1.4. XU HƯỚNG CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ ĐƯỜNG XU HƯỚNG TRONG GIAO DỊCH
1.4.1. Định nghĩa về xu hướng của thị trường và các đường xu hướng
Xu hướng của thị trường là khái niệm biểu thị sự dịch chuyển hoặc dao động của thị trường theo một hướng cố định. Các trạng thái dịch chuyển của thị trường sẽ hình thành 3 kiểu xu hướng khác nhau cơ bản sau:
+ Uptrend: Là kiểu thị trường dịch chuyển theo xu hướng tăng giá, tức là đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước.
Hình 1.120. Ví dụ minh họa về một đoạn thị trường Uptrend
Nếu bạn giao dịch Forex hoặc chứng khoán, xu hướng Uptrend là thời điểm mua vào (Call) và chờ đợi giá tăng tiếp. Tuy nhiên với giao dịch Binary Option thì không
hẳn như vậy. Chúng ta vẫn có những giao dịch bán (Put) trong một xu hướng Uptrend.
Đó cũng là sự khác biệt giữa giao dịch Forex và BO mà các bạn cần biết.
+ Downtrend: Ngược lại với xu hướng Uptrend, Dowtrend là trạng thái thị trường có xu hướng giảm giá, tức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước.
Hình 1.121. Ví dụ minh họa về một đoạn thị trường Dowtrend
Tương tự như xu hướng Uptrend, Dowtrend là xu hướng mà nếu giao dịch Forex, chứng khoán là thời điểm các nhà đầu tư bán hoặc bán khống với kỳ vọng giá sẽ tiếp tục xuống nhằm thu lợi nhuận. Với BO chúng ta vẫn sẽ có những giao dịch mua trong ngắn hạn của xu hướng Dowtrend.
+ Sideways: Là trạng thái thị trường có xu hướng đi ngang, giá sẽ biến động trong một khoảng biên độ xác định, đỉnh sau = đỉnh trước, đáy sau = đáy trước. Tuy nhiên với trạng thái Sideway để xác định chính xác biên độ Sideway là tương đối khó, hơn nữa khi giá chạm vào biên độ Sideway ở khung thời gian 1 phút thường dao động và Test biên độ một khoảng thời gian. Do đó, tôi ít khi giao dịch khi thị trường Sideway.
106 TƯỜNG LAM – Thực hành giao dịch Binary trên nền tảng IQ Option Hình 1.122. Minh họa một đoạn thị trường Sideway
Các đường xu hướng (Trendlines) là những đường nối liền các điểm giá chính, chính xác là các điểm giá ở đáy hoặc đỉnh trong Trend tăng hay giảm (Xem hình1. 106 và 1.107). Nói cách khác, một đường xu hướng được tạo ra bằng cách kết nối những đỉnh/đáy cao/thấp lại với nhau. Đồng thời các đường Trendline này sẽ làm nổi bật xu hướng của thị trường ngay trên đồ thị giá.
Chính vì thế đường Trendlines hoàn toàn mô tả thị trường một cách khách quan, không xen lẫn kinh nghiệm hay cảm xúc chủ quan của nhà đầu tư như một số phương pháp phân tích đồ thị giá khác.
Một thế mạnh khác của đường xu hướng đó là trong một thời điểm nhất định, với một loại tài sản đầu tư nhất định thì trên thị trường chỉ tồn tại một đường xu hướng.
Chính vì thế, khi càng có nhiều người sử dụng đường xu hướng để phân tích thị trường và giao dịch theo xu hướng, độ chính xác của công cụ này càng cao.
Hình 1.123. Minh họa đường xu hướng trong Dowtrend
108 TƯỜNG LAM – Thực hành giao dịch Binary trên nền tảng IQ Option
♦ Vai trò của đường xu hướng:
+ Phục vụ chiến lược Trend following để tham gia thị trường.
+ Xác định chiều hướng của thị trường.
+ Xác định dấu hiệu đảo chiều.
+ Xác định dấu hiệu tiếp tục xu hướng.
+ Xác định các điểm kháng cự và hỗ trợ.
♦ Các tính chất của đường xu hướng:
+ Càng nhiều điểm vẽ xác định thì đường trendline càng có ý nghĩa.
+ Càng tồn tại lâu thì đường trendline càng có hiệu lực
+ Càng có độ dốc càng lớn, đường xu hướng càng dễ bị phá vỡ. Ngược lại nếu độ dốc quá ít hay quá xa với biến động giá thì ít có ý nghĩa. Trường hợp này, ta nên vẽ lại đường xu hướng để tăng tính hiệu quả
+ Khi đường xu hướng bị phá vỡ, các ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ sẽ đổi vai trò cho nhau. Ngưỡng kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ và ngưỡng hộ trợ sẽ trở thành kháng cự giống như các vùng cản.