Cơ cấu tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. TỔNG QUAN VỀ NHTMCPCT CHI NHÁNH GIA LAI

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Sơ đồ về cơ cấu tổ chức:

(Nguồn: NHTMCPCT Chi nhánh Gia Lai)

- Ban Giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 5 Phó giám đốc. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất chịu mọi trách nhiệm chung, Phó giám đốc đƣợc Giám đốc uỷ quyền quyết định và điều hành giải quyết một phần công việc hoặc toàn bộ hoạt động của Ngân hàng trong thời gian Giám đốc đi vắng. Phó giám đốc cũng chịu trách nhiệm cao nhất trong phạm vi quyết định của mình.

- Phòng khách hàng (Bán lẻ, DN VVN, DNL): Là một phòng mũi nhọn của hoạt động Ngân hàng, phòng tạo ra doanh thu chính cho toàn Chi nhánh.

Nghiệp vụ chính của phòng này là thẩm định các hồ sơ cho vay, đề nghị cấp

tín dụng và thu hồi nợ vay.

- Phòng kế toán, tổng hợp, kho quỹ: Nhiệm vụ chính của phòng này thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính, quản lý tài sản, hoạch toán kinh doanh, nghiệp vụ thu chi và thanh toán điện tử; thu chi tiền mặt, kiểm ngân và quản lý kho quỹ, ngoài ra còn đảm trách nghiệp vụ thu phát tận nơi theo yêu cầu của khách hàng.

- Phòng tổ chức hành chính: Nghiệp vụ chính của phòng này là hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, quản trị tiền lương – tiền thưởng và chế độ chính sách, BHYT, BHXH; xử lý quan hệ lao động, hành chính và văn thư lưu trữ.

- 11 Phòng Giao dịch: Dưới sự quản lý của Trưởng phòng giao dịch, phòng giao dịch thực hiện tất cả các nghiệp vụ chính nhƣ một Chi nhánh thu nhỏ.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCPCT Chi nhánh Gia Lai a. Tình hình huy động vốn

Theo Peter S.Rose trong cuốn Quản trị ngân hàng thương mại, nguồn vốn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của một ngân hàng. Nguồn vốn vừa là đối tượng kinh doanh, vừa là phương tiện kinh doanh của ngân hàng.

Hiện nay việc phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng như: Bảo hiểm, thị trường chứng khoán, công ty tài chính… làm hạn chế nguồn vốn của dân cư gửi vào ngân hàng . NHTMCPCT Chi nhánh Gia Lai từ khi đi vào hoạt động năm 2009 đến nay đã và đang gặp một số khó khăn, nhất là sự cạnh tranh quyết liệt của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Tuy có nhiều khó khăn nhƣng địa bàn cũng có một số lợi thế nhất định, đó là: Địa bàn Tỉnh Gia Lai đã và đang thực hiện mở rộng, chỉnh trang đô thị trên diện rộng nên thu hút một số dự án đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội vì vậy đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, thu nhập dần ổn định và có tích lũy nên chi nhánh đã huy động nguồn vốn nhàn rỗi nằm trong dân cƣ và nhất là nguồn vốn từ việc nhận tiền đền bù giải tỏa của dân cƣ từ các dự án đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng của Thành phố.

Huy động vốn luôn là mảng trọng yếu và mang tính quyết định hoạt động của mỗi Ngân hàng. Công tác huy động vốn qua 3 năm 2019 – 2020 – 2021 tại chi

nhánh đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn NHTMCPCT Chi nhánh Gia Lai

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Chênh lệch 2020/2019

Chênh lệch 2021/2020 Số tiền % Số tiền % HĐV

DN

578,2

766,7

1.749,0

188,5 132,6% 982,3 228,1%

HĐV BL

2.086,0

2.264,0

2.321,1

178,0 108,5% 57,1 102,5%

Tổng

2.664,2

3.030,7

4.070,1

366,5 113,8% 1.039,4 134,3%

( Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương VN Chi nhánh Gia Lai qua 3 năm 2019 – 2020 – 2021) Nguồn vốn là nguồn lực quan trọng để kinh doanh, là nguồn chủ yếu để ngân hàng cho vay và là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng sống còn của vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngay từ khi đƣợc thành lập, công tác huy động vốn tại chi nhánh đƣợc đặt lên hàng đầu, chi nhánh đã quán triệt tới từng cán bộ, chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc tiếp cận khách hàng, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tận dụng các thế mạnh của mình để thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác nhau.

