Nhóm các chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp phú thái (Trang 48 - 58)

Trong 3 năm vừa qua, công ty CP chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp Phú Thái vẫn đang thực hiện các hoạt động theo đúng như mục đích kế hoạch đề ra là tiếp tục mở rộng thị trường, đem tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất về sản phẩm, đặc biết hơn là các khách hàng cá nhân. Nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty ở giai đoạn vừa qua có chút biến động, nhưng được dần được cải thiện hơn. Một phần do ảnh hưởng của đại dịch COVID19 vào năm 2020, những yếu tố gián tiếp tác động đến từ cuộc chiến thương mại giữa Hoa ỳ với Trung uốc, và những nhân tố đến từ thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt và khắc nghiệt thì sự xuất hiện của những điểm yếu trong quá trình hoạt động là điều hiển nhiên, không thể tránh khỏi. Cho nên, chúng ta muốn có được cái nhìn toàn diện, tổng quát nhất về những chỉ tiêu sinh lời cơ bản thì hãy xem qua bảng báo cáo dưới đây

Bảng 2.4 Bảng Báo cáo KQHĐ KD của công ty trong giai đoạn 2018-2020

Đơn vị Việt Nam Đồng (VNĐ)

Nguồn: Phòng kế

 Chỉ tiêu doanh thu và chỉ tiêu liên quan tới doanh thu

 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu đến từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2019 và giảm sâu trong năm 2020.

Năm 2019, chỉ tiêu này giảm từ 23 ,711,616,79 đồng xuống còn 232,961,607,797 đồng, tương ứng giảm 0.7 56 . Nhưng đến năm 2020, chỉ tiêu này đã thực sự giảm mạnh, giảm tận 32,818,223, 61 đồng so với mức giảm 1,750,008,997 đồng của năm 2019.

Như chúng ta đã biết, chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bị chịu ảnh hưởng của hai yếu tố chính là giá bán của sản phẩm và sản lượng được tiêu thụ trên thị trường

 ếu tố giá bán sản phẩm

Do đặc điểm mang tính đặc thù của sản phẩm kèm theo với uy tín đã được xây dựng từ lâu của nhãn hiệu Wella của Đức nên giá cả của các sản phẩm có phần mang tính cạnh tranh cao, tương đồng với giá của các đối thủ cạnh tranh như L Oreal, Sch arzkop, Gold ell,… Ngoài ra, giá bán còn phụ thuộc vào giá cả của nhà cung cấp cũng như các chi phí vận tải,… Theo tình hình và các thông tin thu thập được từ công ty và thị trường, giá bán các sản phẩm chăm sóc tóc mang thương hiệu Wella có mức giá tương đương với các đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm về hóa chất nhuộm màu của thương hiệu này lại có giá cao hơn các sản phẩm của L Oreal, Gold ell,…, trong thời gian vừa qua nhu cầu về các sản phẩm về chăm sóc sức khỏe thẩm mỹ ngày càng tăng mạnh nhưng giá bán của các sản phẩm về tóc và các sản phẩm hóa chất nhuộm,… mang thương hiệu Wella của công ty vẫn có sự ổn định vốn có của mình. Trong khi đó, giá bán đến từ các đối thủ cạnh tranh có sự biến động, đây chính là một trong những lợi thế mà giá bán các sản phẩm của công ty có được. Điều này thêm phần nữa khẳng định chất lượng mà sản phẩm của công ty phân phối đang có

được là một trong những điểm mạnh so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tiềm năng như Việt Nam.

 ếu tố sản lượng sản phẩm tiêu thụ

Chất lượng về sản phẩm của công ty đến từ một nhãn hiệu có tiếng trên thế giới là một điểm mạnh nổi bật trong mắt các khách hàng. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ tư vấn khách hàng trong các vấn đề như tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân ở mức tốt là một điểm cộng nữa đối với khách hàng của chính công ty. Điều này đã tạo dựng được niềm tin và uy tín đối với các nhà tạo mẫu tóc lớn như Ivan Trịnh, Phong Vân, LeeGuchi,... Tạo dựng được niềm tin và uy tín thông qua chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với các nhà tạo mẫu tóc có tiếng nói trong nghề thì đồng nghĩa với việc sự lan tỏa của các sản phẩm tại các salon trên thị trường Việt Nam là điều hiển nhiên và đây là một trong những lợi thế của công ty trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. ên cạnh những khách hàng là salon thì công ty cũng chú ý đến những khách hàng nhỏ lẻ, khách hàng cá nhân thông qua việc gia tăng và khuyến khích mua hàng trong các dịp khuyến mãi như giảm giá khi mua theo combo hay tặng kèm những phần quà hấp dẫn như các bộ làm tóc, chăm sóc tóc,… Và việc để cho khách hàng chiếm dụng vốn, hay bán hàng trả chậm, trả tiền sau là một trong những cách để cho công ty thú hút được thêm khách hàng ngoài việc thông qua sự lan truyền từ các nhà tạo mẫu tóc có tiếng.

