Thực trạng hoạt động bán lẻ của ngân hàng Techcombank

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 50 - 61)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

3.2.2: Thực trạng hoạt động bán lẻ của ngân hàng Techcombank

- Cho vay khách hàng cá nhân

Hiện nay tại nhóm NHTM cổ phần qui mô vừa và lớn của Việt Nam, dƣ nợ cho vay KHCN thường chiếm khoảng 40% đến 50% tổng dư nợ cho vay KH. Thậm chí, tại một số NH, tỷ trọng cho vay KHCN chiếm tới 60-80% tổng dƣ nợ.

Techcombank cũng không phải NH ngoại lệ, trong mục tiêu phát triển giai đoạn 2021 – 2025, nhóm KHCN là phân khúc KH được Techcombank chú trọng hướng tới hàng đầu và luôn ƣu tiên đẩy mạnh đầu tƣ về mọi mặt.

Bảng 3.2: Dự nợ cho vay KHCN và sản phẩm mua nhà của TCB 2019 -2021 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Giá trị Giá trị

2020/2019

(% tăng giảm) Giá trị

2021/2020 (% tăng giảm) Dƣ nợ cho vay

KHCN 105247 111.139 5,6% 162000 45,8%

Dƣ nợ cho vay sản

phẩm mua nhà 85000 87309 2,7% 126300 44,7%

Tỷ lệ dƣ nợ

KHCN/tổng dƣ nợ 45,6% 33,1% - 41,7% -

Nguồn: Tổng hợp BCTN Techcombank 2019 -2021

Trong năm 2019, dƣ nợ cho vay đối với KHCN của Techcombank đạt 105247 tỷ đồng, chủ yếu đến từ sản phẩm cho vay mua nhà với số dƣ là 85000 tỷ đồng. Đến năm 2020, dƣ nợ cho vay KHCN tại Techcombank chỉ tăng nhẹ 5,6%

so với năm 2019 lên mức 111.139 tỷ đồng, tuy nhiên đây vẫn là con số tốt mà Techcombank đã đạt đƣợc bởi năm 2020 là một năm đầy khó khăn của nền kinh tế khi chịu tác động lớn của đại dịch Covid-19 khiến cho hoạt động tín dụng của cả cả hệ thống NH bị ảnh hưởng. Sản phẩm cho vay mua nhà vẫn là trọng tâm trong hoạt động tín dụng KHCN tại Techcombank với dƣ nợ đạt 87309 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,7% so với năm trước. Tính đến tháng 6 năm 2021, dư nợ cho vay KHCN tại Techcombank là gần 128900 tỷ đồng, chiếm hơn 41% số dƣ cho vay KH cùng thời

điểm, và đạt kết quả ấn tƣợng là 162.000 tỷ đồng vào cuối năm 2021 trong đó, đa số các khoản cho vay cá nhân tại Techcombank vẫn là phục vụ mục đích mua nhà của người dân, mảng kinh doanh mà Techcombank đang dẫn đầu thị trường. Con số này một lần nữa cho thấy đƣợc sự nỗ lực tuyệt vời của Techcombank trong việc chống lại khó khăn của đại dịch Covid-19 gây ra khi năm 2021 Chính phủ ban hành rất nhiều đợt giãn cách xã hội ở quy mô lớn.

Cho vay mua nhà luôn là sản phẩm chủ đạo trong tín dụng cá nhân của NH Techcombank trong nhiều năm qua và ngày càng đạt đƣợc nhiều kết quả ấn tƣợng.

Trong năm 2020 và 2021, Techcombank đã được trao tặng giải thưởng “Ngân hàng cung cấp sản phẩm cho vay mua nhà ở tốt nhất Việt Nam”, kết quả của sản phẩm của vay mua nhà nói riêng và của hoạt động cho vay KHCN nói chung mà Techcombank có đƣợc là nhờ chiến lƣợc “lấy khách hàng làm trọng tâm để nâng cao trải nghiệm khách hàng và hiệu quả của việc ứng dụng chính sách, sản phẩm cho vay vƣợt trội với sự hỗ trợ của quy trình phê duyệt cho vay trên nền tảng hệ thống IDC” mà Techcombank đã triển khai trong thời gian qua.

