Các mô hình nến và mô hình giá có độ tin cậy cao trong giao dịch

Một phần của tài liệu Tài Liệu Hướng Dẫn Thực Hành Giao Dịch Quyền Chọn Nhị Phân Binary Option (BO) Trên Nền Tảng Iq Option, Olymptrade, Wefinex, Central (Trang 42 - 85)

1.2. NẾN, XUNG LỰC CỦA NẾN VÀ MÔ HÌNH NẾN

1.2.3. Các mô hình nến và mô hình giá có độ tin cậy cao trong giao dịch

Trong phần trước chúng ta đã xét đến nến với những đặc trưng nhất định của từng cây nến và đặc biệt là xung lực của nến. Phần này chúng ta sẽ đi sâu phân tích và tìm hiểu một số Mô hình nến có độ tin cậy cao trong giao dịch. Từ đó làm cơ sở xây dựng các phương pháp giao dịch sau này.

Trước hết, “Mô hình nến được hiu là mt t hp nến có nhng du hiu đặc trưng nht định. Nhng du hiu này cho thy th trường có kh năng cao s đảo chiu hoc tiếp din xu hướng hin ti”.

44 TƯỜNG LAM – Thực hành giao dịch Binary trên nền tảng IQ Option Đây là định nghĩa do tôi diễn giải theo kinh nghiệm và ý hiểu của mình. Các tài liệu hiện hành không định nghĩa mà đi sâu vào phân tích mô hình và đôi khi bị nhầm lẫn giữa nến và mô hình nến. Các bạn hình dung rằng khái niệm nến là chỉ 1 cây nến (Mazubozu; Hammer, Star, Doji…) nhưng Mô hình nến luôn luôn phải là một tổ hợp nến, tổ hợp có thể gồm 2,3,4.5… nến (Mô hình nến nhấn chìm, mây đen bao phủ, mô hình nến Morning Star…). Dưới đây chỉ trình bày tổng quan và nhận dạng một số mô hình nến có độ tin cậy cao trong giao dịch. Kỹ thuật vào lệnh khi áp dụng các mô hình nến được trình bày trong Chương 2.

a) Mô hình nến nhấn chìm

Đây là một trong những mô hình nến có độ tin cậy cao nhất mà tôi thường áp dụng khi giao dịch. Và một điều khá quan trọng nữa là tần suất xuất hiện mô hình nến nhấn chìm cũng khá thường xuyên khi giao dịch với nến 1 phút. Chúng ta sẽ xem xét 2 mô hình nến nhấn chìm: nhấn chìm giảm giá và nhấn chìm tăng giá.

v Mô hình nến nhn chìm gim giá (Bearish Engulfing)

Mô hình nến nhấn chìm giảm giá được xem xét và phân tích để giao dịch sau một xu hướng tăng mạnh. Khi đó bất kí một tín hiệu đảo chiều nào cũng là một điểm vào lệnh kì vọng của các Trader và mô hình nến nhấn chìm giảm là một tín hiệu mạnh mẽ.

Mô hình nến nhấn chìm giảm đơn giản thường gồm 2 nến: Một nến tăng tiếp diễn xu hướng tăng đang xảy ra, ngay sau đó là một nến giảm và nến giảm này có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của nến tăng trước đó. Hiểu nôm na là chiều dài của nến giảm vượt qua và nhấn chìm toàn bộ chiều dài nến tăng trước đó.

Hình 1.35. Mô hình nến nhấn chìm giảm tiêu chuẩn

Để xác nhận một mô hình nhấn chìm giảm tin cậy, chúng ta cần xét đến hai yếu tố quan trọng sau.

+ Kích thước của nến nhấn chìm giảm:

Nến nhấn chìm giảm không chỉ có kích thước lớn hơn nến tăng trước nó mà cần phải lớn hơn hoặc ít nhất tương đồng với chiều dài các nến tăng trước nữa của xu hướng. Như vậy khi xem xét mô hình nhấn chìm giảm chúng ta không chỉ quan sát tại mỗi thời điểm hình thành nến nhấn chìm. Mà cần phân tích tổng thể xu hướng tăng trước đó. Từ đó nhận định kích thước nến nhấn chìm giảm có đủ lực và đạt tiêu chuẩn đảo chiều xu hướng hay không?

