Các nghiên cứu về chửa trứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị chửa trứng tại bệnh viện phụ sản trung ương từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018 (Trang 27 - 31)

- Nghiên cứu của tác giả Peng Zhao (2017) khi so sánh các phương pháp điều trị khác nhau cho chửa trứng toàn phần ở phụ nữ trên 40 tuổi trên 3 nhóm bệnh nhân được chẩn đoán mô bệnh học là CTTP và điều trị từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 12 năm 2013 cho kết quả: nhóm 1 (124 bệnh nhân) được điều trị nạo hút thai có tỷ lệ biến chứng u nguyên bào nuôi là 37,1%; nhóm 2 (12 bệnh nhân) được hóa trị liệu dự phòng, với tỷ lệ biến chứng là 41,7%; 35 bệnh nhân còn lại ở nhóm 3 được phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ dự phòng có tỷ lệ

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

18

biến chứng thấp nhất là 11,4%. Tỷ lệ mắc thấp hơn đáng kể được ghi nhận ở nhóm 3 so với nhóm 1 (P = 0,004) [64].

- Năm 2015, tác giả Sue Yazaki Sun và cộng sự nghiên cứu trên 375 phụ nữ được theo dõi mang thai trứng tại Anh cho kết quả: tuổi mẹ trung bình là 30 tuổi và tuổi thai trung bình tại thời điểm phát hiện là 9 tuần; chảy máu âm đạo là triệu chứng phổ biến nhất, xuất hiện ở 80 (46%) trong số 180 bệnh nhân.

Trong vòng 25 năm (1988 đến 2013) chỉ có 3 (1,2%) trường hợp tiền sản giật và 2 (0,8%) trường hợp suy hô hấp [67].

- Nghiên cứu của Boufettal (2011) về dịch tễ và lâm sàng chửa trứng toàn phần tại Morocco chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh tăng lên nhiều ở phụ nữ dưới 20 tuổi (gấp 6,8 lần) và trên 40 tuổi (gấp 15 lần). Chảy máu là triệu chứng phổ biến nhất (chiếm 93,7%), 18,5% có hội chứng nhiễm độc thai nghén, tăng kích thước tử cung ở 85% trường hợp. Điều trị nạo hút cho mọi trường hợp. Chửa trứng tái phát được ghi nhận ở 25 bệnh nhân (chiếm 9,4%); 6,3% tiến triển ác tính và thuyên giảm với hóa trị [32].

- Tác giả Ayman A. Al-Talib (2016) nghiên cứu trên tổng số 25.000 ca sinh nở trong mười năm thấy 22 trường hợp CTTP: 0,9 trường hợp chửa trứng trên 1000 lần mang thai. Phần lớn bệnh nhân (63,7%) trên 35 tuổi, triệu chứng phổ biến nhất là chảy máu âm đạo (86,4%), sau đó là nghén (41,0%), tăng kích thước tử cung so với tuổi thai (27,3%); 1 bệnh nhân cường giáp (4,5%), nang hoàng tuyến thấy ở 3 bệnh nhân (13,6%). Phần lớn bệnh nhân (63,6%) có BhCG bình thường trong vòng 9 tuần (63 ngày) sau khi nạo hút [25].

- Theo Mahrukh Fatima (2011), nạo hút trứng chiếm tỷ lệ cao nhất với 72,9%; oxytoxin kết hợp nạo (11,8%), prostaglandin kết hợp nạo (1,2%), cắt tử cung (14,1%), hóa trị liệu được sử dụng ở những bệnh nhân có nguy cơ cao và đáp ứng tốt. Chảy máu sau nạo chiếm 85,9% trong đó hầu hết chảy máu trong 1 tuần (70,6%), 2 – 3 tuần (14,1%), >4 tuần (1,2%). Các biến chứng khác: sốt

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

19

(25,8%), nhiễm trùng huyết (2,4%), u nguyên bào nuôi (2,4%) [56].

1.10.2. Nghiên cứu trong nước

- Năm 2017, tác giả Đỗ Quang Anh và cs đã hồi cứu, đánh giá xử trí các trường hợp chửa trứng tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng trên 244 bệnh nhân (BN) chửa trứng với nhận xét: nạo hút thai trứng chiếm 98,8%, trong đó nạo hút trứng 2 lần chiếm 70,9% và 20,9% BN cắt tử cung. Tỷ lệ khỏi bệnh sau điều trị 65,5%, thời gian trung bình βhCG trở về âm tính cho tất cả BN là 8,89

± 3,42 tuần, nhóm có biến chứng 12,1 ± 4,0 tuần, nhóm không có biến chứng 7,67 ± 2,15 tuần. Tỷ lệ biến chứng của nhóm chửa trứng toàn phần (CTTP) 41,4%, của nhóm chửa trứng bán phần (CTBP) 19%. Biến chứng phát hiện dựa vào giải phẫu bệnh 14,6%, trong thời gian theo dõi 19,9%. Đa số các biến chứng được phát hiện chủ yếu trong vòng 8 tuần đầu sau loại bỏ thai trứng (81,3%) [1].

- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tuấn (2003) tại BVPS Trung ương cho thấy: CTTP chiếm 2/3 các trường hợp chửa trứng (77,8%) với tỉ lệ biến chứng UNBN là 34,2%, hay gặp ở BN trên 40 tuổi và có triệu chứng ra máu âm đạo sớm; 52,9% CTBP có nồng độ βhCG <100.000 IU/l; 31,3% CCTP có NHT so với 4,3% ở CTBP; 86,4% CTTP xảy ra biến chứng trong vòng 12 tuần đầu sau nạo [19].

- Tác giả Trần Nguyên Vũ (2010) khi đánh giá kết quả điều trị chửa trứng tại Huế đã đưa ra tỷ lệ: CTTP (69,55%) và CTBP (30,45%). Phần lớn trường hợp chửa trứng ở trong nhóm tuổi từ 20 – 40 (75,45%). Có 16/153 trường hợp CTTP còn tồn tại nang hoàng tuyến sau điều trị và nguy cơ biến chứng u nguyên bào nuôi chiếm đến 37,5%. Thời gian ra máu âm đạo sau nạo kéo dài trung bình 5 ngày với 103/183 trường hợp bảo tồn tử cung (56,28%). Tử cung co hồi bình thường sau nạo hút trứng chiếm 76,47%. 33/37 trường hợp có mỏm cắt âm đạo sau mổ cắt tử cung bình thường (89,18%). 10,7% di căn nhiều vị trí (phổi + âm đạo + tử cung + não), 4 vị trí cùng lúc có di căn chiếm 1,47% [22].

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

20

- Theo nghiên cứu của Bùi Bích Mai (2016) tại BVPSTW trên 235 BN, tuổi mẹ trung bình là 29,12 ± 8,83 tuổi, tuổi thai trung bình: 10,34 ± 3,33 tuần (CTTP: 11,844 ± 4,039 tuần, CTBP: 9,608 ± 2,856 tuần). Ra máu bất thường (46,8 %), đau bụng (11,9 %), nghén nhiều (4,7%), thiếu máu (46 %), tỉ lệ có nang hoàng tuyến (17,8 %), 60% có hình ảnh điển hình trên siêu âm, 72%

trường hợp có nồng độ βhCG > 100.000 IU/l. 92 % được xử trí hút/ nạo thai trứng, 15 % được chỉ định cắt tử cung sau hút hoặc cắt tử cung cả khối [10].

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

21

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị chửa trứng tại bệnh viện phụ sản trung ương từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)