Chương 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ
1.3. LÝ LUẬN VỀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ
Trong quá trình QLT, NNT có thể tự giác chấp hành hoặc không tự giác chấp hành thực hiện nghĩa vụ về thuế, đòi hỏi CQT có những chế tài tương ứng với từng nhóm NNT này. Cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính về thuế này sẽ được áp dụng đối với nhóm đối tượng không tuân thủ các quyết định hành chính về thuế để buộc NNT phải thi hành.
Từ đó có thể hiểu Cưỡng chế nợ thuế là biện pháp được áp dụng đối với những người nợ thuế không tự nguyện chấp hành các quyết định hành chính của CQT đối với NSNN, buộc CQT và các cơ quan bảo vệ pháp luật liên quan áp dụng các biện pháp để bắt buộc NNT phải thực hiện nghĩa vụ về thuế.
Từ đây ta có thể thấy được một số các đặc tính cơ bản của CCNT
Thứ nhất, CCNT là hoạt động thực thi pháp luật của nhà nước, thể hiện quyền lực và sức mạnh của nhà nước đối với các chủ thể không tuân thủ nghĩa vụ đối với NSNN.
Thứ hai, CCNT để buộc các chủ thể còn nợ thuế phải hoàn thành nốt số thuế nợ.
Đây là yêu cầu bắt buộc, được CQT và các cơ quan liên quan bảo đảm thi hành.
Thứ ba, CCNT là hành động chỉ xuất hiện sau khi nợ thuế, khi mà CQT đã triển khai tất cả các biện pháp đôn đốc thu nợ mà NNT vẫn chưa hoàn thành. Khi đó việc áp dụng CCNT sẽ giúp đảm bảo thu đủ thuế nợ vào NSNN.
Để có thể đạt được hiệu quả, đáp ứng được mục đích thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thì tổ chức CCNT cũng cần đảm bảo một số những nguyên tắc như:
Nguyên tắc về tuân thủ pháp luật
CCNT là hành động thể hiện cho sức mạnh của nhà nước, vì thế đòi hỏi công tác này cần phải tuân thủ, dựa trên cơ sở luật pháp. Theo đó các quy định của luật chỉ ra các trường hợp cần phải CCNT, thủ tục CCNT hay thẩm quyền CCNT,… phải quy
định bằng các VBQPPL và tổ chức thực hiện đúng theo các VBQPPL đó. Các biện pháp áp dụng thực hiện theo đúng thẩm quyền, phạm vi của các cơ quan liên quan, gắn với trách nhiệm của các chủ thể được quy định rõ trong luật. Thủ tục pháp lý yêu cầu phải chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan, minh bạch và sự thống nhất trong khi triển khai.
Nguyên tắc hiệu lực hiệu quả
Tính hiệu lực thể hiện ở chỗ khi các biện pháp CCNT được ban hành thì phải đảm bảo được thực thi. Còn tính hiệu quả sẽ được xem xét khi đánh giá giữa chi phí và lợi ích thực hiện. Xét trong một số các trường hợp cụ thể, chi phí tổ chức CCNT có thể sẽ cao hơn số thuế nợ cần thu hồi để có thể đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, giúp cảnh báo ngăn ngừa nói chung. Tuy nhiên xét về tổng thể, việc chi phí cao hơn số thuế nợ thu hồi được thể hiện việc công tác CCNT chưa thực sự hiệu quả về mặt kinh tế. Tính hiệu lực là cơ sở cho hiệu quả bởi hiệu lực là đảm bảo thu nợ thuế được thi hành còn hiệu quả sẽ đánh giá được quá trình thu nợ đó.
Nguyên tắc hiệu lực hiệu quả được coi là đòi hỏi tất yếu trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước.
Nguyên tắc hợp lý khi xác định các trình tự ưu tiên thực hiện
Tổ chức CCNT cần phải đảm bảo được số thuế nợ thu đủ vào NSNN, tuy nhiên cũng phải tạo điều kiện cho các hoạt động SXKD vẫn có thể tiếp tục để nuôi dưỡng nguồn thu và hoàn thành số thuế nợ, cho nên xác định biện pháp thu thuế nào được ưu tiên áp dụng trước hết sức quan trọng. Theo đó, những biện pháp CCNT mà không gây cản trở đối với hoạt động SXKD thì có thể áp dụng linh hoạt, còn những biện pháp gây cản trở thì cần thực hiện sau, xem xét kỹ lưỡng và thực hiện tuần tự.
Nguyên tắc phối hợp đồng bộ
Nguyên tắc phối hợp đồng bộ đòi hỏi ở sự kết hợp giữa CQT với các cơ quan liên quan khi tổ chức CCNT. Nguyên tắc này xuất phát từ thực tiễn khách quan khi quy trình CCNT cần huy động nguồn lực từ các cơ quan khác như: KBNN, NHTM, HĐND hay cơ quan công an,… để có thể triển khai. Triển khai đồng bộ là cách để nâng cao hiệu quả, đồng thời do có liên quan đến các quyền lợi về lợi ích và tài sản
của NNT nên thực hiện đồng bộ cũng là cách để có sự giám sát lẫn nhau trong tổ chức thực hiện.