u a

b i ể u

đồ ở trên, ta thấy được sản lượng tiêu thụ sản phẩm dầu gội luôn chiếm tỷ trọng lớn trong những năm vừa qua, luôn quanh mức từ 32 đến 39 . Tuy rằng có sự giảm sút 5 trong năm 2019 để nhường chỗ cho sự tăng trưởng của các sản phẩm còn lại. Sự giảm sút này đến từ những chính sách hoạt động của công ty khi hướng tới việc phổ cập những dịch vụ về các khóa học làm tóc hay những trải nghiệm sản phẩm mới ngay tại Studio và xu hướng làm đẹp của thị trường bằng những sản phẩm hóa chất nhuộm màu đang thịnh hành tại thời điểm đó. Nhưng tới năm 2020 thì tỷ trọng của các sản phẩm dầu gội và chăm sóc tóc có sự tăng trưởng so với sự đi xuống của 2 sản phẩm còn lại. Nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của đại dịch COVID19 khiến cho việc hoạt động tại các Studio của công ty bị gián đoạn và làm cho cơ cấu của sản phẩm dịch vụ giảm tận 10 so với năm 2019 và 8 so với năm 2018. Các sản phẩm dầu gội cũng như chăm sóc tóc lại có sự tăng trưởng trở lại là do 1 phần của việc cách ly xã hội cũng như tâm lý làm đẹp và cuối cùng là điều kiện thời tiết nóng nực của vùng nhiệt đới khiến cho người tiêu dùng hướng tới các sản phẩm có tác dụng chăm sóc tóc tốt, chất lượng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của mình. ên cạnh những điều đó, để có thể đạt được cơ cấu sản lượng sản phẩm bán ra như vậy cũng phải kể đến những công tác trong việc phòng ngừa

dịch bệnh được thực hiện tốt của bộ máy Chính Phủ khiến cho các salon có thể hoạt động trở lại trong điều kiện tốt và an toàn nên việc tiêu thụ sản phẩm được công ty phân phối được diễn ra ổn thỏa khi mà dịch bệnh được kiểm soát được phần nào. Cơ cấu sản phẩm bán ra bị thay đổi cũng chính là lý do chính khiến cho doanh thu của công ty có sự sụt giảm mạnh ở năm 2020. Nhìn chung cơ cấu này là điều hợp lý khi mà công ty đã có những chính sách điều chỉnh hợp lý với những gì đang có và dự trữ ở quá khứ. Chứng tỏ công ty có sự linh hoạt, nắm bắt và phản ứng tốt với sự biến động của nhu cầu tiêu dùng trên thị trường.

 Các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty có biến động trong 3 năm vừa qua. Năm 2019, chỉ tiêu này đã tăng nhẹ 7.93 tương ứng với giá trị tăng là 120.59 triệu đồng và ở năm 2020, đã giảm xuống còn 1.1 tỷ đồng tương đương giảm 32.3 so với năm 2019 và 26.93 so với năm 2018. Điều này cho thấy công ty đã tiếp tục thực hiện mạnh hơn công tác bán hàng thông qua các chương trình khuyến mãi giảm giá hay tiến hành chiết khấu thương mại cho các đơn hàng trong năm 2019 sau khi đã tích trữ một lượng lớn hàng vào năm 2018 để tận dụng những cơ hội trên thị trường.

Tiếp đến năm 2020, chỉ tiêu này đã giảm do một phần tình hình kinh doanh các mặt hàng của sản phẩm bị trững lại vì dịch bệnh khiến cho các salon không hoạt động. Nhưng là những sản phẩm riêng biệt mang tính đặc thù của nhãn hiệu có tiếng, đảm bảo tiêu chuẩn và đáp ứng được hầu hết nhu cầu làm đẹp, chăm sóc hiện tại của khách hàng trong hoàn cảnh bình thường mới cho nên công ty tận dụng được điều này nên đã thực hiện những chính sách “chữa cháy” kịp thời để kích cầu tiêu dùng và cải thiện tình hình kinh doanh đang bị trì trệ.

 Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu đến từ 3 nguồn là lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm, lãi bán hàng trả chậm, chiết khấu thanh toán. năm 2019, chỉ tiêu này tăng từ 155.8 triệu đồng năm 2018 lên thành 232.3 triệu đồng và lên tới 2 1.3 triệu đồng vào năm kế tiếp. Nguyên nhân là do năm 2019, công ty tiến hành nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá sau khi thực hiện trữ lượng lớn hàng trong năm 2018. Đến năm 2020, là do kích cầu tiêu dùng để cho các khách hàng sử dụng các sản phẩm của công ty. ên cạnh đó, tỷ giá tăng USD VND tăng trong năm 2020 cũng khiến doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng tăng theo. Việc mang lại thêm nguồn thu cũng phần nào bù đắp, củng cố phần nào những khó khăn do dịch bệnh mang lại.

 Các chỉ tiêu chi phí

 Giá vốn hàng bán

Nhìn chung, giá vốn hàng bán của công ty từ năm 2018 đến năm 2020 có sự xu hướng giảm dần. Trong năm 2019, giá vốn hàng bán giảm từ 183.9 tỷ đồng xuống còn 172. 9 tỷ đồng có nghĩa là đã giảm 11. 1 tỷ đồng ứng với mức giảm 6.2 . Sang năm 2020, danh mục này tiếp tục giảm 33.3 tỷ đồng tương đương với mức giảm 19.32 so với năm 2019 và 2 .33 so với năm 2018. u hướng giảm này của giá vốn hàng bán chủ yếu đến từ việc tích trữ lượng hàng lớn vào năm 2018 với những điều kiện thuận lợi về tỷ giá cho nên đến năm 2019, công ty không gia tăng vào những sản phẩm cũ mà chỉ ưu tiên những sản phẩm mới. Đến năm 2020, do tình hình nhập khẩu thông qua các cửa khẩu bị siết chặt và có nhiều khó khăn do ảnh hưởng đến từ dịch bệnh nên việc giá vốn hàng bán của công ty giảm sút là điều đương nhiên vì công ty cẩn trọng trong việc nhập thêm sản lượng hàng từ bên ngoài về khi mà tình hình kinh doanh gặp nhiều bất lợi. Đi cùng với đó, tốc độ giảm của giá vốn hàng bán nhiều hơn so với tốc độ giảm của doanh thu trong 3 năm

vừa rồi minh chứng rằng tuy gặp những khó khăn trong điều kiện tình hình kinh tế không thuận lợi nhưng công ty vẫn có những bước đi kịp thời để cố gắng giảm thiểu rủi ro. Điều này được thể hiện rõ ở lợi nhuận sau thuế của công ty trong những năm vừa qua.

 Chi phí tài chính

Trong giai đoạn 2018-2020 được xét đến, chi phí tài chính có sự biến động không đều giữa các năm. Năm 2019, chi phí tài chính tăng nhẹ 201,802,752 đồng tương ứng 7.2 so với năm 2018 và trong năm tiếp theo đã giảm còn 811.31 triệu đồng, giảm 72.7 so với năm 2019. Nguyên nhân tăng nhẹ là do công ty thực hiện trách nhiệm tri chả lãi các khoản vay theo đúng lộ trình đã được lên kế hoạch từ trước và giảm mạnh trong năm 2020 là bởi công ty đã không phát sinh các khoản vay dài hạn và chỉ có những khoản vay ngắn hạn nhằm mục đích có thể cải thiện thêm tình hình kinh doanh đang gặp trì trệ ở năm vừa qua. Điều này là hợp lý khi giúp công ty đỡ đi được phần nào về mặt chi phí, giảm thiểu gánh nặng cho công ty tại thời điểm mà tình hình kinh doanh cũng như dịch bệnh đang không khả quan.

 Chi phí quản lý hoạt động kinh doanh

Chi phí quản lý hoạt động kinh doanh bao gồm 2 chi phí chính là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng của công ty có xu hướng tăng trong những năm vừa qua.

năm 2019, chỉ tiêu này đã tăng 3.87 so với năm 2018, trong năm kế tiếp đã tăng 3,579, 9 ,103 đồng so với năm 2018. Còn với chi phí quả lý doanh nghiệp, năm 2019 tăng 5.6 tỷ đồng so với năm 2018 và tăng 2 .37 trong năm 2020. Việc chi phí bán hàng gia tăng trong giai đoạn vừa qua bới 1 phần đến từ chính sách của công ty thúc đẩy lượng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Trong năm 2019, chi phí bán hàng tăng lên trong đó doanh thu lại sụt giảm chứng tỏ trong chính sách hoạt động của công ty đang có những

yếu điểm cần phải khắc phục nhưng trong 2020, sự tăng lên này có thể hiểu được khi công ty muốn thực hiện khôi phục tình trạng kinh doanh đang gặp trì trệ thông qua những chương trình kích cầu tiêu dùng và mở rộng, cải tiến phương thức bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Còn đối với chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên trong năm 2019 là sự kéo theo của các chương trình khuyến mãi cũng như là sự tăng lên của các sản phẩm dịch vụ của công ty. Năm 2020, chỉ tiêu này tăng lên là do công ty muốn thực hiện củng cố và cải thiện tình hình trong thời kỳ dịch bệnh. Nhìn chung, chi phí quản lý hoạt động kinh doanh của công ty vẫn ở mức cao trong khi doanh thu lại đang có xu hướng giảm trong thời gian vừa qua.

