Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ KIẾN THỤY - ĐỒ SƠN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ĐỒ SƠN – KIẾN THỤY
3.2.9. Giải pháp về quy trình, pháp luật, thủ tục hành chính
Nhóm giải pháp về quy trình pháp luật được coi là quan trọng nhất, là kim chỉ nam cho các hành động của toàn ngành liên quan đến QLN và CCNT. Phương pháp hiện đang sự dụng trong QLN là phương pháp phân loại, phân tích nợ, theo dõi nợ thuế một cách chính xác, đầy đủ để đề ra những biện pháp xử lý thu nợ kịp thời, xử lý các hành vi liên quan đến nợ thuế theo hướng dẫn, bảo đảm số thu cho NSNN. Tuy nhiên theo thời gian cách chính sách liên quan đến vấn đề này đã tồn tại một số các lỗ hổng, không thực sự hợp lý, các biện pháp cưỡng chế chưa thật sự mang lại kết quả cao.
Đối với biện pháp trích tiền từ tài khoản của các KBNN, TCTD, NHTM thì biện pháp này chỉ thực sự có ý nghĩa khi NNT còn số dư ở tài khoản để thanh toán toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ thuế. Mà kể cả khi tài khoản còn tiền thì thời hạn bắt đầu thực hiện trích tiền tài khoản CCNT áp dụng sau 05 ngày kể từ ban hành. Trong thời gian này, NNT đủ thời gian để chuyển tiền sang nơi khác. Vì vậy chính sách cần xem xét lại khoảng thời gian này cho phù hợp. Không những vậy, mới đây theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, nội dung đăng ký tài khoản ngân hàng khi đăng ký doanh nghiệp không còn bắt buộc, điều đó sẽ rất khó cho CQT khi thực hiện tổ chức cưỡng chế từ tiền ở tài khoản ngân hàng của người nợ, như vậy vô hình chung thì việc tổ chức cưỡng chế bằng trích tiền tài khoản ở ngân hàng người nộp không thực sự phù hợp.
Với biện pháp khấu trừ tiền lương hoặc thu nhập hiện nay, thực tế cho thấy biện pháp này chỉ có thể áp dụng đối với người làm công ăn lương, là những người khó có thể trốn thuế được. Còn với những cá nhân thu nhập tự do thì cơ quan thuế cũng “bó tay” để có thể xác định của khoản thu nhập và tính được tiền nợ của đối tượng này nếu họ không tự khai đúng các khoản thu nhập của mình. Ngoài ra nhiều cá nhân nợ thuế có thể chuyển chỗ làm việc, nơi sinh sống, gây khó khăn cho CQT khi rất khó có thể theo dõi để thu nợ những đối tượng này. Tiến tới CQT cần xây dựng chính sách phối hợp với các cơ quan chức năng khác trong việc xác định thu nhập và tình trạng cư trú của NNT.
Còn về phương pháp bằng ngừng sử dụng hóa đơn thì trước đây cơ quan thuế cần phải thu thập thông tin về số hóa đơn còn tồn tại doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay việc triển khai hóa đơn điện tử sẽ giúp cơ quan thuế quản lý tốt hơn với tình trạng các hóa đơn này. Bên cạnh đó cần xem xét thêm đối với các trường hợp được cấp hóa đơn lẻ, tạo thêm điều kiện cho doanh nghiệp nộp văn bản đề nghị có thể bán được hành hóa, tạo thêm thu nhập để trả tiền thuế. Hiện nay NNT cần phải cam kết trích ngay 18% doanh thu trên hóa đơn bán lẻ. Sau thời kỳ dịch bệnh, các doanh nghiệp trở nên khó khăn, CQT có thể xem xét thay đổi giảm số tiền trích này để tạo điều kiện cho NNT, tránh nguy cơ tăng thuế nợ do người nộp không có khả năng chi trả.
Biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản được coi là biện pháp hữu hiệu, triển khai thực hiện tốt, hiệu quả. Nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều phức tạp xung quanh vấn đề này, pháp luật hiện nay mới chỉ đủ điều kiện để xác nhận những giấy tờ đăng ký sở hữu với một số loại tài sản, nhiều tài sản không có giấy tờ đăng ký hay hóa đơn rất khó để có cơ sở xác định quyền sở hữu để có thể mang ra kê biên, đấu giá tài sản. Đối với những trường hợp có các cơ sở chi nhánh phụ thuộc, công ty mẹ có trách nhiệm hữu hạn với phần vốn góp ở công ty con, khi công ty con phát sinh các khoản nợ thì không thể áp dụng cưỡng chế, truy thu tiền nợ từ công ty mẹ, vì theo luật quy định về tư cách pháp nhân đối với từng công ty. Điều này rất khó cho CQT bởi công ty mẹ không phải người nợ thuế, còn nếu cưỡng chế thì các chi nhánh, công ty con lại không có tài sản. Xây dựng chính sách pháp luật để khắc phục vấn đề này cần phải có sự tham gia có nhiều cơ quan liên quan, tăng cường quy định trách nhiệm đối với các chủ thể liên quan với các kiểu doanh nghiệp có quan hệ mẹ - con.
Ở biện pháp cuối cùng là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hành nghề, thành lập,… thì đây là biện pháp mạnh nhất được cơ quan QLT áp dụng. Áp dụng biện pháp này thì coi như doanh nghiệp không còn khả năng hoạt động, sẽ phải tiến đến giải thể, và vì vậy mục đích thu nợ dường như không thể đạt được.
Đứng trước những vấn đề như vậy, cơ quan xây dựng chính sách cần phải tiến hành nghiên cứu các phương án sửa đổi luật để khắc phục tình trạng trên một cách đồng nhất, hiệu quả, không gây chồng chéo giữa các quy định pháp luật, là nguyên
nhân gây ra kẽ hở để người nợ thuế chiếm dụng tiền của nhà nước. Xem xét các biện pháp tăng cường như quy định các trường hợp nợ thuế nghiêm trọng trong luật hình sự tiến hành khởi tố, cho thấy sự nghiêm minh của luật pháp.
Một số các phương án bổ sung nhằm hạn chế các thiệt hại cho nhà nước ví dụ như từ chối giao dịch của đối tượng nợ với cơ quan nhà nước. Quy định với một số các đối tượng hưởng ưu đãi thuế của Nhà nước không được nợ thuế. Bổ sung các quy định bắt buộc trong việc phối, kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan Thuế - Kế hoạch và đầu tư – Kho bạc Nhà nước – Công an,... nhằm mục đích giảm thiểu thiệt hại đối với NSNN, nâng cao ý thức tuân thủ của NNT, góp phần kéo giảm tình trạng chây ỳ, chiếm dụng tiền thuế nhà nước, giảm nợ thuế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Ở tại chương số 3, bài luận đã đề xuất một số các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao công tác QLNT và CCNT tại Chi cục địa bàn. Một số các giải pháp được đề xuất ứng dụng cho Chi cục cũng như CQT trung ương trong giải quyết các vấn đề còn tồn tại, làm cơ sở cho các kế hoạch tham mưu cho các lãnh đạo cấp trên xem xét, giải quyết vấn đề vướng mắc.
