động giãn cách xã hội trong thời gian tới, dẫn đến gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ năm, giá nhiên liệu, nguyên vật liệu, cước vận tải, chi phí logistic…tăng cao làm tăng chi phí sản xuất và gia tăng áp lực lạm phát, gây tiềm ẩn rủi ro đối với ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ sáu, ảnh hưởng của biến đối khí hậu trong thời gian tới với diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cà phê trong nước cũng như thế giới. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với trình trạng thời tiết cực đoan đã đặt các vùng trồng cà phê vào vị trí nguy hiểm. Theo Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi có thể khiến nước ta mất 50% diện tích sản xuất cà phê Robusta hiện tại vào năm 2050. Hơn nữa, trong những năm tới, sản xuất cà phê Việt chủ yếu dựa vào 3 nhóm:
50% tổng số thuộc nhóm cây từ 10 - 15 tuổi - nhóm cho năng suất cao nhất; 30% cây là từ 15 - 20 tuồi và khoảng 20% trên 20 tuổi - nhóm không thể đảm bảo năng suất. Vậy nên, nếu không được cải tạo trong vài năm tới, cây già sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cà phê của nước ta.
Thứ bảy, Việt Nam sẽ tiếp tục phải cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác đặc biệt là Brazil. Với việc gia tăng mạnh về diện tích, sản lượng cà phê của Brazil - nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, cũng sẽ gây khó khăn không nhỏ cho xuất khẩu cà phê Việt Nam. Trong khi đó, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành cà phê thấp và bấp bênh; các doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu phụ thuộc hoàn toàn vào các sàn giao dịch cà phê; cơ cấu sản phẩm cà phê Việt có giá trị gia tăng thấp; sản phẩm cà phê chế biến, thương hiệu cà phê của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới chưa đạt kỳ vọng.
3.1.2.3. Cơ hội
Thứ nhất, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ các sản phẩm cà phê xuống 0%. Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà phê. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU. EU hiện đang là thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam nhiều nhất, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng trị giá xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2-1,4 tỉ USD/năm trong 5 năm qua), mở ra nhiều cơ hội mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp trong nước, tạo thêm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong đó có mặt hàng cà phê sang các thị trường quốc tế.
Thứ hai, Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ thống bờ biển dài với nhiều cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi lớn cho việc giao dịch thương mại, xuất khẩu cà phê.
Thứ ba, thị trường cà phê trong nước có tiềm năng phát triển lớn khi mới chỉ có khoảng 10% sản lượng cà phê được chế biến phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và các cơ sở chế biến cà phê trong nước vẫn chưa hoạt động hết công suất thiết kế.