Các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại trên thị trường bán lẻ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ

2.4: Các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại trên thị trường bán lẻ

2.4.1: Các nhân tố nội bộ - Hoạt động Marketing

Có thể hiểu marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các ý tưởng liên quan đến việc hình thành, xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hàng hóa và các dịch vụ để tạo ra sự thay đổi nhằm thỏa mãn mục tiêu của mọi cá nhân và tổ chức.

Ngay từ khi mới xuất hiện và cho đến ngày nay, hoạt động marketing luôn và càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp. Hoạt động marketing của ngân hàng càng có chất lƣợng và có phạm vi rộng bao nhiêu thì doanh nghiệp càng có thể tạo ra các lợi thế chiến thắng các đối thủ bấy nhiêu.

- Năng lực nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới và khác biệt hóa sản phẩm, sáng tạo, cải tiến hoặc áp dụng khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật… Khả năng nghiên cứu và phát triển là điều kiện cơ bản để các ngân hàng thương mại có thể tạo ra sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường, đổi nhanh tốc độ đổi mới cũng như khác biệt hóa sản phẩm, sáng tạo hoặc ứng dụng hiệu quả công nghệ, trang bị kĩ thuật mới để thay thế những thứ đã lạc hậu… Điều này có tác động rất mạnh đến các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Nguồn nhân lực ngân hàng

Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo của ngân hàng thương mại, toàn bộ lực lượng lao động của ngân hàng thương mại đều tham gia vào các quá trình hoạt động và mang tính chất quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do vai trò ảnh hưởng có tính chất quyết định của nguồn nhân lực mà các ngân hàng thương mại cần luôn đảm bảo chú trọng về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu nguồn lao động.

- Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Cơ cấu bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đƣợc chuyên môn hóa, đƣợc giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và đƣợc bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản lý của ngân hàng. Quản lý ngân hàng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động lao động sáng tạo của đội ngũ lao động, đến sự bảo đảm cân bằng giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài… nên tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Tình hình tài chính của ngân hàng

Tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả kinh doanh của ngân hàng trong mọi giai đoạn phát triển. Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, dự trữ, lưu kho…cũng như khả năng thanh toán ở mọi thời điểm đều phải phụ thuộc vào khả năng tài chính của bản thân ngân hàng.

2.4.2: Các yếu tố bên ngoài

- Các nhân tố thuộc môi trường cạnh tranh ngành

Môi trường cạnh tranh ngành bao gồm các yếu tố trong và ngoài ngành tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh do nhà kinh tế Michael Porter đƣa ra. Đặt trong khung nghiên cứu khả năng cạnh tranh của sản phẩm thì mô hình 5 áp lực cạnh tranh được xem như các nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

+ Áp lực cạnh tranh từ nhà cung ứng: Tính chất các thị trường cung ứng khác nhau sẽ ảnh hưởng mức độ khác nhau đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Thị trường mang tính chất cạnh tranh, cạnh tranh không hoàn hảo hay độc quyền sẽ tác động ở mức độ khác nhau tới hoạt động mua sắm và dự trữ cũng

như tuyển dụng của ngân hàng thương mại. Thị trường có hay không có sự điều tiết của nhà nước cũng như mức độ, tính chất điều tiết cũng tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng thương mại. Mặt khác, tính chất ổn định hay không ổn định của thị trường cũng tác động trực tiếp, theo các hướng khác nhau tới hoạt động mua sắm, dự trữ và tuyển dụng lao động của từng ngân hàng thương mại. Theo Michael Porter, các nhân tố cụ thể dưới đây sẽ tác động trực tiếp và tạo sức ép từ phía nhà cung cấp tới hoạt động mua sắm, dự trữ và tuyển dụng của doanh nghiệp: Số lƣợng nhà cung cấp ( ít hay nhiều ), tính chất thay thế của đầu vào là dễ hay khó, tầm quan trọng của yếu tố đầu vào cụ thể tới hoạt động của doanh nghiệp, khả năng của các nhà cung cấp và vị trí quan trọng ở mức độ nào của doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp.

+ Áp lực cạnh tranh từ người mua: là áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Người mua có thể là các khách hàng lẻ hoặc các nhà phân phối. Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm và là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Cũng nhƣ các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, các sản phẩm dịch vụ là các nhân tố đầu tiên quyết định đến mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Những yêu cầu cụ thể của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm, sự nhạy cảm của khách hàng đối với lãi suất, giá cả… tác động trực tiếp và có tính quyết định đến việc thiết kế sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Những ngân hàng thương mại nào có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng sẽ giành thắng lợi trong kinh doanh, ngược lại, ngân hàng thương mại nào không chú ý hoặc chú ý không đúng mức tới nhu cầu của khách hàng sẽ chịu thất bại.

+ Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại: đối thủ cạnh tranh hiện tại là tất cả các ngân hàng thương mại khác cũng hoạt động kinh doanh giống với ngân hàng thương mại đó trên cùng một khu vực thị trường. Số lượng, quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Theo Michael Porter, tám vấn đề sau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự cạnh tranh giữa các đối thủ: Số lƣợng đối thủ cạnh tranh nhiều hay ít? Mức độ tăng trưởng của ngành nhanh hay chậm ? Chi phí lưu kho hay chi phí cố định cao hay

thấp? Các đối thủ cạnh tranh có đủ ngân sách để khác biệt hóa sản phẩm hay chuyển hướng kinh doanh không? Năng lực sản xuất của đối thủ cạnh tranh có tăng hay không và nếu tăng thì khả năng tăng của tốc độ nào? Tính chất đa dạng sản xuất- kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh có tăng hay không và nếu tăng thì khả năng tăng ở tốc độ nào? Tính chất đa dạng sản xuất – kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh ở mức độ nào? Mức độ kì vọng của các đối thủ cạnh tranh và chiến lƣợc kinh doanh của họ và sự tồn tại của rào cản rời bỏ ngành.

+ Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Các ngân hàng thương mại sẽ tham gia vào thị trường là các đối thủ mới xuất hiện hoặc sẽ xuất hiện trên khu vực thị trường mà ngân hàng thương mại đó đang kinh doanh hoạt động. Tác động của các ngân hàng thương mại này đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào sức cạnh tranh của ngân hàng thương mại đó. Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới này làm thay đổi toàn bộ bức tranh cạnh tranh, dù thay đổi cục diện cạnh tranh kiểu nào thì sự xuất hiện của chúng cũng làm gia tăng mức cạnh tranh của ngành. Theo Michael Porter những nhân tố tác động đến quá trình tham gia thị trường của các đối thủ mới: Các rào cản thâm nhập thị trường, hiệu quả kinh tế của quy mô, bất lợi về chi phí do các nguyên nhân khác, sự khác biệt hóa sản phẩm, yêu cầu về vốn cho sự xâm nhập, chi phí chuyển đổi, sự tiếp cận đường dây phân phối, các chính sách thuộc quản lý vĩ mô.

+ Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế: sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố quan trọng tác động tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thương mại. Càng nhiều loại sản phẩm thay thế xuất hiện bao nhiêu sẽ càng tạo sức ép lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bấy nhiêu. Để giảm sức ép của sản phẩm thay thế, ngân hàng thương mại cần có các giải pháp cụ thể nhƣ: Phải luôn để ý đến khâu đổi mới kỹ thuật – công nghệ, phải có các giải pháp đồng bộ nâng cao các sản phẩm chất lƣợng dịch vụ để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế, luôn chú ý đến giải pháp khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ trong từng giai đoạn cụ thể phải biết tìm và rút lui về phân đoạn thị trường hay thị trường phù hợp.

- Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

+ Nhân tố kinh tế: Các nhân tố kinh tế có thể ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp

đến các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh và phát triển. Tỷ lệ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người, vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, chính sách tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp, chu kì của nền kinh tế… là các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng.

Chính vì vậy mà trong quá trình hoạt động hay đƣa ra kế hoạch, chiến lƣợc phát triển của mình, các ngân hàng cần xem xét dự đoán bối cảnh kinh tế để tìm ra những hướng đi đúng đắn.

+ Nhân tố chính trị - pháp luật: Chính trị, pháp luật tạo môi trường hoạt động cũng nhƣ những rào cản đối với hoạt động của một ngân hàng thông qua các luật lệ đối với ngân hàng cũng nhƣ những chính sách tiền tệ, trợ cấp, thuế khóa… tạo ra thuận lợi cũng nhƣ khó khăn trong quá trình hoạt động của cả ngân hàng.

+ Nhân tố văn hóa, xã hội: Năng lực cạnh tranh của một ngành có thể chịu tác động rất nhiều bởi một số yếu tố về văn hóa, xã hội. Những đặc điểm đó có tác động đến nhiều mặt của một ngành và trong lĩnh vực ngân hàng có đặc điểm đó tác động nhiều nhất đến các yếu tố con người thông qua việc tác động đến nhu cầu và nguồn nhân lực. Những đặc điểm văn hóa xã hội ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng nhƣ: lòng tin của công chúng đối với ngân hàng, thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của người dân, trình độ dân trí và khả năng hiểu biết về các dịch vụ của ngân hàng, thái độ đối với nghề nghiệp, sự biến động của dân số theo giới tính…

- Nhân tố về công nghệ

Cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính diễn ra hết sức mạnh mẽ đã và đang mang lại rất nhiều cơ hội cũng nhƣ những thử thách cho hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán dựa trên công nghệ ngân hàng số nói riêng của các ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu về chiến lược phát triển của các ngân hàng trên thế giới đánh giá các yếu tố con người phục vụ ngày càng giảm và nhân tố công nghệ cũng như mức độ phủ rộng của thương hiệu đang trở nên quyết định trong cuộc đua chiếm lĩnh thị phần khách hàng. Việc “đi bằng cả hai chân” mạng lưới vật lý và giải pháp công nghệ sẽ giúp ngân hàng vừa mở rộng phạm vi phục vụ khách hàng vừa giảm thiểu chi phí hoạt động. Hướng đi phù hợp của các ngân hàng nhằm góp phần giảm chi phí phát triển mạng lưới, tăng các kênh bán hàng hiện đại, đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm –dịch vụ tài chính đƣợc thể hiện rất rõ ở những tiện ích dịch vụ đƣợc tích hợp dựa trên nền tảng viễn thông như môi trường internet, điện thoại thông minh... đã phần nào phản ánh đƣợc nhu cầu, vị thế và vai trò của đầu tƣ công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)