-Huy động vốn

Trong giai đoạn 2019 -2021, huy động vốn bán lẻ từ KHCN tại Techcombank vẫn có tốc độ tăng trưởng tốt và thu hút KH tiền gửi mới đặc biệt là tăng trưởng mạnh tiền gửi trực tuyến “Tiết kiệm online” và tiền gửi không k hạn. Để thu hút KH sử dụng các sản phẩm này, Techcombank đã đưa ra những chương trình hấp dẫn nhƣ: “miễn phí giao dịch trực tuyến”, “hoàn tiền với một số loại thẻ tín dụng”...

Phân khúc KH có thu nhập cao vẫn là phân khúc trọng tâm đóng góp tỷ lệ lớn vào hoạt động huy động vốn bán lẻ tại Techcombank.

Đối với mảng tiền gửi trực tuyến và cả với hoạt động huy động vốn bán lẻ chung của cả NH, Techcombank đã thực hiện tốt trong việc đẩy mạnh đầu tƣ vào công nghệ, đặc biệt là “Digital Banking” giúp cho việc huy động vốn phát triển bền vững.

Nguồn vốn huy động tiền gửi không k hạn (CASA) là lợi thế lớn của ngân hàng Techcombank. Phần lớn vốn huy động tiền gửi không k hạn đều từ KHCN của NH. Việc có tỷ lệ CASA lớn và ngày càng tăng giúp cho Techcombank tăng thêm lợi thế cạnh tranh của mình đồng thời giúp chi phí huy động vốn của Techcombank luôn ở mức thấp nhất so với các NH khác. Cụ thể, hiện nay chi phí

huy động vốn của Techcombank chỉ khoảng 1.02%, thấp hơn hẳn so với Kienlongbank (3,75%), HDBank (2,09%),...

Biểu đồ 3.4: Top 5 Ngân hàng có tỷ lệ CASA lớn nhất Việt Nam năm 2021

Nguồn: Báo kinh tế

Trong những năm gần đây, Techcombank đã có sự vươn lên mạnh mẽ về CASA. Đến thời điểm hiện tại, Techcombank là NH có “tỷ lệ CASA cao nhất hệ thống NH” với 50,5% số dƣ CASA đạt 158.900 tỷ đồng, chủ yếu là do CASA từ KHCN lần đầu tiên đạt mốc gần 100.000 tỷ đồng tăng 30,8%. Một số NH khác có tỷ lệ CASA cao có thể kể đến như: Ngân hàng Thương mịa cổ phần Quân đội (MB) với tỷ lệ CASA 49%, tiếp đến là MSB đạt 36%, Vietcombank với tỷ lệ CASA là 32,2%, Vietinbank đạt 20%. Trước đó vào năm 2020, Techcombank cũng đã đạt số dƣ tiền gửi không kì hạn tăng tới 63,5% so với năm 2019. Để đạt đƣợc kết quả này, Techcombank đã tập trung vào việc phục vụ tập KH trọng tâm là phân khúc KH thu nhập khá và cao đồng thời mạnh tay “miễn phí dịch vụ”, liên tục cập nhật các công nghệ mới đặc biệt là Ngân hàng số để tăng trải nghiệm của KH trên ứng dụng NH từ đó giúp tăng hiệu quả hoạt động huy động vốn.

