Đánh giá chung về khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động bán lẻ của ngân hàng Techcombank

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 68 - 76)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

3.2.4: Đánh giá chung về khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động bán lẻ của ngân hàng Techcombank

3.2.4.1: Đánh giá các nguồn lực giúp Techcombank nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường bán lẻ.

- Tiềm lực tài chính: Tính đến thời điểm hiện tại, Techcombank là “NH tƣ

nhân lớn nhất tại Việt Nam” với khả năng sinh lời vƣợt trội, thị phần cho vay và huy động chiếm từ 2,5% đến 3%. Kết thúc năm 2021, TTS của Techcombank đạt 568.811 tỷ đồng, xếp thứ 6 trên thị trường Việt Nam. Techcombank cũng là NH có tốc độ tăng trưởng TTS lớn nhất tại Việt Nam với 29,4% vào cuối năm 2021 cao hơn HDBank (17%), Vietcombank (7%), Vietinbank (8,6%)...

Biểu đồ 3.16: Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất năm 2021

Nguồn: Vietnambiz.vn

Đối với chỉ tiêu vốn điều lệ: Trong năm 2021, chỉ có duy nhất Techcombank và Sacombank là hai ngân hàng không tăng vốn điều lệ nhƣ các NH khác, điều này làm cho Techcombank bị đánh bật khỏi “top 5 Ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất”

và đứng ở vị trí thứ 6 vào đầu năm 2022. Năm 2021, vốn điều lệ của TCB đạt 35049 tỷ đồng, đứng vị trí thứ 4 chỉ sau các NH lớn bao gồm BIDV, Vietinbank và Vietcombank. Tuy nhiên sự thụt giảm trong vị trí top các NH có VĐL lớn nhất không làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Techcombank, bởi theo quan điểm của ngân hàng này: “vốn chủ sở hữu mới thực sự quan trọng trong khi vốn

lệ để đáp ứng các chỉ số hoạt động, quan trọng là làm thế nào để sử dụng vốn sao cho hiệu quả, giá trị ngân hàng tăng lên”. Minh chứng là trong năm 2021, Techcombank đã vẫn giữ vững vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng “Các Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất” với 88.343 tỷ đồng chỉ đứng sau Vietcombank (109.117 tỷ đồng), Vietinbank (93.649 tỷ đồng). Qua đó thấy đƣợc rằng, Techcombank là NH có tiềm lực tài chính vững mạnh cùng với chiến lƣợc luôn chú trọng đầu tƣ cho hoạt động bán lẻ thì đây đƣợc coi là nhân tố quan trọng nhất trong việc giúp Techcombank có tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong mọi hoạt động bao gồm cả hoạt động NHBL.

Biểu đồ 3.17: Top 10 NH có vốn điều lệ cao nhất đầu năm 2020 và năm 2021

Nguồn: VietnamCredit

-Chất lượng nhân sự hàng đầu: Số lƣợng nhân sự tại Techcombank tính đến cuối năm 2021 là khoảng 12506 người, nằm trong “top 10 ngân hàng có số lượng nhân sự nhiều nhất hiện nay”. Số lƣợng nhân viên đƣợc chia đều vào các phân khúc hoạt động và theo tình hình HĐKD tại các chi nhánh và phòng giao dịch của Techcombank tại Việt Nam.

Biểu đồ 3.18: Top 10 NH có số lƣợng nhân sự cao nhất năm 2021

Nguồn: Vietnambiz.vn

Chất lƣợng nhân sự tại Techcombank đƣợc tuyển chọn và đào tạo kỹ lƣỡng, luôn đƣợc đánh giá cao về độ nhạy bén và am hiểu công việc, thể hiện ở trong việc phục vụ khách hàng và khả năng sáng tạo thích ứng. Với hơn 80% nhân viên có trình độ đại học, hơn 6% có trình độ học vấn sau đại học, Techcombank hoàn toàn tự tin với chất lƣợng nguồn nhân sự của mình. Bên cạnh việc tuyển chọn đầu vào kỹ lưỡng, Techcombank còn thường xuyên mở các khóa đào tạo nâng cao trình độ của nhân viên. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân sự là mục tiêu của Techcombank từ những ngày đầu hoạt động bởi theo quan niệm của Techcombank khi cán bộ nhân viên làm tốt và thành công trong công việc thì HĐKD của NH mới phát triển bền vững, đây là một nguồn lực quan trọng trong sự phát triển và cạnh tranh của ngành bán lẻ nói riêng và cả hoạt động chung của NH Techcombank nói chung.

