Hộp 2.1: Cơ cấu diện tích sản xuất cà phê tại tỉnh Đắk Lắk
3.4. Một số khuyến nghị tới các Bộ ngành liên quan
Thứ nhất, khẩn trương đánh giá tổng kết chương trình ưu đãi tín dụng tái canh cà phê giai đoạn 2015 – 2020 nhằm có những điều chỉnh kịp thời. Hiện nay gói tín dụng ưu đãi đã được triển khai được 5 năm nhưng các báo cáo về tình hình giải ngân lẫn hiệu quả gói tín dụng vẫn chưa được đánh giá. Do đó, trong thời gian tới, sự quan tâm hơn của phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dành cho chương trình tín dụng tái canh cà phê là cần thiết nhằm tháo gỡ những khó khăn liên quan tới hoạt động này. Song song với đó, cần kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc đánh giá tổng thể cả hai gói tín dụng của Ngân hàng Thế giới tài trợ lẫn gói tín dụng do Chính phủ phê duyệt. Sự tham gia của các bên
45
liên quan khác như tổ chức cấp tín dụng trong cả hai gói, doanh nghiệp, các hộ gia đình trồng tái canh cà phê và các chuyên gia, trung tâm khuyến nông là cần thiết trong việc đánh giá sâu sát tình hình triển khai.
Thứ hai, nghiên cứu, ban hành các chính sách để hỗ trợ khách hàng, các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất cà phê bị ảnh hưởng đại dịch Covid – 19, trong đó tiếp tục có chính sách khoanh nợ, giãn nợ cho khách hàng vay vốn; chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục ưu tiên nguồn vốn cho các doanh nghiệp vay để thu mua kịp thời cà phê, đặc biệt là nguồn vốn vay để đầu tư tái canh cà phê, đầu tư máy móc thiết bị chế biến, hệ thống xử lý nước thải; có chính sách hỗ trợ lãi suất đối với vốn vay cho các doanh nghiệp đầu tư nhằm đổi mới trang thiết bị công nghệ nâng cao chất lượng cà phê.
Thứ ba, cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam đứng thứ hai thế giới nên sự hỗ trợ của bản thân các Bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công thương rất cần thiết. Một trong các yếu tố quyết định tới hoạt động sản xuất cà phê bền vững được hay không phụ thuộc vào câu chuyện xuất khẩu cà phê. Do đó, một mặt, NHNN Việt Nam cần tiếp tục đề nghị Bộ Công thương tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu đối với mặt hàng cà phê Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt thông tin giá cả, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, kết nối và thúc đẩy hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ chuyên ngành cà phê nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác, xuất khẩu cà phê. Mặc khác, để tránh những ý kiến từ các nước xuất khẩu khác trong việc chỉ trích Việt Nam hỗ trợ xuất khẩu cà phê nhằm giành lợi thế trong cạnh tranh thương mại quốc tế, Bộ Công thương cần có những giải thích mục đích, ý nghĩa quan trọng của các gói hỗ trợ tín dụng.
Thứ ba, thúc đẩy tín dụng cho sản xuất cà phê theo chuỗi giá trị.
Sự liên kết của ngân hàng vào một chuỗi giá trị thể hiện ở mối liên hệ của dòng vốn tín dụng đối với các tác nhân trong chuỗi giá trị thông qua hình thức tiếp cận thông tin và cung cấp sản phẩm dịch vụ tín dụng cho các tác nhân trong chuỗi. Vận dụng theo định nghĩa về tín dụng theo chuỗi giá trị của Đặng Hoài Linh (2019), tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị cà phê là hình thức chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ phía người cho vay sang một hoặc nhiều chủ thể sử dụng vốn là những thành viên trong chuỗi giá trị ngành cà phê với mục đích phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể vay vốn trong chuỗi giá trị trong thời gian nhất định.
Biểu đồ 3.1: Mô phỏng chuỗi giá trị trong sản xuất cà phê
Nguồn: Nguyễn Thị Phương Linh (2017)
Nghiên cứu triển khai sản phẩm theo chuỗi giá trị trong sản xuất cà phê sẽ giúp đảm bảo thanh khoản cho các bên liên quan, giúp hạ chi phí lãi vay, đảm bảo sinh kế của các đối tượng trong chuỗi.