Hình 1.36. Kích thước của nến nhấn chìm giảm tương đối lớn hoặc tương đồng so với các nến tăng trong xu hướng trước đó

Có nhiều trường hợp xu hướng tăng yếu dần và kích thước nến tăng cũng nhỏ dần, nến nhấn chìm giảm có thể nhấn chìm được nến tăng cuối cùng trước nó nhưng so với các nến trước thì nó nhỏ hơn. Trường hợp này đôi khi chỉ là một sự hồi lại và sau đó xu hướng tăng sẽ tiếp diễn. Do đó, tương quan giữa kích thước của nến nhấn chìm với loạt nến trước là cực kì quan trọng (Hình 1.37).

Ở hình 1.37, hai mũi tên đầu tiên các bạn thấy rằng nến nhấn chìm dù hoàn toàn vượt trội về kích thước so với nến tăng ngay trước nó nhưng so với 1 hoặc một vài nến trước nó không thực sự lớn hơn nên xu hướng tăng vẫn tiếp diễn và đó chỉ là một sự hồi lại của tỷ giá. Phải đến mũi tên thứ 3 khi xuất hiện mô hình Everning Star biến thể thì xu hướng tăng mới kết thúc và thị trường lúc này mới thật sự đảo chiều. Trên thực tế, cuối xu hướng tăng thị trường thường Sideway một đoạn sau đó mới đảo chiều.

Đoạn này thường thể hiện bằng việc giá sẽ đi từ ngoài Bands vào trong Bands và xuất hiện một loạt nến nhỏ xanh, đỏ, Doji lẫn lộn…. Và sau đó có thể đảo chiều khi xuất hiện mô hình nến nhấn chìm dạng biến thể (Xem Hình 1.27). Dạng này khi giao dịch chúng ta sẽ gặp rất nhiều, thậm chí nhiều hơn mô hình nến nhấn chìm tiêu chuẩn ở trên. Tôi gọi đây là một dạng biến thể của mô hình nến nhấn chìm tiêu chuẩn.

46 TƯỜNG LAM – Thực hành giao dịch Binary trên nền tảng IQ Option Hình 1.37. Nến nhấn chìm chỉ là một sự hồi giả và sau đó tiếp diễn xu hướng

Hình 1.38. Mô hình biến thể của nến nhấn chìm

Ở mô hình này khi vào lệnh thậm chí các bạn sẽ thấy an toàn hơn so với mô hình nến nhấn chìm cơ bản. Bởi vì sau một đoạn tích lũy giằng co thì xu hướng sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều. Điều quan trọng là các bạn cần kiên nhẫn chờ đợi và vào lệnh hợp lí.

Phương pháp vào lệnh sẽ được trình bày trong Chương 2.

+ Xung lực của nến nhấn chìm giảm:

Như đã phân tích trong phần 1.2.2, xung lực của nến có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định vào lệnh khi giao dịch. Việc quan sát thị trường và nhận định đứng xung lực của nến là một việc nên làm thường xuyên của mỗi Trader. Trong trường hợp này, khi hình thành mô hình nến nhấn chìm giảm ngoài việc quan tâm đến các trạng thái Setup của mô hình tiêu chuẩn hoặc mô hình biến thể chúng ta sẽ kết hợp thêm xung lực của nến để lọc ra các điểm vào lệnh rủi ro hoặc tối ưu hóa các điểm vào lệnh đẹp.

Đối với mô hình nến nhấn chìm giảm, trong quá trình hình thành mô hình, ở đây là hình thành nến đỏ giảm nhấn chìm, tỷ giá dao động liên tục và biên độ tối thiểu chính là chiều dài nến xanh tăng trước đó (Khi giao dịch tại IQ Option về cơ bản chúng ta không xét đến sự nhảy Gap, tức là giá mở cửa nến giảm chính là giá đóng cửa nến tăng trước đó). Vấn đề quan trọng ở đây biểu thi xung lực của nến chính là sự mở rộng biên độ dao động so với chiều dài nến tăng. Khi kết thúc nến giảm nhấn chìm thì phần mở rộng đó chính là 2 phần râu nến ở hai đầu. Chúng ta sẽ xem xét cụ thể 2 phần này để phân tích xung lực.

