Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị chửa trứng tại bệnh viện phụ sản trung ương từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018 (Trang 38 - 45)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Loại chửa trứng Số lượng (n) Tỉ lệ (%)

Chửa trứng toàn phần 89 59,33

Chửa trứng bán phần 61 40,67

Tổng 150 100

Nhận xét: Trong 6 tháng cuối năm 2018, tôi đã thu thập được 150 bệnh án của các bệnh nhân được chẩn đoán và xử trí tại Viện. Trong đó CTTP có 89 trường hợp, chiếm tỉ lệ cao hơn với 59,33%; CTBP có 61 trường hợp, chiếm 40,67%.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

29

Bảng 3.5. Tiền sử sản phụ khoa

Tiền sử Số lượng (n) Tỉ lệ (%)

Số lần mang thai

Chưa mang thai 39 26,00

1 - 2 54 36,00

> 2 57 38,00

Tổng 150 100

Số lần thai hư, bỏ thai

Không 132 88,00

1 - 2 13 8,67

> 2 5 3,33

Tổng 150 100

Số lần nạo hút thai

Không 87 58,00

1 - 2 49 32,67

> 2 14 9,33

Tổng 150 100

Tiền sử thai trứng

Có 1 0,67

Không 148 99,33

Tổng 150 100

Nhận xét: Đa số bệnh nhân mang thai từ 2 lần trở lên với 38,00%; tỉ lệ mang thai trứng trong lần thai đầu tiên cũng tương đối nhiều với 26,00%. Bệnh nhân có tiền sử nạo phá thai chiếm tỉ lệ khá cao với 42,00%. Nghiên cứu của tôi cũng ghi nhận được 1 trường hợp có tiền sử thai trứng đã nạo hút cách 13 năm, không kiểm tra định kỳ.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

30

Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện (n=150)

Triệu chứng lâm sàng vào viện Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Khám lại sau nạo hút

thai

Có 7 4,67

Không 143 95,33

Chậm kinh Có 136 90,67

Không 14 9,33

Nôn nghén Có 25 16,67

Không 125 83,33

Quick stick (+) Có 45 30,00

Không 105 70,00

Ra máu âm đạo Có 66 44,00

Không 84 56,00

Đau bụng hạ vị Có 33 22,00

Không 117 78,00

Bụng to nhanh Có 2 1,33

Không 148 98,67

TC khác (mệt mỏi, gầy sút cân, khó thở)

Có 4 2,67

Không 146 97,33

Nhận xét: Chậm kinh là lý do gặp nhiều nhất khiến bệnh nhân đi khám chiếm 90,67% sau đó là dấu hiệu ra máu âm đạo chiếm 44,00%; đứng thứ 3 là Quick stick (+) với 30,00%. Các triệu chứng chiếm tỉ lệ thấp lần lượt là đau bụng hạ vị (22,00%), nôn nghén (16,67%), khám lại sau nạo hút thai thường (4,67%), và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, gầy sút cân, khó thở với 2,67%; bụng to nhanh chiếm 1,33%.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

31

Bảng 3.7. Triệu chứng thực thể khi thăm khám (n=150) Triệu chứng thực thể Số lượng (n) Tỉ lệ (%)

Thiếu máu Có 54 36,00

Không 96 64,00

Tử cung to hơn tuổi thai

Có 42 28,00

Không 108 72,00

Sờ thấy nang hoàng tuyến

Có 2 1,33

Không 148 98,67

Dấu hiệu tiền sản giật Có 1 0,67

Không 149 99,33

Nhiễm trùng Có 13 8,67

Không 137 91,33

Nhận xét: Triệu chứng biểu hiện nhiều nhất là thiếu máu với tỉ lệ 36,00%.

Đứng thứ hai là tử cung to hơn tuổi thai với 28,00% số bệnh nhân. Ít biểu hiện hơn là các triệu chứng nhiễm trùng, sờ thấy nang hoàng tuyến qua thăm khám với tỉ lệ lần lượt là 8,67% và 1,33%. Nghiên cứu cũng ghi nhận 1 trường hợp có dấu hiệu tiền sản giật, chiếm tỉ lệ 0,67%.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

32

Bảng 3.8. Phân loại thiếu máu theo nồng độ HST

Phân loại thiếu máu Số lượng (n) Tỉ lệ (%)

Không thiếu máu 96 64,00

Thiếu máu

Nhẹ (90 – 119 g/l) 50 33,33

Vừa (60 – 89 g/l) 3 2,00

Nặng ( 30 – 59 g/l) 1 0,67

Tổng 150 100

Nhận xét: Đa số bệnh nhân chửa trứng không có thiếu máu. Tình trạng thiếu máu nhẹ có 50 trường hợp chiếm 33,33%. Có 4 trường hợp thiếu máu vừa và nặng, chiếm 2,67%; các trường hợp này đều được truyền máu trước khi xử trí.

