CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại
Theo Lê Văn Tề trong cuốn Tiền tệ và ngân hàng, NXB Tp.Hồ Chí Minh, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động CVTD của NHTM bao gồm:
a. Nhân tố khách quan:
Môi trường pháp lý, chính trị: bao gồm các hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước, là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực CVTD. Hoạt động CVTD của các ngân hàng thương mại cũng phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác. Các quy định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ góp phần tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định thị trường, để cho vay tiêu dùng diễn ra thông suốt và hiệu quả. Khi môi trường pháp lý thay đổi, chẳng hạn chính sách khuyến khích hay hạn chế của Nhà nước ban hành để định hướng phát triển theo đúng mục tiêu tài chính quốc gia.
Khách hàng vay vốn: Khách hàng là nhân tố quan trọng cho kế hoạch mở rộng CVTD của ngân hàng. Khách hàng là người lựa chọn và đưa ra quyết định vay vốn từ ngân hàng. Khách hàng vay tiêu dùng thường là đối tượng khách hàng có nhu cầu rất đa dạng, họ đến vay để thỏa mãn những nhu cầu vô cùng đa dạng từ mua sắm hàng hóa giá trị thấp đến những món tài sản có giá trị cao. Đây chính là nguồn khách hàng có tiềm năng to lớn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng CVTD của các NHTM.
b. Nhân tố chủ quan
Nguồn vốn của ngân hàng: bao gồm vốn tự có và vốn huy động, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động CVTD, là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh đồng thời là công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Vốn tự có của các ngân hàng thể hiện tiềm lực tài chính của ngân hàng đó, là yếu tố tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với hình ảnh, uy tín và thương hiệu của ngân hàng. Bên cạnh đó, huy động vốn là khâu quan trọng đƣợc sử dụng làm nguồn để cấp tín dụng cho khách hàng. Chi phí huy động vốn càng thấp thì lãi suất cho vay càng thấp, lợi thế cạnh tranh về lãi suất càng cao. Đây là điều kiện để ngân hàng cạnh tranh với các ngân hàng khác, đồng thời mở rộng , phát triển và hoàn thiện hoạt động CVTD.
Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng của các NHTM tác động mạnh mẽ đến hoạt động CVTD. Khi ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng mở rộng, việc mở rộng CVTD sẽ thuận lợi.
Quy trình cấp tín dụng: quy trình cấp tín dụng hợp lý, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng. Từ đó, chất lƣợng khoản tín dụng đƣợc nâng cao tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng và hoàn thiện CVTD.
Thông tin tín dụng: Đây là yếu tố quyết định đến chất lƣợng của một khoản vay. Vì vậy thông tin mà ngân hàng nhận đƣợc là do khách hàng cung cấp nên đối với cho vay tiêu dùng thì việc xây dựng được một hệ thống thu nhập xử lý và lưu trữ thông tin về khách hàng là vô cùng cần thiết, đổi lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động kiểm tra và thẩm định khách hàng, từ đó hoàn thiện công tác CVTD.
Công tác tổ chức: hiện nay, các phòng ban trong ngân hàng đƣợc chuyên môn hóa, phòng quan hệ khách hàng cá nhân đƣợc tách riêng, trong đó có CVTD.
Điều này đã tạo ra sự nhanh chóng, chính xác và hiệu quả trong hoạt động CVTD.
Công tác nhân sự: các ngân hàng không chỉ cạnh tranh để thu hút khách hàng mà còn cạnh tranh nhau để thu hút và tuyển dụng đƣợc nhân sự giỏi. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng.
Đội ngũ cán bộ có chuyên môn tốt, có tƣ cách đạo đức tốt, năng động sáng tạo trong
công việc sẽ thúc đẩy công tác cho vay trở nên nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chất lƣợng cho vay cao, tăng tính cạnh tranh, nhờ đó thu hút đƣợc khách hàng, mở rộng, phát triển và hoàn thiện hoạt động CVTD.
Cơ sở vật chất, thiết bị: cơ sở vật chất phần nào thể hiện hình ảnh của ngân hàng, tấc cả các quy trình nghiệp vụ của ngân hàng đều đƣợc xử lý bằng phần mềm và phần cứng của thiết bị thông tin đƣợc dùng trong ngân hàng. Công nghệ hiện đại giúp ngân hàng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, bảo mật thông tin khách hàng tốt hơn. Tạo ra sự thuận tiện, thoải mái cho quá trình giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, từ đó giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn.