+ Phần râu trên: Thể hiện sự cố gắng duy trì xu hướng tăng của bên mua khi tiếp tục đẩy tỷ giá lên cao để hình thành nến xanh tiếp theo. Râu trên dài hay ngắn thể hiện lực mua nhiều hay ít. Cho dù như vậy, khi kết thúc nến nhấn chìm thì bên bán cũng đã hoàn toàn dập tắt lực mua đó dù nhiều hay ít. Do vậy, chúng ta có cơ sở để nhận định rằng râu trên càng dài thể hiện bên bán càng mạnh. Xung lực của nến nhấn chìm giảm càng lớn, vì bên mua đã cố gắng đẩy tỷ giá lên cao nhất (tại đỉnh râu) nhưng cuối cùng vẫn bị bên bán ép xuống và thất bại hoàn toàn trong việc kéo tỷ giá lên. Và khi kết thúc nến nhấn chìm giảm chúng ta hoàn toàn có ơ sở để tự tin vào một lệnh PUT (Xem hình 1.39). Xu hướng đảo chiều sẽ càng mạnh mẽ hơn nến nến này không có râu dưới, tức là giá đóng của trùng với giá thấp nhất của nến. Khi đó xung lực của nến đang cực kì mạnh mẽ.

Đây là một trường hợp ít gặp, trên thực tế chúng ta thường gặp mô hình nến Shooting Star (Hay còn gọi là Pinbar) hơn là gặp một nến nhấn chìm có râu trên dài.

Mô hình nến Shooting Star sẽ được giới thiệu ở phần sau. Nếu gặp nến nhấn chìm giảm dạng này các bạn hoàn toàn tự tin với giao dịch của mình.

48 TƯỜNG LAM – Thực hành giao dịch Binary trên nền tảng IQ Option Hình 1.39. Mô hình nến nhấn chìm giảm với nến giảm có râu trên dài biểu thị

một xung lực cực lớn để đảo chiều xu hướng tăng

+ Phần râu dưới: Phần râu dưới được hình thành khi tỷ giá giảm sâu vượt quá giá mở cửa của nến xanh tăng trước đó (Nhấn chìm nến xanh). Nhưng sau đó tỷ giá lại bị đẩy lên và để lại râu dưới. Điều này được giải thích như sau: sau khi mở cửa nến nhấn chìm bên bán đang có một lực mạnh và hoàn toàn áp đảo bên mua, khi đó tỷ giá bị bên bán đẩy xuống thấp (Thấp nhất là đáy râu dưới), nếu quan sát toàn bộ thời gian hình thành nến chúng ta sẽ tưởng chừng như bên mua đã hoàn toàn thất bại. Nhưng không phải vậy, ngay sau đó bên mua tiếp tục cố gắng duy trì xu hướng tăng cũ và đẩy tỷ giá lên, khi nến đóng của sau 1 phút sẽ để lại phần râu dưới của nến. Như vậy phần râu dưới dài hay ngắn trong trừờng hợp này sẽ thể hiện lực mua còn mạnh hay yếu. Mặc dù đã hình thành xong nến nhấn chìm nhưng râu dưới càng dài thì thể hiện lực mua lúc này vẫn còn khá mạnh. Bên bán đã đẩy tỷ giá xuống rất sâu nhưng bên mua vẫn kéo ngược lên được để lại râu dưới dài. Khi đó, nến sau nến nhấn chìm sẽ là một khả năng 50-50 cho 2 màu xanh đỏ. (Xem hình 1.40). Gặp trường hợp này có lẽ chúng ta không nên vào lệnh và chờ đợi kết thúc nến tiếp theo để nhận định xu hướng tăng đã kết thúc và đảo chiều hay không? Việc chờ đợi này đôi khi có thể làm chúng ta mất cơ hội cho một giao dịch nhưng tôi đảm bảo rằng nó sẽ giúp các bạn an toàn hơn trong việc giữ tiền của mình.

