1.2. Lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh
Một trong những mục tiêu hàng đầu và tối quan trọng của doanh nghiệp là làm thế nào để đạt được hiệu quả tối đa trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Vì thế, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh bản chất chính là việc nâng cao, cải thiện tất cả các hoạt động trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Cho nên khi các yếu tố này có sự biến chuyển dù chỉ nhỏ nhất cũng sẽ kéo theo sự thay đổi của hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhà quản trị, quản lý của doanh nghiệp cần phải thực sự để tâm trong việc nghiên cứu một cách thận trọng, toàn diện và hệ thống một cách bài bản các yếu tố ảnh hưởng tới nâng cao hiệu quả kinh doanh để có thể dự đoán những trường hợp có thể xảy ra và xây dựng, chuẩn bị những biện pháp kịp thời.
Chúng ta có thể chia các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh thành hai nhóm. Đó là nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp và nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp. Cùng với sự nghiêm túc trong việc nghiên cứ và hệ thống các nhóm nhân tố ảnh hưởng, nhà quả trị, quản lý của doanh nghiệp có thể đạt được mục đích lựa chọn, đưa ra những phương án kinh doanh sao cho phù hợp với doanh nghiệp với từng thời điểm cụ thể. Để thực hiện một cách có hiệu quả, quá trình nghiên cứu các nhân
tố này cần được đảm bảo thực hiện một cách liên tục và song hành với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2.3.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp a. Các yếu tố kinh tế vĩ mô
Những yếu tố kinh tế luôn có sức ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Vậy nên, doanh nghiệp nên thực sự cần phải để tâm đến các yếu tố kinh tế ở mọi thời điểm bởi lẽ nó vừa cơ hội cũng như là những khó khăn ảnh hưởng tới doanh nghiệp trong thời gian tới.
ình thường, các doanh nghiệp sẽ xem xét tham khảo dựa trên các yếu tố kinh tế nhằm đưa ra các quyết định đầu tư hay rút khỏi các ngành, lĩnh vực, khu vực kinh doanh. Sau đây là những yếu tố điển hình nhất.
Đầu tiên là tình hình nền kinh tế đối với mọi nền kinh tế trên thế giới đều tuân theo một chu kỳ nhất định không đổi có lúc lên có lúc xuống. Vậy nên, ứng với mỗi giai đoạn nhất định của nền kinh tế thì doanh nghiệp sẽ đưa ra những quyết định hay chính sách hoạt động sao cho phù hợp nhất.
Tiếp đến là các yếu tố gây ảnh hưởng tới nền kinh tế như GDP, tỷ giá, lạm phát hay lãi suất ngân hàng,…Chúng ta có thể lấy ví dụ về GDP. Khi chỉ tiêu này giảm sẽ dẫn đến sự giảm sút của thu nhập, tiếp đến sẽ khiến cho cầu hàng hóa và lãi suất đều giảm theo. Bên cạnh đó, lãi suất giảm sẽ ảnh hưởng tới chi phí lãi vay và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cũng chịu sự thay đổi là giảm xuống khi chúng có mối quan hệ cùng chiều.
b. Chính trị - Pháp luật
Các yêu tố thuộc phạm trù chính trị và xã hội luôn chi phối, điều khiển mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chính trị mang lại sự lành mạnh, cân bằng cho xã hội, tạo điều kiệu cho nền kinh tế nói chung được ổn định và sự phát triển cho doanh nghiệp nói chúng. Đến với môi trường pháp lý là hệ thống các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật,… nhằm mục đích tạo ra một hành lang pháp lý nghiêm khắc, kỉ luật cho các doanh nghiệp khi hoạt động. Cái gì đều có
hai mặt của nó và hệ thống pháp luật cũng không phải là một ngoại lệ khi nó vừa là sự thúc đẩy, khuyến khích cho doanh nghiệp phát triển nhưng có thể đem lại kìm hãm cho sự phát triển ấy. Cho nên, sự bền vững, thống nhất của chính trị và pháp luật là điều mà luôn được xác định hàng đầu bởi vì đây là những yếu tố đầu tiên quyết định xem hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có thực sự ổn định, phát triển hay không.