Trong những năm qua NHTMCPCT Chi nhánh Gia Lai rất quan tâm đến vấn đề huy động vốn của Ngân hàng. Kết quả đạt đƣợc nhƣ sau: năm 2020 với kết quả huy động vốn là 3.030,7 tỷ đồng, tăng so với năm 2019 là 366,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 113,8%. Năm 2021 tổng vốn huy động đạt 4.070,1 tỷ đồng, tăng 1.039,4 tỷ đồng, tương ứng tăng 134.3% so với năm 2020, dễ dàng nhận thấy huy động vốn có chiều hướng tăng lên qua 03 năm 2019-2021. Trong đó, vốn huy động từ dân cư năm 2019 đạt 2,086 tỷ đồng, năm 2020 đạt 2.264,0 tỷ đồng tăng 178,0 tỷ đồng,

tương ứng tỷ lệ tăng 108,5% so với năm 2019; năm 2021 đạt 2.321,1 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 102,5% so với năm 2020. Số vốn huy động từ các doanh nghiệp năm 2019 là 578,2 tỷ đồng, số vốn huy động đƣợc vào năm 2020 đạt 766,7 tỷ đồng, tăng 188,5 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 132,6%. Năm 2021 đạt 1.749,0 tỷ đồng, tăng 982,3 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 228,1% .Vào thời gian này, nhằm tích lũy vốn phục vụ gói kích cầu của Chính phủ, các Ngân hàng đang khởi động lại các chương trình huy động vốn, tăng lãi suất tiền gửi. Đến năm 2021 Ngân hàng vẫn đẩy mạnh đƣợc việc huy động nguồn vốn từ Tổ chức kinh tế, xã hội. Nguyên nhân là do kênh thu hút tiền gửi của NHTMCPCT Chi nhánh Gia Lai đã làm tốt công tác thu hút khách hàng. Qua tình hình trên cho thấy điều kiện mở rộng huy động vốn tại chi nhánh đã đƣợc đẩy mạnh và phát huy mặc dù gần đây có quá nhiều biến động thất thường, tác động không nhỏ tới hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến đời sống xã hội, nền kinh tế chung. Nhưng NHTMCPCT Chi nhánh Gia Lai đã làm rất tốt công tác huy động vốn của mình.

Kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Gia Lai được đầu tư theo hướng hoàn chỉnh hơn, bộ mặt đô thị từng bước được chỉnh trang; một số dịch vụ chất lượng cao đang dần hình thành; hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển nhanh. Điều đó cũng lý giải tại sao mức dư nợ đối với ngành thương mại dịch vụ tăng lên, dư nợ tín dụng của Ngân hàng tăng trong ba năm chứng tỏ cùng với sự phát triển của tỉnh Gia Lai thì nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng tăng lên. Ta có thể nhận thấy rằng, trong các năm qua, chi nhánh đă từng bước đi lên và khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế của tỉnh. Hoạt động kinh doanh ngày càng đƣợc mở rộng, đi sâu vào chất lƣợng, gắn công tác thi đua với nhiệm vụ kinh doanh. Ngân hàng đã từng bước khai thác và áp dụng nhiều hình thức huy động vốn cho vay tín chấp, cầm cố, bảo lãnh, thế chấp… phù hợp với từng đối tƣợng thuộc mọi thành phần kinh tế.