Hình 1.40. Tại vùng cản mạnh (2 đường kẻ ngang màu xanh), một nến nhấn chìm lớn có râu dưới dài thể hiện lực mua vẫn đang còn mạnh. Và sau đó xu hướng

tăng vẫn tiếp diễn

Ngoài ra, một trạng thái khá tin cậy khi giao dịch với mô hình nến nhấn chìm được mô tả như sau. Sau một xu hướng tăng giá mạnh, thị trường có đấu hiệu chững lại thể hiện qua việc các nến giằng co đi từ ngoài vào trong Band và hồi về Band giữa sau đó tăng trở lại và hình thành mô hình giá 2 đỉnh. Ở đỉnh thứ hai nếu hình thành mô hình nến nhấn chìm thì đó thực sự là một điểm vào lệnh PUT có xác suất thành công rất cao. Thêm một dấu hiệu nữa cho thấy sự an toàn và độ tin cậy tăng lên đáng kể nếu nến nhấn chìm ở TOP 2 cắt qua cả đường Band giữa và không có rấu dưới. Khi đó nó thể hiện một xung lực vô cùng lớn và chúng ta hoàn toàn yên tâm với các giao dịch của mình. (Hình 1.41).

50 TƯỜNG LAM – Thực hành giao dịch Binary trên nền tảng IQ Option Hình 1.41. Mô hình nến nhấn chìm ở đỉnh thứ 2 của mô hình giá Double Top và

nến nhấn chìm là một nến Marubozu cắt qua đường Bands giữa (SMA20) thể hiện một xung lực đảo chiều vô cùng mạnh mẽ

Trên đây là những vấn đề cơ bản về mô hình nến nhấn chìm giảm. Khi giao dịch với mô hình này các bạn nên nhớ rằng nó sẽ hiệu quả nhất khi xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng giá mạnh. Bạn không bao giờ được phép giao dịch với một mô hình nến nhấn chìm bất kì nào khi thị trường dang ở trong Sideway dù nó có đẹp đến đâu chăng nữa. Khi giao dịch, ngoài việc phân tích tiêu chuẩn và xung lực của nến, bạn nên kết hợp với các công cụ hỗ trợ khác để gia tăng xác xuất thành công của giao dịch như: kết hợp với các vùng cản, hỗ trợ, với phân kì… Các phương pháp vào lệnh này sẽ được trình bày chi tiết trong chương 2.

v Mô hình nến nhn chìm tăng giá (Bullish Engulging)

Mô hình nến nhấn chìm tăng giá là mô hình ngược lại của nhấn chìm giảm giá vừa trình bày ở trên. Mô hình nến Bullish Engulging chỉ xuất hiện ở cuối của một xu hướng giảm giá. Đặc điểm nhận dạng của một mô hình nến Bullish Engulfing cũng tương tự như mô hình nến Bearish Engulfing:

+ Mô hình xuất hiện ở cuối xu hướng giảm giá mạnh;

+ Nến nhấn chìm tăng bao trùm toàn bộ thân nến giảm trước đó.

Các vấn đề còn lại về nến nhấn chìm tăng: kích thước nến, giá đóng cửa, xung lực của nến, mô hình biến thể… hoàn toàn tương tự và ngược lại với mô hình nến nhấn chìm giảm. Khi đã đọc và hiểu được mô hình nến nhấn chìm giảm tôi nghĩ các bạn hoàn toàn có thể hình dung về mô hình nến nhấn chìm tăng khi giao dịch. Dưới đây là

một số hình ảnh mô phỏng mô hình nến nhấn chìm tăng, mô hình biến thể và các vấn đề kích thước nến, xung lực nến. Hãy quan sát kĩ và phân tích để thấy rõ sự tương đồng giữa mô hình nhấn chìm tăng và mô hình nhấn chìm giảm.

Hình 1.42. Mô hình nến nhấn chìm tăng (Cuối xu hướng giảm, giá đi từ ngoài Bands và trong Bands và hình thành mô hình nến nhấn chìm tăng trước khi đảo

chiều xu hướng)

Hình 1.43. Trong tất cả các trường hợp, kích thước nến nhấn chìm tăng nên lớn hơn hoặc ít nhất là tương đồng với các nến trong xu hướng giảm tước đó

52 TƯỜNG LAM – Thực hành giao dịch Binary trên nền tảng IQ Option Hình 1.44. Mô hình biến thể, thị trường cuối xu hướng đi từ ngoài Band vào trong Bands và Sideway trong một đoạn, sau đó một nến tăng nhấn chìm toàn bộ

các nến Sideway và xu hướng đảo chiều bắt đầu mạnh mẽ

Hình 1.45. Cuối xu hướng giảm, thị trường đảo chiều sau khi xuất hiện mô hình nến nhấn chìm tăng với nến tăng có râu dưới dài thể hiện lực mua đang vô cùng

mạnh mẽ (Kết hợp với vùng hỗ trợ mạnh).