c. Môi trường văn hóa – xã hội
Đối với mỗi quốc gia đều có riêng cho mình những giá trị văn hóa xã hội và các đặc trưng, đặc điểm khác nhau. Các nhân tố thuộc môi trường văn hóa – xã hội là những nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập quán, trình độ nhận thức, lối sống của người dân,… Đây là những đặc điểm của người tiêu dùng tại vùng hay quốc gia nào đó, nó có tác động rất chậm rãi và từ từ đến mội trường kinh doanh nhưng một khi tác động một cách đủ để thay đổi thì những thay đổi đấy lại vô cùng ấn tượng và sâu sắc. Ngoài ra, nó lại rất gần gũi đối với doanh nghiệp và thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều đó được phản ánh thông qua danh mục, cơ cấu khách hàng lẫn như tiêu dùng các sản phẩm trên thị trường. Tiếp đến, chúng ta không thể phủ nhận được sự giao thoa giữa các văn hóa có tác động đến phần nào đến sự thay đôi của tâm lý tiêu dung cũng như lối sống của bộ phận dân chúng trong cộng đồng. Điều này có thể đem lại đến sự phát triển tiềm năng đến với các ngành nghề hiện có trên thị trường, Nhưng bên cạnh đó, sự xung đột về lơi ích, văn hóa hay tín ngưỡng là những điều mà chúng ta sẽ không thể tránh khỏi khi Việt Nam thực hiện mở của và hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới. Vậy nên, đây cũng là một điều mà doanh nghiệp cần thực sự quan tâm nếu như không muốn gặp những thất bại cay đắng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
d. Các ngành nghề liên quan và môi trường quốc tế
Các ngành liên quan, có mối quan hệ khăng khít, quan trọng nhất là luôn có tác động cùng chiều với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp như nguyên vật liệu đầu vào, hệ thống giao thông vận tải phục vụ cho vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu sản xuất, tài chính – ngân hàng,… Vậy nên, những ngành này có sự phát triển thì cũng sẽ là động lực và tạo nên những điều kiện hỗ trợ tuyệt vời cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiếp đến là môi trường quốc tế. Với xu hướng hội nhập tiến đến những điều kiện hợp tác xong phương trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực như hiện nay thì chúng ta có thể nói rằng môi trường kinh tế cũng có tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Những xung đột, xu hướng, các chính sách bảo hộ thương mại, khủng hoảng kinh tế,…đều sẽ tác động ít nhiều. Vậy nên, đây là một trong những điều cơ bản mà các doanh nghiệp cần thực sự chú ý để tiến hành nâng cao hiệu quả kinh doanh sao cho phù hợp với từng giai đoạn.
1.2.3.2. Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp a. Chính sách kinh doanh
Các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ sẽ đem lại những tác động cụ thể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm đấy. Nếu doanh nghiệp đưa ra được chính sách kinh doanh đúng đắn, phù hợp với điều kiện thị trường, nhu cầu của khách hàng bằng những điều kiện năng lực hiện tại của doanh nghiệp thì hàng hóa sản xuất ra sẽ được tiêu thụ tốt, và đem lại lợi nhuận cao. Còn ngược lại, sản phẩm gặp khó khăn trong việc tiêu thụ và doanh nghiệp sẽ chậm chễ trong việc chi trả lương cho nhân công dẫn đến sự chán nản của công nhân viên hay không có tiền để thực hiện nghĩa vụ chi trả cho ngân hàng,…
b. Tổ chức cơ cấu bộ máy doanh nghiệp & nguồn nhân lực
Hoạt động kinh doanh được lên kế hoạch và chỉ đạo từ bộ máy quản trị của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải thông qua sự đồng ý, quyết định đế từ bộ máy quản trị. Vậy nên, doanh nghiệp có thực sự hoạt động một cách có hiệu quả hay không phụ thuộc
phần lớn vào vai trò điều hành các hoạt động đến từ bộ máy quản trị doanh nghiệp.
