2.3. Đ nh gi thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh c a công ty
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Bất kể điều gì cũng phải nguyên nhân, ngọn ngành của chính nó. Sau đây là những nguyên nhân chủ quan đến từ chính công ty, đã gây ra những hạn chế trên:
Nguyên nhân thứ nhất chính là những bất ổn sai sót trong chính sách kinh doanh của công ty. Trong giai đoạn vừa qua, công ty đã đưa ra những chính hoạt động sao cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Trong các chính sách đó có vao gồm việc mở rộng doanh mục sản phẩm kinh doanh của công ty, cụ thể là các sản phẩm dịch vụ đi kèm với việc sử dụng các sản phẩm có sẵn được công ty phân phối.
Không thể phủ nhận được những mặt lợi ở các chính sách này như lợi nhuận của công ty được gia tăng đáng kể, độ phủ sóng các sản phẩm được công ty phân phối đến được với nhiều khách hàng nhưng vẫn có điểm không được khả quan. Việc phát triển và đưa vào kinh doanh loại hình sản phẩm mới của công ty với mục đích mở rộng thị phần của mình trên thị trường là điều hoàn toàn đúng. Điều này dẫn tới việc cơ cấu sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường của công ty bị thay đổi.
Nhưng đi cùng với việc đó, công ty lại nôn nóng trong việc cố gắng
đạt được chỉ tiêu thông qua các chính sách hoạt động bán hàng như đưa ra các đợt khuyến mãi thường xuyên cũng như cho khách hàng thực hiện trả tiền hàng chậm nhiều hơn với mục đích thúc đẩy lượng tiêu thụ. Đây có thể nói là một sai lầm chí mạng trong khoảng thời gian vừa qua của công ty trong công tác quản lý cơ cấu sản phẩm lẫn như chính sách hoạt động của mình. Chứng minh cho chính sách lạm dụng quá đà các chương trình trình khuyến mãi và các phương án cho khách hàng trả chậm là doanh thu của giai đoạn này không tăng cao trong dù thúc đẩy tiêu thu lượng sản phẩm mới. Bên cạnh đó là các các khoản phải thu tăng và thời gian thu hồi những khoản đó bị kéo dài dẫn đến công ty bị chiếm dụng vốn lâu, khó xoay vòng kinh doanh,… Đồng thời, hoạt động của công ty còn có những điều hạn chế kể trên còn đến từ chính sách quản lý cơ cấu sản phẩm. Điều chỉnh cơ cấu là điều hiển tất yếu nhưng công ty vẫn chưa thực sự sát sao trong công tác quản lý cơ cấu khiến cho cơ cấu của một số sản phẩm tăng mạnh vượt xa với kế hoạch dự kiến của bản thân của công ty. Tất cả các điều trên đã vô tình đặt nặng lên các bộ phận trong bộ máy của công ty khiến cho các bộ phận này gặp những hạn chế trong việc thực hiện hoạt động.
Thứ hai, là các hoạt động marketing đang không thực sự hiệu quả. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho việc đẩy cao tốc độ tăng doanh thu không đạt được mục đích ban đầu là gia tăng, thậm chí kết quả còn ngược lại là giảm sút. Các hoạt động truyền thông trên các nền tảng mạng trực tuyến của công ty vẫn còn rất hạn chế mà công ty cũng vẫn phải tốn nhiều chi phí duy trì. Sự hoạt động không hiệu quả ở khâu quảng bá sản phẩm tại các trang mạng xã hội như còn khá nghèo nàn thậm chí còn không đa dạng, không hề có sự đột phá hay mang tính riêng biệt so với các đối thủ cạnh trang trên thị trường.
Chính điều này khiến cho việc tiếp cận các sản phẩm của công ty chủ yếu đến từ việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ từ công ty hay các salon
là đối tác mua hàng của công ty. Chính điều này đã giảm mức độ hiệu quả của các hoạt động marketing với một tốc độ nhanh và khiến cho đây trở thành một trở ngại với mục tiêu gia tăng doanh thu khi mà các chi phí thực hiện duy trì các hoạt động này của công ty dành cho là khá lớn.