Hình 1.46. Cuối xu hướng giảm, gặp vùng hỗ trợ mạnh nhưng mô hình vẫn thất bại do nến nhấn chìm tăng có râu trên dài thể hiện lực bán vẫn đang còn mạnh,

sau đó xu hướng giảm vẫn tiếp diễn

Một lần nữa xin nhắc lại, khi giao dịch với mô hình nến nhấn chìm kể cả tăng và giảm các bạn nên nhớ rằng nó sẽ hiệu quả nhất khi xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng hoặc giảm giá mạnh. Bạn không bao giờ được phép giao dịch với một mô hình nến nhấn chìm bất kì nào khi thị trường dang ở trong Sideway. Khi giao dịch, ngoài việc phân tích tiêu chuẩn và xung lực của nến, bạn nên kết hợp với các công cụ hỗ trợ khác để gia tăng xác xuất thành công của giao dịch như: kết hợp với các vùng cản, hỗ trợ, các mô hình giá, với phân kì…

b) Mô hình nến mây đen bao phủ

Mây đen bao phủ (Dark Cloud Cover ) là một mô hình nến báo hiệu đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá, mô hình nến Dark Cloud Cover thực sự chỉ xuất hiện sau một xu hướng tăng giá. Đây là một trong những mô hình có độ tin cậy cao mà tôi thường sử dụng bởi độ an toàn và tần suất xuất hiện của nó khi giao dịch với nến 1 phút.

Nhận dạng mô hình nến Dark Cloud Cover tiêu chuẩn khi giao dịch cũng khá đơn giản. Nó là một tổ hợp gồm 02 nến có những đặc điểm như sau:

+ Nến đầu tiên: Là một nến tăng giá (Bullish) mạnh có kích cỡ lớn.

+ Nến thứ 02: Là một nến giảm giá (Bearish) có giá đóng cửa nằm ở dưới 50%

thân nến Bullish trước đó. Tức là thân nến giảm tối thiểu phải vượt quá một nửa thân nến tăng trước đó (Hình 1.47).

54 TƯỜNG LAM – Thực hành giao dịch Binary trên nền tảng IQ Option Hình 1.47. Mô hình nến Dark Cloud Cover sau một xu hướng tăng giá Khi giao dịch với mô hình Dark Cloud Cover chúng ta cũng cần lưu ý một vài vấn đề để gia tăng xác suất thành công và giảm thiểu nguy cơ cháy tài khoản. Mô hình Dark Cloud Cover như đã chỉ ra nó chỉ có ý nghĩa và độ tin cậy khi xuất hiện ở cuối xu hướng tăng giá. Vậy làm thế nào để nhận dạng xu hướng tăng giá đã kết thúc chưa?

Theo kinh nghiệm của tôi, thông thường một xu hướng tăng giá sẽ có 2 trạng thái thường gặp. Trạng thái thứ nhất dạng sóng Elliott, tức là giá liên tục tạo thành các đợt sóng và tiếp tục tăng. Khi đó nến thường chạy từ Band giữa lên Band trên và quay lại Band giữa hình thành các đợt sóng tăng. (Hình 1.48). Bolinger Bands lúc này có độ dốc khá lớn theo xu hướng tăng. Quá trình tăng giá tiếp theo từ đường Band giữa nếu đường Band trên bắt đầu giảm độ dốc và bẻ ngang thì đó rất có thể là dấu hiệu khởi đầu cho giai đoạn cuối cùng của xu hướng tăng. Và khi giá chạm hoặc vượt Band trên và Setup thành công mô hình nến Dark Cloud Cover thì đó là dấu hiệu để ta cân nhắc vào lệnh giao dịch.

Một phần của tài liệu Tài Liệu Hướng Dẫn Thực Hành Giao Dịch Quyền Chọn Nhị Phân Binary Option (BO) Trên Nền Tảng Iq Option, Olymptrade, Wefinex, Central (Trang 42 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)