Ngân hàng đạt đƣợc thành công nhƣ ngày hôm nay phải kể đến sự lănh đạo tài tình của Ban giám đốc, cùng với đội ngũ cán bộ hông ngừng học hỏi đã dần dần tạo đƣợc uy tín và hình ảnh của mình trên địa bàn mặc dù trong điều kiện các Ngân hàng lớn trên địa bàn cả Ngân hàng Nhà nước cũng như NHTMCP với cơ chế cho

vay hấp dẫn, lãi suất cạnh tranh.

Ngoài ra, nguồn vốn huy động đƣợc từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH, tạo điều kiện phát triển và mở rộng các hoạt động trong kinh doanh hác của chính NH. Có thể nói, với thế mạnh về uy tín, chất lƣợng dịch vụ chăm sóc KH, VietinBank - CN Gia Lai đã luôn duy trì đƣợc mối quan hệ bền vững với KH, tạo dựng đƣợc niềm tin nhất định với KH, nhờ đó ổn định đƣợc hoạt động huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn.

Tóm lại, để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và bền vững như kế hoạch đã đề ra thì chi nhánh cần phải bám sát sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc chi nhánh, của Tỉnh Uỷ, UBND và sự hỗ trợ hợp tác của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ trong NHTMCPCT Chi nhánh Gia Lai.

b. Tình hình tín dụng tại NHTMCPCT Chi nhánh Gia Lai

Sử dụng vốn là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Chỉ có sử dụng vốn có hiệu quả mới thúc đẩy đƣợc công tác huy động vốn.

Nắm bắt được điều này, trong những năm qua, NHTMCP Công Thương Chi nhánh Gia Lai đã có những bước phát triển tăng cường hiệu quả sử dụng vốn năm sau cao hơn năm trước, tình hình cho vay đạt kết quả khả quan biểu hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.2. Tình hình tín dụng tại NHTMCPCT Chi nhánh Gia Lai

ĐVT: Tỷ đồng (Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH Công Thương Chi nhánh Gia Lai qua 3 năm 2019 – 2020 – 2021 )

Chỉ tiêu Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020

Số tiền % Số tiền %

CV DN 6.199,0 6.363,7 6.321,0 164,7 102,7% (42,7) 99,3%

CV BL 4.942,0 5.781,0 5.818,8 839,0 117,0% 37,8 100,7%

Tổng 11.141,0 12.144,7 12.139,8 1.003,7 109,0% (4,9) 100,0%

Qua bảng tình hình cho vay NHTMCP Công Thương VN Chi nhánh Gia Lai có thể nhận thấy rằng tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ qua các năm 2019-2021 ngày càng tăng.

c. Kết quả kinh doanh

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tăng giảm 2020/2019

Tăng giảm 2021/2020 Tuyệt đối Tương

đối

Tuyệt đối

Tương đối Tổng doanh

thu 1.207.590 1.245.000 1.285.820 37.410 3,10% 40.820 3,28%

Thu HĐTD 1.019.186 1.045.800 1.075.250 26.614 2,62% 29.450 2,82%

Thu HĐ dịch

vụ 54.315 56.025 58.546 1.710 3,10% 2.521 4,50%

Thu khác 134.089 143.175 152.024 9.086 6,78% 8.849 6,18%

Tổng chi

phí 960.072 995.851 1.032.656 35.779 3,73% 36.805 3,70%

Chi trả lãi 644.248 667.220 691.000 22.972 3,57% 23.780 3,56%

Chi nhân

viên 37.555 38.839 40.273 1.284 3,42% 1.434 3,70%

Chi khác 278.269 289.792 301.383 11.523 4,14% 11.591 4,00%

Tổng thu

nhập 247.518 249.149 253.164 1.631 0,66% 4.015 1,61%

(Nguồn: Báo cáo KQ HĐKD của Ngân hàng TMCP Công thương Gia Lai ) Qua bảng số liệu bảng 2.3 ta thấy doanh thu của Chi nhánh tăng trưởng đều trong 3 năm qua. Chính sách thay đổi cơ cấu hoạt động tín dụng thích ứng kịp thời và đã khắc phục những hạn chế nên tổng doanh thu trong năm 2020 là 1.2450.000 triệu đồng tăng 3,10% so với năm 2019 tương đương số tiền 37.410 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)