Các biện pháp đề xuất nhằm phục vụ mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời của ngành Thuế, giải pháp cho công tác QLN và CCNT trên cơ sở thực hiện theo hướng nghiêm minh, chặt chẽ, vận động hợp lý theo xu hướng phát triển chung của ngành cũng như nền kinh tế. Hoàn thiện QLNT và CCNT theo hướng hiện đại hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
KẾT LUẬN
Sự tồn tại của thuế luôn đi kèm với những tồn tại về nợ đọng thuế, tuy nhiên nợ thuế quá lớn và thường xuyên sẽ là vấn đề phải giải quyết đối với ngành thuế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Yêu cầu về thu đúng, thu đủ, thu kịp thời của ngành thuế để huy động đủ ngân sách phục vụ cho chi tiêu công là cơ sở để xác định phải quản lý nợ thuế, từ đó xác định các biện pháp liên quan đến cưỡng chế nợ thuế sao cho NSNN không bị thiệt hại. Những yêu cầu đó được thực hiện thống nhất, đồng bộ từ cấp trung ương đến địa phương, tuy vậy những đặc điểm, hạn chế nguồn lực ở mỗi địa phương lại rất khác nhau, từ đó bài khóa luận này đã tập trung làm rõ một số các vấn đề còn tồn tại, đề xuất một số những phương hướng giải quyết sao cho hiệu quả nhất, khắc phục hạn chế tại địa bàn thuế khu vực.
Bài luận đã trình bày về các khái niệm, đặc điểm, vai trò về quản lý và cưỡng chế nợ thuế. Một số các quan điểm về quy trình, phân loại, kinh nghiệm quản lý,… đã được chỉ ra ở chương số 1, làm cơ sở tiền đề cho các phương hướng giải quyết trong phần hai.
Cơ cấu tổ chức các bộ phận liên quan đến QLN và CCNT, tình hình kinh tế xã hội địa phương, tình hình theo dõi, diễn biến ở các nhóm nợ đã được chia ra thành các nhóm nhỏ, phân loại nợ theo tuổi nợ, nhóm nghề kinh doanh, sắc thuế,… đã được đề cập phân tích để chỉ ra những thực trạng, tồn tại về tình hình nợ tại địa bàn. Từ đó đánh giá được những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại về công tác QLN và CCNT tại Chi cục Thuế địa bàn. Xác định được các nguyên nhân chủ yếu làm cơ sở để đề xuất các biện pháp, tham mưu cho lãnh đạo cấp trên xem xét, giải quyết tình hình.
Các biện pháp được đề xuất tại chương số 3 của bài nghiên cứu là những đúc kết trong cả quá trình theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình nợ được phân tích ở hai chương trước. Mỗi biện pháp đề xuất đều trên cơ sở có khả năng thực hiện, đem lại hiệu quả cao, tuân thủ nguyên tắc hiệu lực hiệu quả, phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống thuế. Hướng tới mục đích cao nhất là giảm tối thiểu số thuế nợ phát sinh và nợ thuế khó đòi trong những năm sắp tới.
Tóm lại, bài khóa luận này đã giải quyết được tương đối triệt để các vấn đề liên quan tới nợ đọng và giải quyết nợ đọng thuế tại khu vực, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, thực tập cũng như tìm hiểu, thu thập số liệu nhưng do những điều kiện và hạn chế về thời gian cũng như trình độ nên bài luận vẫn sẽ tồn tại những sai sót nhất định. Trên quan điểm cầu thị cao nhất, em mong muốn có thể nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phê bình để có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Ban chấp hành trung ương, 2017. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/7/2017 hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương khóa XII.
2. Ban chấp hành trung ương, 2019. Nghị quyết 45/NQ-TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
3. Bộ Kế hoạch - Đầu tư, 2021. Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
4. Bộ Tài chính, 2018. Quyết định 520/QĐ-BTC ngày 13/4/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thành Chi cục Thuế khu vực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Bộ Tài chính, 2019. Quyết định 110/QĐ-BTC ngày 14/1/2019 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.
6. Bộ Tài chính, 2021. Quyết định số 1839/QĐ-BTC ngày 20/9/2021 về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại thành phố Hải Phòng.