Thứ tư, chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong việc tiếp tục nghiên cứu mở rộng phương thức cho vay theo hướng linh hoạt hơn, quy định về tài sản bảo đảm để vay vốn tại
46
các ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ dân tiếp cận nguồn vốn từ chương trình cho vay tái canh cà phê; xem xét, điều chỉnh thời hạn cho vay phù hợp với thực tế nhằm giảm bớt gánh nặng cho nông dân trong khoảng thời gian tái canh cho đến khi cây cho thu hoạch; tiết giảm những hồ sơ vay vốn không cần thiết nhằm giảm bớt thời gian đi lại, thủ tục hồ sơ vay vốn cho doanh nghiệp, hộ dân; duy trì thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương truyền thông đến người dân hiểu về chính sách cho vay đối với cây cà phê cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích; thường xuyên nắm bắt thông tin, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để chương trình tín dụng tái canh cà phê thực sự đạt được hiệu quả cao nhất.
3.4.2. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ
Thực tế cho thấy việc bảo hộ nhãn hiệu cộng đồng, trong đó có chỉ dẫn địa lý cho các nông sản đặc sản địa phương là vấn đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm, áp dụng để giúp các sản phẩm nổi tiếng khỏi bị lạm dụng danh tiếng trên thị trường trong và ngoài nước.
Với ý nghĩa đó, việc cấp quyền, quản lý chỉ dẫn địa lý cà phê, đăng ký bảo hộ quốc tế thương hiệu cà phê nhằm phát triển, quảng bá uy tín, thương hiệu, chất lượng sản phẩm cà phê của các doanh nghiệp cần được chú trọng, nhằm khẳng định vị thế, giá trị cho cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. Do đó, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý nhằm định hướng cho các địa phương có thế mạnh về cà phê; có các giải pháp, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp về thủ tục, kinh phí trong việc đăng ký bảo hộ mở rộng sản phẩm cà phê mang chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quốc tế; khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế trong chế biến để đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao uy tín, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế để góp phần xếp hạng tín nhiệm khi tham gia vay vốn tại các ngân hàng thương mại.
3.4.3. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thứ nhất, Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, ngành trung ương đánh giá tổng kết chương trình ưu đãi tín dụng tái canh cà phê giai đoạn 2015 – 2020; trên cơ sở đó xây dựng, tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể tái canh cà phê cả nước giai đoạn 2021-2030; tổng kết kinh nghiệm các mô hình tái canh cà phê đã thành công để nghiên cứu, ban hành chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung; có chính sách, giải pháp hỗ trợ trồng tái canh hoặc chuyển đổi mô hình của địa phương; có giải pháp hỗ trợ kinh phí cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây; hướng dẫn các địa phương rà soát, phân loại chất lượng, diện tích cà phê hiện có, xác định diện tích cà phê cần trồng lại hoặc chuyển đổi trong thời gian tới.
Thứ hai, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng, nhân rộng các vườn giống đầu dòng (hạt lai, chồi ghép) để chủ động nguồn giống cà phê cho các vườn ươm cây giống thương phẩm.
3.4.4. Đối với Bộ Tài chính
Thứ nhất, tại Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 3/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách, triển khai có hiệu quả bảo hiểm nông nghiệp cho các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực, trong đó có cà phê. Do đó, đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đề xuất chính sách bảo hiểm cây công nghiệp nói chung, cây cà phê nói riêng, nhằm giúp doanh nghiệp, người nông dân ứng phó với các nguyên nhân rủi ro khách quan như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, để giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có chính sách giảm các loại thuế trong kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành cà phê; tạo điều kiện, đảm bảo thông quan hàng
47
hóa tại các bến cảng và kho hàng; cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp như chi phí điện nước, chi phí liên quan đến logistic vận chuyển hàng hóa trong nước và xuất khẩu.
3.4.5. Đối với Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam
Thứ nhất, đề nghị Hiệp hội tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong đăng ký bảo hộ và phát triển thương hiệu; hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia các sự kiện, cuộc thi nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm cà phê; nghiên cứu, xem xét các giải pháp hỗ trợ cho các thành viên trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm cà phê; thường xuyên thông tin, cập nhật các văn bản, quy định pháp luật, các chính sách của Nhà nước, các Bộ, ngành về lĩnh vực xuất khẩu, tài chính, thuế, tín dụng, hải quan cho các thành viên trong Hiệp hội nhằm nắm bắt các thay đổi, các quy định mới để chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chủ động ứng phó với diễn biến của dịch bệnh Covid – 19.
Thứ hai, đề nghị Hiệp hội có văn bản phản ánh những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp thành viên đến Chính phủ, các Bộ, ngành để được tháo gỡ, có chính sách hỗ trợ kịp thời.