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa βhCG và kết quả GPB βhCG

(IU/l)

CTTP CTBP Chung

p

n % n % n %

<50000 9 10,11 20 32,79 29 19,33

<0,05 50000 - 100000 13 14,61 15 24,59 28 18,67

100000 - 500000 50 56,18 24 39,34 74 49,33

>500000 17 19,10 2 3,28 19 12,67

Tổng 89 100 61 100 150 100

X ± SD (GTNN –

GTLN)

369055,69 ± 561615,30 (1589,56 - 3958428)

155116,85 ± 301338,07

(3089,9 - 2242825)

282053,89 ± 483701,29 (1589,56 - 3958428 )

<0,05

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

33

Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân đều được làm xét nghiệm βhCG trước khi loại bỏ thai trứng. Ngưỡng βhCG gặp nhiều nhất trong khoảng từ 100.000 IU/l đến 500.000 IU/l, phù hợp với mức chẩn đoán chửa trứng. Tỉ lệ bệnh nhân có ngưỡng βhCG dưới 1000000 IU/l và dưới 50000 IU/l lần lượt là 18,67% và 19,33%. Hầu hết bệnh nhân CTTP có nồng độ βhCG > 100.000 IU/l chiếm 75,28%. Trong khi đó đa số CTBP có nồng độ βhCG < 100.000 IU/l với 57,38%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nồng độ βhCG trung bình theo từng loại CT là: CTTP: 369055,69 ± 561615,30 cao hơn CTBP:

155116,89 ± 301338,07. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hình ảnh siêu âm và kết quả GPB

Loại CT CTTP CTBP Chung

p

n % n % n %

Hình ảnh siêu âm

Điển

hình 77 86,52 33 54,10 110 73,33

<0,05 Không

điển hình 12 13,48 28 45,90 40 26,67

Tổng 89 100 61 100 150 100

Nhận xét: Tất cả bệnh nhân đều được thăm dò siêu âm trước khi xử trí. Trong đó 73,33% trường hợp có hình ảnh siêu âm điển hình.

- Kết quả siêu âm cho hình ảnh điển hình (tuyết rơi, tổ ong, ruột bánh mì) chiếm tỉ lệ cao trong nhóm chửa trứng toàn phần là 86,52%; cao hơn nhóm chửa trứng bán phần là 54,10%.

- Trong các trường hợp CTBP thì tỉ lệ có hình ảnh siêu âm điển hình là 54,10% và không điển hình là 45,90% khá tương đương nhau. Nghiên

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

34

cứu của tôi cũng ghi nhận được 1 trường hợp mang song thai 2 bánh rau trong đó có 1 thai bình thường và 1 thai trứng.

Bảng 3.11. Tỉ lệ xuất hiện nang hoàng tuyến và kích thước nang (n=150)

Nang hoàng tuyến CTTP CTBP Chung

p

n % n % n %

Không có 70 78,65 51 83,61 121 80,67

>0,05 Có

1 bên

Trái 4 4,49 6 9,84 10 6,67 Phải 6 6,74 2 3,28 8 5,33 2 bên 9 10,11 2 3,28 11 7,33 Kích thước

nang

< 6 cm 13 14,61 8 13,11 21 14,00

>0,05

≥ 6 cm 6 6,74 2 3,28 8 5,33

Nhận xét:

- Tỉ lệ có nang hoàng tuyến là 29 trường hợp chiếm 19,33%.

- Tỉ lệ có nang hoàng tuyến xuất hiện ở 21,35% các trường hợp CTTP, 16,39% các trường hợp CTBP.

- Nang hoàng tuyến ở 2 bên ở CTTP là 10,11% cao hơn CTBP là 3,28%.

- Nang có kích thước < 6 cm gặp chủ yếu với tỉ lệ 14,00%.

- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

35

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị chửa trứng tại bệnh viện phụ sản trung ương từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018 (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)