7. Chi cục Thuế, 2018. Báo cáo thu NSNN khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy năm 2018.
8. Chi cục Thuế, 2018. Báo cáo tình hình nợ thuế Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy năm 2018.
9. Chi cục Thuế, 2019. Báo cáo thu NSNN khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy năm 2019.
10. Chi cục Thuế, 2019. Báo cáo tình hình nợ thuế Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy năm 2019.
11. Chi cục Thuế, 2020. Báo cáo thu NSNN khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy năm 2020.
12. Chi cục Thuế, 2020. Báo cáo tình hình nợ thuế Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy năm 2020.
13. Chi cục Thuế, 2021. Báo cáo thu NSNN khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy năm 2021.
14. Chi cục Thuế, 2021. Báo cáo tình hình nợ thuế Chi cục Thuế khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy năm 2021.
15. Chính phủ, 2020. Nghị định 114/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về giảm thuế TNDN phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.
16. Chính phủ, 2020. Nghị định 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
17. Chính phủ, 2021. Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021.
18. Chính phủ, 2021. Nghị định 92/2021/NĐ-CP ngày 21/10/2021 về quy định chi tiết thi hành nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15.
19. Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, 2021. Tình hình kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng năm 2021.
20. PGS.TS.Lê Thị Diệu Huyền, 2020. Học viện Ngân Hàng.
21. Quốc hội, 2019. Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14.
22. Quốc hội, 2019. Nghị quyết 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp Ngân sách nhà nước.
23. Quốc hội, 2021. Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
24. Tổng cục Thuế, 2015. Quyết định 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế.
25. Tổng cục Thuế, 2015. Quyết định 751/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 về việc ban hành quy trình cưỡng chế nợ thuế.
26. Tổng cục Thuế, 2019. Quyết định 245/QĐ-TCT ngày 25/3/2019 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế.
27. Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, 2020. 403/BC-UBND Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh thành phố Hải Phòng 5 năm 2021- 2025.
28. Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2021. Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 về ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.
Tài liệu trên các Website
1. Báo Quảng Bình, 2021. Để tăng cường quản lý nợ đọng thuế. [Online]
Available at: https://baoquangbinh.vn/khoa-hoc-cong-nghe/202107/de-tang- cuong-quan-ly-no-dong-thue-2191386/
2. Báo Trà Vinh, 2021. Chi cục Thuế khu vực Tiểu Cần - Cầu Kè: Giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. [Online]
Available at: https://www.baotravinh.vn/kinh-te/chi-cuc-thue-khu-vuc-tieu- can-cau-ke-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-trong-quan-ly-no-va-cuong-che-no- thue-8544.html
3. HK Government, n.d. 追討拖欠稅款的措施. [Online]
Available at:
https://www.gov.hk/tc/residents/taxes/taxfiling/consequences/recovertax.htm 4. Nguyễn Hải, Đàm Thanh, 2021. Báo cáo thu Ngân sách Hải Phòng 2021.
[Online]
Available at: https://haiphong.gov.vn/tin-tuc-su-kien/Hai-Phong-thu-ngan- sach-noi-dia-dat-36579-ty-dong-80679.html
5. Th.S Trần Nữ Hồng Nhung, 2019. Quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. [Online]
Available at: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/quan-ly-rui-ro- trong-quan-ly-no-thue-tai-chi-cuc-thue-huyen-duc-tho-tinh-ha-tinh-
302587.html
6. Trâm Anh, 2021. Cục Thuế Hà Nội mạnh tay với chây ỳ nghĩa vụ thuế.
[Online]
Available at: https://vneconomy.vn/cuc-thue-ha-noi-manh-tay-voi-chay-y- nghia-vu-thue.htm
7. Trung Kiên, 2022. Ngành thuế Hải Phòng- Những bước đi “thần tốc” trong chiến dịch chuyển đổi số. [Online]
Available at: http://anhp.vn/nganh-thue-hai-phong--nhung-buoc-di-than-toc- trong-chien-dich-chuyen-doi-so-d45452.html
8. UK Government, n.d. What will happen if you do not pay your tax bill.
[Online]
Available at: https://www.gov.uk/guidance/what-will-happen-if-you-do-not- pay-your-tax-bill
PHỤ LỤC
Báo cáo nợ và kết quả thu nợ tại cơ quan thuế