Bảng 3.3: Cơ cấu tiền gửi KHCN tại Techcombank 2019 -2021 Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Chênh lệch 2020/

2019

Chênh lệch 2021/ 2020 Giá trị % tăng

giảm

Giá trị % tăng giảm Tiền gửi có kì

hạn 121.187 119.550 121104 -1637 (1,4%) 1554 1,3%

Tiền gửi

không kì hạn 46.025 76.089 99524 30064 65,3% 23435 30,8%

Tổng tiền gửi 167212 195639 220628 28427 17% 24989 12,8%

Nguồn: BCTC Techcombank 2019-2021

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu tiền gửi khách hàng cá nhân tại Techcombank 2019 -2021

Nguồn: BCTC Techcombank 2019 – 2021 - Dịch vụ thanh toán

Techcombank là ngân hàng có vị thế vƣợt trội trong việc thanh toán thẻ và thanh toán điện tử E-Banking trong suốt nhiều năm qua. Minh chứng ở việc số lƣợng KHCN sử dụng ứng dụng bộ đôi công nghệ F@st i-bank - F@st Mobile của Techcombank lên đến 5,1 triệu người vào năm 2021, tăng 34,2% so với năm 2020.

72.50%

61.10%

54.90%

27.50% 38.90% 45.10%

NĂM 2019 NĂM 2020 NĂM 2021

Tiền gửi có kì hạn Tiền gửi không kì hạn

Con số này cao gần gấp đôi số lƣợng KH sử dụng FMB/FIB của Techcombank vào năm 2019 (2,7 triệu người). Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua E-Banking và tổng giao dịch thẻ của Techcombank tính đến cuối năm 2021 đạt lần lƣợt 642 triệu và 93,8 triệu giao dịch. Đây là những con số vô cùng ấn tƣợng và xứng đáng với những gì mà Techcombank đã nỗ lực thực hiện trong thời gian qua. Kết quả này có đƣợc là nhờ các chính sách mang tính đột phá, đầu tƣ công nghệ phát triển sản phẩm dịch vụ mà Techcombank đã làm, nỗ lực của Techcombank không chỉ mang lại giá trị cho bản thân ngân hàng mà còn góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN trong việc triển khai mô hình thanh toán không dùng tiền mặt.

Bảng 3.4: Thống kê số lƣợng giao dịch thanh toán của KHCN tại TCB 2019 -2021

Tiêu chí Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số lƣợng Số lƣợng 2020/2019 Số lƣợng 2021/2020 Số lƣợng KH sử

dụng FMB/FIB (triệu người)

2,7 3,8 40,7% 5,1 34,2%

Giao dịch thực hiện qua E-Banking (triệu giao dịch)

276 383 38,8% 652 70,2%

Giao dịch thẻ

( triệu giao dịch) 48,5 69,5 43,3% 93,8 34,9%

Nguồn: Tổng hợp từ BCTN Techcombank 2019-2021

Trong thời gian qua, Techcombank đã liên tục giới thiệu trên thị trường nhiều tính năng và tiện ích mới của các sản phẩm thẻ, các dịch vụ thanh toán trên ứng dụng ngân hàng điện tử. NH không ngừng khẳng định vai trò quan trọng và vị thế cao của mình trong việc tiên phong quá trình số hóa trong thị trường tài chính tại Việt Nam bằng việc luôn gia tăng trải nghiệm của KH, đồng thời phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt đảm bảo tính an toàn cho xã hội đúng với những chủ trương mà Chính Phủ đã đề ra.

Biểu đồ 3.6: Top 5 NH có thị phần thẻ tín dụng quốc tế lớn nhất Việt Nam

Nguồn: Báo cáo Hiệp hội thẻ Việt Nam năm 2021

Techcombank là cái tên dẫn đầu trong các ngân hàng về doanh số thanh toán thẻ Visa liên tục trong ba năm từ 2019 tới 2021. Năm 2021, Techcombank đã đƣợc trao giải thưởng “Ngân hàng Phát hành và Thanh toán thẻ có thành tích hoạt động xuất sắc năm 2021”. Giải thưởng này là kết quả của các thành tựu như:

Đối với thẻ tín dụng, trong năm 2021 doanh số thanh toán của Techcombank tăng trưởng hàng năm ở mức 63% cao hơn so với thị trường 4%, chiếm tới 30% thị phần doanh số thanh toán với tỷ lệ thẻ hoạt động (active) đạt 81%, cao hơn thị trường đến 17%. Techcombank là NH có thị phần thẻ tín dụng quốc tế lớn nhất Việt Nam chiếm tới 22% toàn ngành, vƣợt qua những cái tên lớn về mảng thẻ tín dụng nhƣ Sacombank (16%), Vietinbank (14%)…

Đối với thẻ ghi nợ, giao dịch tăng trưởng 14%, hơn gấp 14 lần tốc độ tăng trưởng của thị trường. Doanh số thanh toán thẻ của Techcombank vẫn đạt tốc độ tăng trưởng chung về giao dịch thanh toán tại thị trường nội địa đạt mức 65% trong đó tăng trưởng về giao dịch thanh toán trực tuyến đạt 36%, cao gấp gần 5 lần so với mức tăng trưởng trung bình của thị trường. Techcombank luôn nỗ lực tập trung mang tới cho KH các sản phẩm thẻ tốt nhất, đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho KH, do đó các sản phẩm thẻ của NH này luôn nhận đƣợc sự hài lòng từ KH.

- Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ:

bảo hiểm nhân thọ qua NH”, chiếm lĩnh gần 30% thị phần trên kênh phân phối này.

Tính chất cơ bản của các sản phẩm Bancassurance là sự kết hợp giữa NH và các công ty bảo hiểm, điều này giúp cho Techcombank thúc đẩy và phát triển đa dạng các kênh bán hàng của mình để bán các sản phẩm bảo hiểm tốt hơn. Hiện nay, Techcombank đang hợp tác phân phối bảo hiểm với công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam là Manulife, sự kết hợp này bắt đầu từ năm 2017 với hợp đồng bancassurance độc quyền 15 năm đã mang lại cho cả 2 bên rất nhiều lợi ích. Mạng lưới rộng lớn của NH Techcombank và chuyên môn về bảo hiểm của Manulife sẽ giúp KH giải quyết các vấn đề liên quan đến cả NH và bảo hiểm thông qua chính sách “một cửa”. Ngoài ra, Techcombank còn phân phối sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cùng hai đối tác lớn là Tập Đoàn Bảo Việt và Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam. Trong năm 2021, Techcombank vẫn là cái tên dẫn đầu thị phần doanh thu phí bảo hiểm qua Banca với 29% toàn ngành, vƣợt xa các ngân hàng lớn khác nhƣ Vietcombank (5%); Vietinbank (7%), BIDV(6%)…

Biểu đồ 3.7: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm qua Banca của các NH năm 2021

Nguồn: TS.Vũ Hồng Thanh – Tạp chí NH

Phí thu từ hoa hồng dịch vụ bảo hiểm là một trong những loại phí chủ chốt đóng góp vào thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Techcombank trong những năm gần đây. Trong năm 2019, Techcombank thu về 1085 tỷ đồng từ phí hoa hồng hợp tác bảo hiểm, nhưng sang đến năm 2020 mức phí này lại giảm nhẹ 11,2% tương ứng đạt 927 tỷ đồng, nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi thời gian các đợt thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Tuy nhiên, bằng nỗ lực cải thiện tình hình hoạt động của mình Techcombank đã phối hợp tăng cường hợp tác cùng Manulife để phát triển

29%

7%

6% 6%

5% 6%

5%

37%

Techcombank Vietinbank MBBank SCB BIDV Vietcombank VIB

Khác

hoạt động và đến năm 2021 Techcombank đã thu về con số phí hoa hồng bảo hiểm ấn tượng là 1.600 tỷ đồng, tương ứng tăng 72,6% so với năm 2020. Ngoài ra, việc các biện pháp giãn cách xã hội đƣợc nới lỏng cũng là nguyên nhân giúp Techcombank đạt đƣợc kết quả này.