1.3.2. Nội dung về cưỡng chế nợ thuế
Công tác cưỡng chế nợ thuế đóng vai trò quan trọng khi mà quyết định việc có truy thu đủ số thuế mà NNT còn nợ hay không. Để có thể thực hiện được hiệu quả về cả chất lượng và số lượng thì CCNT cần xây dựng một cơ sở pháp lý phù hợp, thể hiện rõ ràng được các nội dung như:
Trường bị áp dụng cưỡng chế
Hiện nay các trường hợp bị áp dụng, không áp dụng CCNT được quy định tại Điều 124 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ban hành ngày 13/06/2019 sửa đổi, bổ sung tương đối các trường hợp được quy định tại Điều 92 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11.
Ví dụ như ở điểm 5 điều 124 Luật QLT số 38/2019/QH14 quy định không áp dụng CCNT đối với trường hợp NNT được khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định; được nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu thời hạn cưỡng chế;….
Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
Đây được coi là nội dung cốt lõi của CCNT bởi việc CCNT có thành công hay không thành công sẽ phù thuộc vào tính thực tiễn của các biện pháp được áp dụng.
Bản chất của các biện pháp cưỡng chế là dùng các công cụ quyền lực của nhà nước để chuyển giao bắt buộc tiền hay tài sản của các chủ thể nợ thuế sang tài sản công, phục vụ cho NSNN.
Các biện pháp được nêu ra ở Điều 125 Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 cơ bản là giống như ở Điều 93 Luật Quản lý thuế số 78/2019/QH11. Tuy nhiên ở Luật QLT số 38 đã đề cập tới nguyên lý áp dụng các biện pháp khi ưu tiên sử dụng các biện pháp như: trích tiền từ tài khoản của các đối tượng bị cưỡng chế; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK được
áp dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn. Còn các biện pháp còn lại sẽ áp dụng sau và tuần tự.
Thẩm quyền quyết định
Hành lang pháp luật về CCNT quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của cá nhân đưa ra quyết định. Thông thường các thủ trưởng của các CQT hay CQHQ sẽ là người đưa ra quyết định thi hành cưỡng chế.
Thủ tục cưỡng chế nợ thuế
Các bước để thực hiện quy trình CCNT được quy định trong quyết định 751/QĐ- TCT ngày 20/04/2015. Một số các bước trong quy trình ban hành được thực hiện theo trình tự sau:
a.Lập danh sách các đối tượng phải xác minh thông tin
Hàng tháng, sau ngày ban hành thông báo tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp theo mẫu 07/QLN, công chức CCNT lập danh sách đối tượng chưa áp dụng CCNT và đối tượng chuẩn bị cần áp dụng CCNT.
b.Thu thập xác minh và kiểm tra thông tin
Căn cứ vào danh sách đối tượng bị áp dụng các biện pháp CCNT ở bước trên, cơ quan thuế thực hiện lập danh sách xác minh thông tin phù hợp với từng biện pháp thông qua CQT, đối tượng bị cưỡng chế hoặc thông qua các bên có liên quan.
Trường hợp đã gửi văn bản xác minh thông tin nhưng các chủ thể đó không cung cấp đầy đủ hoặc đã cung cấp đầy đủ thông tin nhưng chứng minh rằng không thể thực hiện được biện pháp cưỡng chế này thì công chức CCNT lập danh sách áp dụng các biện pháp hiện cưỡng chế tiếp theo.
c.Ban hành quyết định cưỡng chế và gửi quyết định cưỡng chế
Dựa theo nguồn lực ở địa bàn quản lý, về nhân sự, thời gian, thủ trưởng CQT quyết định đối tượng phải thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế ngay theo các tiêu chí sau: số tiền thuế nợ lớn; thời gian tiền thuế nợ kéo dài; ảnh hưởng cân đối ngân sách trên địa bàn; gây bức xúc cho xã hội, ảnh hưởng an ninh trật tự trên địa bàn.
Sau đó quyết định này sẽ được gửi cho các bên liên quan gồm các chủ thể bị áp dụng CCNT, các tổ chức liên quan đến công tác CCNT.
d.Tổ chức thực hiện
Hàng ngày, bộ phận CCNT phối hợp với bộ phận kê khai và kế toán thuế thực hiện theo dõi việc thi hành quyết định cưỡng chế cho đến khi đảm bảo được số tiền nợ thuế đã được nộp vào NSNN.
1.3.3. Vai trò của công tác cưỡng chế nợ thuế
CCNT là một khâu quan trọng trong quy trình quản lý nợ thuế khi mà nó có vai trò bảo đảm tránh thất thoát tiền thuế. Bằng các biện pháp bắt buộc từ nhà nước được áp dụng đối với NNT chưa tự giác hoàn thành nghĩa vụ về thuế, CCNT giúp thu hồi được số thuế nợ, tránh tình trạng cố ý chây ỳ, dây dưa.
CCNT là biện pháp thể hiện sự nghiêm minh, pháp trị của nhà nước đối với các chủ thể vi phạm trách nhiệm thuế đối với quốc gia. Khi thi hành có vai trò ngăn ngừa, cảnh báo đối với những đối tượng còn cố ý nợ thuế, qua đó sẽ đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế của người nộp.
Bên cạnh đó cũng tạo ra niềm tin về sự công bằng, minh bạch giữa những NNT với nhau, bảo đảm sự lành mạnh trong cạnh tranh.
CCNT cũng có vai trò giáo dục, nâng cao ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật về thuế, góp phần tích cực trong công tác QLT.