Bảng 3.11: Phân loại lao động tại Techcombank năm 2021 Tiêu chí phân loại Số lượng (người) Tỷ trọng

Theo trình độ học vấn 12506 100%

Sau ĐH 788 6,3%

ĐH 10255 82%

Cao đẳng 750 6%

Trung cấp 163 1,3%

Khác 550 4,4%

Theo loại HĐLĐ 12506 100%

Hợp đồng không xác định thời hạn 5945 47,5%

Hợp đồng có xác định thời hạn 5887 47,1%

Thời vụ, thử việc 674 5,4%

Nguồn: Báo cáo nhân sự Techcombank năm 2021

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000

BIDV Vietinbank Sacombank HDBank ACB

Số lượng nhân sự

-Giá trị thương hiệu lớn: Giá trị thương hiệu của Techcombank không chỉ đƣợc thể hiện ở lợi nhuận lớn mà NH đạt đƣợc mà còn cả ở sự hài lòng và tín nhiệm của KH. Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, giá trị thương hiệu của Techcombank đã tăng 30% trong năm 2021 lên mức 524 triệu USD so với 401 triệu USD năm 2020, và tăng 57 bậc lên vị trí 270 trong “Top 500 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất toàn cầu năm 2021”. Bên cạnh đó trong năm 2021, Techcombank đã đạt giải thưởng “ Ngân hàng bán lẻ được yêu thích nhất tại Việt Nam”, đây là câu trả lời rõ ràng nhất về độ tin tưởng và hài lòng của khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Techcombank và là ngân hàng có chỉ số hài lòng khách hàng lớn nhất. Hiện tại trong năm 2022, Techcombank là Ngân hàng TMCP duy nhất tại Việt Nam lọt “Top 200 Thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu” (đứng vị trí thứ 196), tăng 74 bậc so với năm 2021 với định giá thương hiệu gần 1 tỷ USD (cụ thể là 945 triệu USD).

Biểu đồ 3.19: Tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu Techcombank giai đoạn 2020 - 2021

Nguồn:Tổng hợp của tác giả từ báo cáo của Brand Finance

-Khả năng đổi mới: Khi nhắc đến các NH có khả năng thích ứng và đổi mới nhanh nhất trong ngành NH không thể không nhắc tới cái tên Techcombank. Khả năng ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để phát triển SPDV vẫn luôn là thế mạnh hàng đầu của Techcombank trong những năm qua. Các ví dụ điển hình có thể kể đến như: Trong giai đoạn năm 2014 đến 2016, khi xu hướng sử dụng dịch vụ NH qua

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Xếp hạng Giá trị thương hiệu Tốc độ tăng giá trị