Thứ ba, là sự yếu kém, hạn chế trong công tác quản lý các khoản chi phí của công ty. Điều này được thể hiện rõ qua việc các chi phí của công ty có xu hướng tăng ở giai đoạn vừa qua. Kết hợp việc doanh thu có tốc độ tăng trưởng không được khả quan, cộng thêm với lạm dụng các chính sách khuyến mãi và chương trình cho khách hàng trả tiền hàng chậm khiến cho chi phí quản lý các khoản phải thu tăng lên, chưa kể đến sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch bệnh khiến cho chi phí vận chuyển cũng như nhập khẩu của công ty bị tăng lên cũng đã tạo nên nhiều gánh nặng lên việc quản lý chi phí của công ty. Đồng thời trong khoảng thời gian vừa rồi, công ty chưa tối ưu hóa các khoản chi phí quản lý kinh doanh. Điều này thể hiện rõ qua việc chi phí này của công ty có chiều hướng tăng theo thời gian, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. Từ đó, sự hạn chế cũng như những bất cập trong công tác quản các loại chi phí hoạt động kinh doanh của công ty ngày một rõ ràng hơn. Trong giai đoạn qua, công tác quản lý chi phí của công ty còn nhiều điểm bất cập như chưa sát sao cũng như không thể kiểm soát hay thích ứng kịp với sự gia tăng của các chi phí trong khoảng thời gian mà nền kinh tế bị tác động không những dẫn tới việc các chi phí cứ thế mà gia tăng theo thời gian. Chính vì những điểm kể trên khiến cho việc bộ máy của công ty vốn đã có hạn chế nay còn phải chịu nhiều áp lực khiến cho việc thực hiện công tác quản lý các chi phí của công ty càng thêm thiếu hiệu quả.
Thứ tư, sự thiếu chủ động trong việc áp dụng vào tạo dựng các mối liên kết ngành với các tiềm năng đang có tại nước ta và sự chậm
chễ trong chiến lược chuyển đổi số. Điển hình với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trên nền tảng số của cuộc cách mạng về công nghệ thời 4.0 hiện nay có rất nhiều những thành tựu đáng để công ty có thể áp dụng. Bên cạnh đó, còn có cả ngành logistics đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển tại nước ta. Tuy có những cơ hội hiện hữu như vậy, công ty vẫn chưa thực sự chủ động trong việc tiếp cận cũng như tạo những mối liên kết với các ngành này để có thể tạo ra những lợi thế cho riêng bản thân mình so với các đối thủ cạnh tranh. Công ty có thể đến như tạo dựng được chuỗi cung ứng các sản phẩm có chất lượng cao với chi phí vận chuyển được cải thiện bởi tận dụng được năng suất các nhà kho thông qua các trình quản lý tân tiến và hiện đại. Điều này sẽ giúp giảm thiểu đi chi phí quản lý kinh doanh của công ty. Việc công ty tạo dựng được liên kết với ngành logistics dựa trên những nền tảng chuyển đổi số của công ty ở tương lai cùng với áp dụng những thành tựu của ngành công nghệ thông tin sẽ giúp cho công ty đạt được những kết quả khả quan trong thời gian sắp tới.
Thứ năm, là sự lúng túng cũng như còn bỡ ngỡ trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản hiện có của công ty khi tình hình kinh doanh còn đang khó khăn. Vốn là một công ty tồn tại trên thị trường được 6 năm cho nên sự non trẻ, thiếu kinh nghiệm trong việc xoay sở với những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Đây là những thử thách lớn đối với công ty, là những phép thử bản lĩnh đối với công ty. Một trong những việc thể hiện thiếu kinh nghiệm đó chính là tài sản mang tính thanh khoản cao trong công ty ở mức thấp bên cạnh những khoản nợ của công ty khiến cho việc thanh toán các khoản nợ nếu như các chủ nợ đòi trong cùng một thời gian là thực sự khó khăn nhất là trong bối cảnh hiện tại đang có nhiều sự bất cập. Bên cạnh đó là sự đầu tư hay phân bổ vào các tài sản còn chưa thật sự hiệu quả. Và việc quản lý cũng như sử dụng hàng tồn kho hay các khoản phải thu của công ty vẫn đang gặp những vấn đề khá nhức
nhối, điều này dẫn đến những hạn chế còn tồn tại trong chính công ty gây ra sự không hiệu quả ở trong quá trình kinh doanh. Cụ thể hơn cho điều này chính là sự sụt giảm của doanh thu trong giai đoạn 3 năm vừa qua. Cho nên muốn cải thiện tình trạng này công ty nên thực hiện nâng cao trình độ quản lý của mình sao cho phù hợp với tình hình công ty.