Chứng tỏ công ty đang gặp những khó khăn trong công tác quản lý chi phí kinh doanh.

 Lợi nhuận

 Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Do chỉ tiêu doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán của công ty đều có xu hướng giảm trong 3 năm vừa qua nhưng tốc độ giảm của doanh thu lại nhỏ hơn so với tốc độ giảm của giá vốn hàng bán cho nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự tăng trưởng mạnh ở năm 2019 và nhẹ ở năm 2020. Năm 2019, lợi nhuận gộp tăng từ 9.28 tỷ đồng lên 58.83 tỷ đồng, tăng 9.5 tỷ đồng tương ứng với mức tăng là 19.37 . Sang đến năm 2020, chỉ tiêu này tăng nhẹ 1.0 tỷ đồng, tăng 1.77 so với năm 2019. Sự tăng lên của lợi nhuận gộp là một điểm sáng khi mà doanh thu có hướng giảm trong 3 năm vừa qua cho thấy công ty đã thực hiện tốt trong việc dưa ra những chính sách kịp thời, phù hợp với tình hình kinh tế và cả trong công tác quản lý giá vốn hàng bán. Công ty thực sự cần tiếp tục phát huy điểm sáng này để đạt được lợi nhuận cao hơn trong thời gian tới nhằm cải thiện thêm tình hình kinh doanh.

 Lợi nhuận trước thuế và sau thuế

So sánh với năm 2018, lợi nhuận trước thuế của công ty ở năm 2019 và 2020 đều tăng. Năm 2019, lợi nhuận trước thuế tăng từ 5,327,297,098 đồng lên thành 9.7 tỷ đồng, tương ứng tăng 82.12 , trong năm tiếp theo, chỉ tiêu này giảm còn 8,3 tỷ đồng giảm 1 .21 so với 2019 nhưng lại tăng 56.25 so với năm 2018.

Tuy có sự giảm nhẹ trong năm 2020 nhưng tổng quan trong 2 năm vừa qua công ty có những bước tiến khá vững khi gặp những khó khăn, ảnh hưởng nhất định.

ên cạnh đó, nhìn vào biểu đồ phía trên, lợi nhuận sau thuế của công ty có thể dễ dàng bị nhận thấy luôn chiếm một phần nhỏ không đáng kể khi so sánh với doanh thu thuần đang có xu hướng giảm trong 3 năm vừa qua. Chính điều đó nói lên rằng công ty đang gặp những trục trặc, khó khăn nhất định trong quá trình quản lý các chi phí. Với mong muốn cải thiện được những khó khăn mà công ty còn tồn đọng thì phải cần xem xét, đánh giá lại công tác quản lý chi phí của mình và đưa ra những biện pháp kịp thời, hợp lý.

 Thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận khác

Thu nhập khác trong năm 2019 tăng mạnh so với năm 2018, tăng 1.34 tỷ đồng và năm tiếp theo cũng giảm mạnh không kém khi giảm tận 1, 7 tỷ đồng so với năm 2019 và 0.133 tỷ đồng khi so

sánh với năm 2018. Điều này có thể được lý giải thông qua việc công ty thanh toán những tài sản cố định hết khả năng sử dụng sau thời gian tích trữ hàng hóa và giảm mạnh trong năm 2020 bới tình hình dịch bệnh khiến cho việc hoạt động kinh doanh có những khó khăn. ên cạnh đó, trong năm 2019, chi phí khác là 0.0 5 tỷ đồng, giảm 0.68 tỷ đồng so với năm 2018, chủ yếu phát sinh từ hoạt động thanh lý các tài sản. Tiếp đến trong năm 2020, chỉ tiêu này tăng đến 0.12 tỷ đồng, tăng 156.16 so với năm 2019. Sự tăng đột ngột này đến từ những chi phí khi thực hiện nộp chậm các loại bảo hiểm cũng như những thiệt hại do vi phạm hợp đồng bới sự ảnh hưởng c

ủ a

d ị c h

bệnh đến tình hình vận chuyển hàng hóa,…

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp phú thái (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)