điện thoại di động bùng nổ Techcombank là NH đầu tiên trên thị trường đầu tư tính năng mới trên Internet banking và Mobile banking. Dấu ấn thành công nhất của Techcombank tại thời điểm đó chính là chương trình “zero free” miễn phí giao dịch trực tuyến vào năm 2016, Techcombank trở thành NH tiên phong cho việc “miễn phí giao dịch trực tuyến” và đã thu đƣợc nhiều kết quả ấn tƣợng. Sự thành công đột phá của Zero free khiến nhiều NHTM khác cũng lần lƣợt nhập cuộc chính sách miễn phí này, điều này cho thấy khả năng dẫn dắt và lan tỏa chung của Techcombank trên thị trường.Đến năm 2021, Techcombank ra mắt tính năng trung tâm thanh toán trên ứng dụng Techcombank mobile dành cho KHCN của mình, đây là tính năng lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường với khả năng dự báo hóa đơn để KH có thể dễ dàng lập kế hoạch tài chính. Và riêng đối với các doanh nghiệp SME, Techcombank cũng là NH đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ chuyển tiền quốc tế với các chức năng mang lại giá trị gia tăng để mua bán ngoại tệ trên kênh Ngân hàng điện tử, dịch vụ này hiện nay đang đƣợc ứng dụng trên nền tảng Fast E-bank của Techcombank. Nhờ sự sáng tạo độc đáo này, Techcombank lại một lần nữa chiếm đƣợc nhiều sự tin dùng của KH và thể hiện đƣợc khả năng dẫn dắt số hóa của mình. Bằng khả năng đổi mới linh hoạt và ứng phó với biến đổi Techcombank đã vƣợt qua đƣợc khó khăn của thị trường và đạt được nhiều thành tựu lớn, trở thành “ Ngân hàng bán lẻ tốt nhất năm 2021”. Lợi thế về khả năng đổi mới, đặc biệt là trong đổi mới công nghệ chính là chìa khóa quan trọng để Techcombank cạnh tranh tốt trên thị trường NHBL.

3.2.4.2: Các kết quả đạt được

Thứ nhất: Techcombank trên thị trường bán lẻ có vị thế lớn và khả năng cạnh tranh cao. Điều này thể hiện rõ ở các kết quả kinh doanh mà Techcombank đạt đƣợc trong thời gian vừa qua về hoạt động bán lẻ, vị thế dẫn đầu thị trường bán lẻ của Techcombank đã được công nhận bởi một bộ phận lớn KH và các giải thưởng lớn trong và ngoài nước trao tặng.

Thứ hai: Techcombank là NH có rất nhiều tiềm lực và lợi thế vƣợt trội trong việc cạnh tranh dịch vụ NHBL. Đặc biệt là lợi thế về công nghệ và nguồn nhân lực cao tạo điều kiện phát triển bền vững trong HĐKD nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng của Techcombank.

Thứ ba: Ngân hàng Techcombank có chiến lược và hướng đi phát triển đúng

đắn, điều này thể hiện rõ trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch, bằng sự nhạy bén và sáng tạo của mình Techcombank không những vƣợt qua các khó khăn ảnh hưởng đến HĐKD mà còn lấy đó làm đà phát triển mạnh các sản phẩm mang yếu tố công nghệ - một lợi thế lớn mà Techcombank đã vốn có.

Thứ tƣ: Trở thành NHBL đƣợc yêu thích nhất tại Việt Nam, điều này thể hiện rõ ở những giải thưởng mà Techcombank nhận được trong thời gian qua và thông qua các khảo sát thực tế đánh giá “mức độ hài lòng của KH đối với Ngân hàng”.

3.2.4.3: Hạn chế

-Mạng lưới chi nhánh chưa phủ rộng: KHCN của Techcombank tập chung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Trong tổng số 309 CN/PGD tại Việt Nam thì số lƣợng CN/PGD tập trung nhiều nhất tại TPHCM với 97 CN/PGD. Hà Nội đứng thứ hai với 85 CN/PGD. Các thành phố lớn khác có số lƣợng CN/PGD ít hơn hẳn nhƣ 10 CN/PGD ở Đà Nẵng, 8 CN/PGD Hải Phòng; 4 CN/PGD Vũng Tàu trong khi đây cũng là những thành phố lớn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, điều kiện sống và sử dụng dịch vụ NH đang không ngừng tăng cao. Điều này dẫn đến mạng lưới phủ sóng của Techcombank chưa cao.

- Không còn nhiều lợi thế cạnh tranh về yếu tố lãi suất và chi phí: Trong thời gian gần đây, hàng loạt các NH đƣa ra các chính sách giảm lãi suất và chi phí giao dịch để thu hút KH, khiến cho Techcombank không còn lợi thế về chi phí như trước đây.