Biểu đồ 3.8: Phí thu từ dịch vụ bảo hiểm của Techcombank từ 2019 đến 2021

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ BCTN Techcombank 2019 - 2021 3.2.2.2: Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

Cùng với KHCN thì nhóm các DN có quy mô vừa và nhỏ cũng là phân khúc KH đƣợc Techcombank chú trọng đẩy mạnh trong các mục tiêu kinh doanh của mình trong thời gian qua. Các DN này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu của hoạt động bán lẻ nói riêng và cả HĐKD của NH nói chung. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi dịch bệnh lây lan mạnh khiến cho các DN SME phải tạm thời hoãn hoặc ngƣng hoạt động, các công việc thực hiện online tạo cơ hội cho việc đƣa NH số vào tiếp cận với các DN này dễ dàng hơn giúp cho Techcombank khai thác và xây dựng mối quan hệ với nhóm KH đầy tiềm năng này.

1085

927

1600

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Phí thu từ hoa hồng bảo hiểm

a) Huy động vốn

Bảng 3.5: Cơ cấu tiền gửi KHDN SME giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: tỷ đồng

Tiêu chí

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Gía trị Gía trị 2020/2019

(% tăng giảm) Gía trị 2021/2020 (% tăng giảm) Tiền gửi không kì hạn 7185 9340,5 30% 11647 24,7%

Tiền gửi có kì hạn 21555 29469,5 36,7% 36025 22,2%

Tổng tiền gửi 28740 38810 35,03% 47672 22,8%

Nguồn: BCTN Techcombank 2019-2021

Tăng trưởng tiền gửi của phân khúc KHDN SME của Techcombank có xu hướng tăng mạnh trong những năm qua. Năm 2020, tổng tiền gửi đạt 38810 tỷ đồng, tăng 35,03% so với năm 2019. Đến năm 2021 con số này lên tới 47672 tỷ đồng tương ứng tăng 22,8% so với năm trước đó. Trong đó cơ cấu tiền gửi có kì hạn vẫn chiếm tỷ trọng nhiều hơn, sự tăng lên của tổng tiền gửi là do sự tăng lên của cả tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có kì hạn. Tăng trưởng tiền gửi không kì hạn của nhóm DN SME tăng lên đáng kể ( tăng từ 7185 tỷ đồng năm 2019 lên 11647 tỷ đồng năm 2020), theo đúng những gì mà định hướng của Techcombank đã đặt ra góp phần làm tỷ lệ CASA của cả NH trong năm 2021 đạt kết quả ấn tƣợng. Nguyên nhân giúp tỷ lệ CASA của nhóm KHDN vừa và nhỏ tăng là nhờ thành công trong việc đầu tƣ phát triển “công nghệ thanh toán điện tử” và các chính sách ƣu đãi trong giao dịch điện tử cho KHDN mà Techcombank đã triển khai trong thời gian qua.

b) Cho vay doanh nghiệp SME

Bảng 3.6: Cơ cấu dƣ nợ cho vay KHDN SME giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Tỷ đồng

Tiêu chí Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Giá trị Giá trị 2020/2019 (% tăng giảm)

Giá trị 2021/2020 (% tăng giảm)

Dƣ nợ cho vay 44921 53602 19,3% 64100 19,6%

Cho vay ngắn hạn VLĐ 13477 20215 49,9% 29189 44,4%

Vay trung và dài hạn 31444 33387 6,2% 34911 4,6%

Tỷ trọng / tổng dƣ nợ 19,5% 16,9% - 16,5% -

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC Techcombank 2019-2021

Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp SME của Techcombank có xu hướng tăng dần về giá trị nhƣng tỷ trọng dƣ nợ trên dƣ nợ tín dụng chung của cả NH lại có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2020, dư nợ cho vay của phân khúc KH này đạt 53602 tỷ đồng tương ứng tăng 19,3% so với năm 2019. Đến năm 2021, con số này đã lên đến 64100 tỷ đồng (tăng 19,6%). Tỷ trọng dƣ nợ cho vay của KHDN SME trên tổng dƣ nợ cho vay của cả NH giảm từ 19,5% năm 2019 xuống 16,5% năm 2021, nguyên nhân là do sự tăng lên mạnh mẽ của dƣ nợ cho vay từ KHCN năm 2021 khiến cho tỷ trọng dƣ nợ của KHDN SME giảm đi dù giá trị tăng dần.