Bộ máy quản trị doanh nghiệp thực hiện tổ chức, sắp xếp, cải thiện bộ máy hoạt động của mình sao cho hiệu quả, không nên lằng nhằng, phức tạp để tránh gây rắc rối hay những trùng lặp cho các bộ phận, phòng ban. Ngoài ra, doanh nghiệp cần cải thiện chất lượng các thành phần trong bộ máy để có thể hoạt động, phối hợp với nhau thật nhịp nhàng và gia tăng mức độ hiệu quả. Tích cực phân bổ các cá nhân đúng trình độ, có năng lực thực sự, nâng cao môi trường làm việc khiến cho nhân viên kích thích được khả năng sáng tạo, đẩy cao chất lượng, hiệu quả của công việc và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã được đề ra. Chính vì thế, trình độ chuyên môn của những người quản lý cũng như nhân công là yếu tố quyết định tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Yếu tố công nghệ
Yếu tố công nghệ và kỹ thuật là những nhân tố tác động trực tiếp tới tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại công nghệ ngày càng tân tiến, việc doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng những yếu tố công nghệ hay kỹ thuật hiện đại càng sớm trong tương lai là điều thực sự cần thiết bởi lẽ nếu làm được những điều đó trong thời gian càng sớm sẽ là một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Tiếp đến, nếu như công nghệ và kỹ thuật được cải thiện và được đầu tư không ngừng thì vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai sẽ trở nên dễ dàng hơn. Để lý giải cho vấn đề đấy, chúng ta đều biết rằng trình độ kỹ thuật lẫn công nghệ bên trong doanh nghiệp luôn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản xuất và mức độ sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên, vai trò của công nghệ và kỹ thuật ngày một được khằng định một cách rõ ràng hơn và là nhân tố có thể giúp cho doanh nghiệp đạt được những thành công lớn trong tương lai nếu được quan tâm, để ý kịp thời và liên tục.
d. Hoạt động marketing
Đối với mỗi doanh nghiệp thực hiện sản xuất và kinh doanh trên thị trường cạnh tranh khắc nghiệt, các hoạt động marketing là điều thực sự không thể không có. Đây là một nhân tố quan trọng đối với quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sự hiệu quả của hoạt động marketing sẽ là điều kiện thúc đẩy khả năng lôi kéo, thu hút cấc khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Việc tiến hành các hoạt động như quảng cáo hình ảnh của sản phẩm trên các kênh truyền thông, tài trợ và tạo ra các chương trình khuyển mãi,… vừa giúp doang nghiệp giải quyết được một số vấn đề trong khi nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
e. Hệ thống thông tin
Trong thị trường ngày một đa dạng hóa về mặt hàng hóa được tiêu thụ kết hợp với những tiến bộ, cải tiến không ngừng của công nghệ thông tin như thời điểm hiện tại thì việc thông tin trở thành một mặt hàng hóa là điều hiển nhiên. Với mục tiêu đã được lên kế hoạch sẵn thì việc sở hữu, nắm giữ được càng nhiều thông tin một cách chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển ngày một lớn mạnh hơn trong một thị trường cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần những thông tin về những thành công hay thất bại đã diễn ra trong quá khứ, lấy đó làm bài học để có thể rút ra được cho bản thân doanh nghiệp và đưa ra được những quyết định phù hợp. Trong binh pháp tôn tử có câu “ iết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, điều này cũng rất đúng trong lĩnh vực kinh doanh. Khi doanh nghiệp hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh của mình thì mới có thể đưa ra những chính lược hoạt động tối ưu nhằm mục đích thắng lợi và giành được thị phần trên thị trường, nâng cao chất lượng & hiệu quả hoạt động kinh doanh của bản thân. Việc hệ thống các thông tin một cách có khoa học, thống nhất là cơ sở để cho doanh nghiệp quyết định những sách lược, phương hướng hoạt động đúng đắn và kịp thời trong tương lai ngắn hạn hay dài hạn.