Chẳng hạn nhƣ đối với dòng sản phẩm các loại thẻ, chi phí của một số loại thẻ cao hơn rất nhiều NH khác khiến cho số lượng thẻ lưu hành và tài khoản thanh toán của Techcombank xếp sau khá nhiều các NH khác nhƣ: Vietcombank, BIDV, MB,...

-Danh mục sản phẩm chƣa chú trọng đến tạo sự khác biệt: So với nhiều NH khác đang cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ, Techcombank vẫn chƣa thực sự tạo đƣợc sự khác biệt giữa các sản phẩm của mình và các NH khác. Cùng dựa trên nền tảng “công nghệ số” tuy nhiên một số SPBL của Techcombank vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phổ thông. Ngoài ra, Techcombank cũng chƣa có sự đồng bộ hóa về đầu tƣ cho các SPDV. Chẳng hạn nhƣ sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế Techocmbank chỉ chú ý vào Visa mà không có các liên kết với các đơn vị khác nhƣ Master Card, JCB…nhƣ các NH khác. Thẻ tuy nhiều loại nhƣng cơ bản về tính năng là giống nhau, không có quá nhiều sự khác biệt hay ƣu đãi đối với từng thẻ.

-Năng lực cạnh tranh có thể bị giảm sút giá trị trong tương lai:

Techcombank có lợi thế cạnh tranh về các sản phẩm sử dụng công nghệ mang tính tiện ích và cá nhân hóa, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận lớn các KH tiềm năng vẫn có nhu cầu sử dụng dịch vụ trực tiếp tại NH. Hiện nay, các PGD truyền thống của Techcombank vẫn chƣa sử dụng nhiều yếu tố công nghệ để tăng trải nghiệm của KH, điều này có thể khiến năng lực cạnh tranh của Techcombank giảm đi khi nhiều đối thủ đang thực hiện rất tốt điều này nhƣ: NamABank, TPBank…

3.2.4.3: Nguyên nhân của các hạn chế

Thứ nhất: Đầu tƣ công nghệ là một công việc không hề đơn giản của Ngân hàng, bài toán đƣợc đặt ra là làm sao vừa có thể nâng cao phát triển công nghệ vào SPDV vừa đảm bảo giảm thiểu chi phí cả phía KH và NH. Do đó, tùy vào khoảng thời gian khác nhau mà Techcombank bắt buộc phải lựa chọn giữa hai vấn đề đối lập này và gây ra hạn chế về mặt cạnh tranh chi phí, lãi suất.

Thứ hai: Chiến lƣợc kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm nhƣng chỉ tập trung phát triển một số SPDV nhất định khiến cho giá trị các sản phẩm chƣa đƣợc đồng bộ.

Thứ ba: Chính sách phân bổ phòng giao dịch và chi nhánh chƣa hiệu quả, chưa khai thác triệt để được thị trường tiềm năng ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản quy định về việc bán sản phẩm và phục vụ KH còn chƣa đồng nhất, gây ra tình trạng chênh lệch trong việc triển khai bán hàng giữa các chi nhánh.

Thứ tư: Tại techcombank, chính sách đãi ngộ lương thưởng cho nhân viên còn hạn chế, làm giảm đi sự nhiệt huyết và mong muốn phát triển NH của nhân viên trong NH. Điều này gây ra suy giảm trong chất lượng nhân sự từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh giá trị của NH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Bằng cách đƣa ra các số liệu thực tế về hoạt động NHBL tại Techcombank, cùng với việc thực hiện phiếu khảo sát đánh giá của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ sản phẩm bán lẻ, tác giả đã đánh giá đƣợc sơ bộ về những thành tựu và hạn chế của Techcombank trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh của bản thân ngân hàng từ đó đƣa ra các nguyên nhân dẫn đến hạn chế còn tồn tại. Đây là cơ sở để tác giả đƣa ra những giải pháp và kiến nghị giải quyết những vấn đề Techcombank còn gặp phải để tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong thời gian tới.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)