Sự tăng lên của dư nợ cho vay KHDN SME là nhờ tăng trưởng mạnh của cho vay ngắn hạn VLĐ, trong năm 2021 cho vay nhóm này tăng trưởng tới 44,4% so với năm 2020, tương ứng đạt 29189 tỷ đồng. Cho vay trung và dài hạn cũng có xu hướng tăng nhẹ từ 33387 tỷ đồng năm 2020 lên 34911 tỷ đồng vào năm 2021 (tương ứng tăng 4,6%). Việc tăng mạnh ở cho vay ngắn hạn VLĐ là đúng với kế hoạch định hướng chiến lược của Techcombank trong các năm gần đây nhằm giúp đỡ các DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đáp ứng nhu cầu VLĐ phục vụ sản xuất. Kết quả ấn tƣợng này của mảng DN vừa và nhỏ có đƣợc là nhờ một loạt các “sáng kiến chuyển đổi”nhằm cải thiện sự hài lòng của KH, đào tạo và phát triển nhân viên, các chính sách “cải tiến quy trình hoạt động và rủi ro tín dụng” đƣợc triển khai quyết liệt trong các năm qua.

Biểu đồ 3.9: Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo phân khúc KH 2019-2021

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

40.80% 35% 47.80%

19.50%

16.90%

16.50%

39.70%

48.10% 35.77%

Khách hàng cá nhân Doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp lớn

c) Dịch vụ thanh toán điện tử

Biểu đồ 3.10 :Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ KH SME giao dịch trên kênh điện tử

Nguồn: BCTN Techcombank 2019-2021

Đại dịch Covid-19 bùng phát vừa là thách thức vừa là cơ hội cho Techcombank đẩy mạnh việc phát triển ngân hàng trực tuyến – một thế mạnh vốn có của Techcombank trong nhiều năm qua. Tính đến năm 2021, tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp thường xuyên giao dịch trên kênh điện tử của Techcombank đạt con số ấn tƣợng 93%, cao hơn mức 81% năm 2020 và hơn hẳn mức 65% năm 2019. Giá trị giao dịch trên kênh điện tử và số lƣợng KH trực tuyến năm 2021 tăng lần lƣợt 58,3% và 24,9% so với năm 2020.

Đối với các do DN SME, Techcombank nhận thấy rằng chi phí giao dịch qua thanh toán trực tuyến là một vấn đề khó khăn đối với các DN này, chính vì vậy để hỗ trợ KH cũng nhƣ khuyến khích DN sử dụng thanh toán trực tuyến, Techcombank đã xây dựng các sản phẩm với thiết kế riêng biệt nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của KHDN đồng thời giúp họ tiết kiệm chi phí và thuận tiện thực hiện chuyển đổi số. Ví dụ điển hình nhất có thể kể đến gói sản phẩm dịch vụ “Business One và Business One Plus” với các ưu đãi lớn như: chương trình “miễn phí hoặc giảm 50% các loại phí thanh toán trong và ngoài nước”. Ngoài ra Techcombank còn là NH tiên phong đầu tiên cung cấp dịch vụ

“E-Banking 0 đồng” cho các doanh nghiệp SME khi sử dụng sản phẩm NH điện tử của mình trong việc thanh toán nội địa và không có giới hạn về hạn mức. Những chính sách ƣu đãi và việc đầu tƣ không ngừng vào sáng tạo phát triển tính năng sản phẩm chính là lí do giúp Techcombank đạt đƣợc những con số ấn tƣợng trên về các dịch vụ thanh toán,

56%

70%

88.30%

65%

81%

93%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tỷ lệ khách hàng có giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài thực hiện giao dịch trên F@st Ebank

Tỷ lệ khách hàng thường xuyên giao dịch trên kênh điện tử

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)