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Standard Chartered ở Singapore
Ngân hàng Standard Chartered ở Singapore là một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Châu Á với bước phát triển về sản phẩm và dịch vụ khách hàng, dịch vụ khách hàng đạt trên 56% trong tổng thu nhập của Ngân hàng này. Hiện nay Ngân hàng này đã phát triển kinh doanh đa lãnh vực và Ngân hàng mẹ (trụ sở tại vương quốc Anh) đã có các chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới và nhiều quốc gia tại Châu Á.
Trong dịch vụ đầu tƣ, Ngân hàng Standard Chartered ở Singapore trở thành đơn vị đi đầu trong việc phân bổ vốn đầu tƣ cho bên thứ ba, trong thời điểm hiện tại Ngân hàng này có hơn 200 chi nhánh quản lý vốn đầu tƣ cho bên thứ ba. Chỉ riêng quy mô này giúp Ngân hàng có khả năng thành lập nên những liên minh hùng mạnh để cung cấp các sản phẩm mới. Điều đó mang lại cho Ngân hàng nãy những lợi ích về thị phần so với Ngân hàng cùng quy mô.
Ngân hàng Standard Chartered ở Singapore tập trung khai thác sự phát triển của công nghệ trong triển khai dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Đó là việc thành lập mạng lưới các kênh phân phối dịch vụ như: ngân hàng internet, xây dựng chương trình làm tự động các kênh cung cấp dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn, cung cấp một trung tâm liên lạc, các máy nhận tiền gửi tại các chi nhánh... Ngoài ra Ngân
hàng này còn tỏ rõ vai trò lãnh đạo trong việc sử dụng công nghệ của các chi nhánh với ý tưởng là mong muốn chi nhánh trở thành điểm yêu thích của khách hàng do đa số các dịch vụ của chi nhánh đều sử dụng công nghệ. Theo thống kê đến nay, hơn 60% giao dịch của Ngân hàng này đều đƣợc thực hiện thông qua kênh tự động.
1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng BangKok - Thái Lan
Ngân hàng BangKok có lợi thế đƣợc biết đến là Ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan mặc dù mạng lưới hoạt động rộng khắp nhưng Ngân hàng BangKok vẫn tiếp tục phát triển các chi nhánh nhỏ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng nhƣ khách hàng cá nhân trên khắp cả nước. Với thành công phát triển mạng lưới, Ngân hàng BangKok tiếp tục khôi phục lại các chi nhánh ở các đô thị lớn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng BangKok cũng mở thêm nhiều trung tâm kinh doanh mới. Đây là một phần trong chiến lƣợc của Ngân hàng này nhằm tiếp cận khách hàng bằng các dịch vụ hấp dẫn. Ngân hàng BangKok cũng đã triển khai việc phát hành thẻ ghi nợ trên thị trường với quy mô lớn, chiếm phần lớn thị phần thẻ ghi nợ nội địa.
Nhằm phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, dịch vụ khách hàng cũng đƣợc nâng cao với sự ra đời của trung tâm hoạt động Ngân hàng hiện đại thực hiện qua điện thoại, các dịch vụ Ngân hàng khác nhằm cung cấp dịch vụ đầy đủ cho khách hàng trong suốt 24/7.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam
Qua inh nghiệm thành công của một số Ngân hàng hàng đầu trong khu vực, chúng ta có thể rút ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam:
Một là, để phát triển thành công dịch vụ cho vay tiêu dùng trên thị trường, NHTM cần phải nghiên cứu thị trường, xác định được khả năng thực lực và mục tiêu phát triển của mình để xây dựng chiến lƣợc phát triển phù hợp.
Hai là, việc phát triển mạng lưới chi nhánh phải căn cứ vào khả năng ứng dụng công nghệ, khả năng khai thác hiệu quả thị trường, chiến lược phát triển khách hàng phù hợp cho từng đối tƣợng khách hàng.
Ba là, muốn phát triển cho vay tiêu dùng, đòi hỏi phải xây dựng chiến lƣợc
marketing phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu mạnh trên thị trường.
Chiến lƣợc marketing đƣợc thực hiện theo định kỳ hoặc theo từng sản phẩm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã thực hiện tổng quan chung về CVTD, khái niệm về CVTD; nêu rõ được hoạt động CVTD của Ngân hàng thương mại, thông qua quá trình hình thành và phát triển của hoạt động CVTD, phân loại CVTD, đặc điểm CVTD, nội dung của hoạt động CVTD, các hình thức CVTD; Đồng thời, tác giả đã tổng quan các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động CVTD. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả thực hiện phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai trong Chương 2 và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD trong Chương 3.