Thứ sáu, sự không đồng đều trong kỹ năng cũng như chuyên môn của các nhân viên dẫn đến sự không hiệu quả ở việc thực hiện công tác bán hàng. Điều này dẫn đến sự hạn chế từ các phòng ban trong việc thực hiện các chính sách của công ty, ví dụ như Marketing của bộ phận kinh doanh cũng như phòng nhân sự. Công ty còn chưa chú trọng đến đào tạo tốt cho nhân viên hay cán bộ các kỹ năng bán hàng hay quảng bá về sản phẩm, cho dù một số kỹ năng ở mức độ tốt, một số khác lại không dẫn đến việc không đồng đều trong kĩ năng làm việc. Điều này ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả làm việc của từng phòng ban trong công ty.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ chính nội bộ công ty thì vẫn có những nguyên nhân tác động đến những hạn chế đến từ bên ngoài. Những nguyên nhân đó bao gồm:
Đầu tiên, đó là sự chưa phát triển đúng với những tiềm năng vốn có của ngành logistics tại Việt Nam. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam như hạ tầng giao thông, hạ tầng kho bãi lẫn như công nghệ hiện nay thực sự vẫn chưa hề có sự cải tiến, nếu như có thì chỉ dừng lại ở mức rất chậm. Sự chậm phát triển của cơ sở hạ tầng tại Việt Nam là một trong những hạn chế lớn gây cản trở, kìm hãm sự phát triển đầy tiềm năng của logistics. Sự cản trở này có thể dẫn đến những thiệt thòi lớn đối với các doanh nghiệp hay công ty thương mại trong nước so với các công ty, donah nghiệp nhập khẩu nước ngoài trên chính sân nhà của mình.
Tiếp đến là hạ tầng công nghệ tại Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng với những chương trình, ứng dụng được sử dụng trong việc đẩy mạnh công tác quản lý, tự động hóa các kho hàng dùng trong thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử.
Nhưng việc áp dụng điều này ở thị trường hiện tại giữa các nhà vận chuyển cũng như các nhà phân phối dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp cũng như yếu kém của các chuỗi cung ứng giữa các khâu đến với người tiêu dùng. Điều này vô hình chung trở thành vật cản vô hình đang cản trở sự phát triển của một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.
Vậy nên hạ tầng công nghệ cần được sự quan tâm lớn từ chính các công ty, doanh nghiệp trong ngành cũng như các cơ quan quản lý để tận dụng một cách tối đa những lợi thế mà công nghệ đem lại.
Kế đến là việc tiếp cận vốn vay để có thể cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh còn có những vấn đề trục trặc dẫn đến việc khó khăn trong việc giải ngân vốn vay. Điều này đến từ giữa các công ty, doanh nghiệp chưa có được những thỏa thuận chung hợp lý với cá tổ chức tín dụng, ngân hàng. Sâu xa hơn nữa là sự quá cẩn trọng trong chính sách giải ngân của các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khiến cho các công ty, doanh nghiệp nhỏ và vừa khó lòng có thể đáp ứng được hết những yêu cầu mà các bên cho vay đề ra được dẫn đến việc khó tiếp cận các khoản vay là điều đương nhiên.
Cho dù môi trường đầu tư cũng như kinh doanh được cải thiện đáng kể những vẫn còn những bất cập, những hạn chế gây ảnh hưởng tới việc hoạt động kinh doanh. Lấy ví dụ điển hình về các quy định pháp lý về đầu tư hay kinh doanh còn có nhiều đều chồng chéo, quá trình thực hiện các thủ tục liên quan còn rườm rà, tạo ra những chi phí không cần thiếu dẫn đến làm hao tổn nguồn lực của công ty, doanh nghiệp trong thời điểm có những sự cản trở nhất định trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Có thể nói rằng giai đoạn 2018-2020 là một trong những thời kỳ khó khăn của cả nền kinh tế thế giới nói chung hay Việt Nam nói riêng nhưng thông qua việc phân tích tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chăm sóc sức khỏa và sắc đẹp Phú Thái ở giai đoạn vừa rồi, chúng ta thấy việc hoạt động kinh doanh tại công ty đã đạt đạt được những thành tựu nhất định. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động của công ty vẫn còn nhiều hạn chế gây cản trở tới việc tiến đến những mục tiêu mà công ty đã đề ra theo kế hoạch. Từ hành động nhìn nhận ra những hạn chế còn tồn tại và cả những nguyên nhân gây ra, công ty cần phải chủ động hơn nữa trong việc giải quyết các vấn đề đó. ên cạnh những giải pháp kịp thời ngăn chặn những rủi ro và khó khăn mà những hạn chế đem lại, công ty cũng cần phải giữ vững và cố gắng phát huy tốt các thành công, thành tựu mà mình đã đạt được trong khoảng thời gian khó khăn như vừa rồi.
CHƯƠNG III