Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 40)

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI NSNN

2.1. MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NGHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN TỨ KỲ

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Đối với huyện Tứ Kỳ, từ khi thành lập năm 1997 đến nay, tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu, không chỉ do xuất phát điểm của huyện còn thấp so với các huyện khác, phải tăng trưởng nhanh để sớm trở thành một huyện đi đầu mà còn là tiền đề để thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội như phát triển kết cấu hạ tầng đi trước một bước, tạo việc làm và giảm thất nghiệp, phát triển y tế, giáo dục, thực hiện các chính sách an sinh xã hội,…

Về quy mô, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của huyện năm 2013 là 2.589,8 tỷ đồng, đến năm 2014 đã tăng lên 9.236 tỷ đồng, tăng 3,5 lần, bình quân đạt 11,1%/năm (bình quân cả nước là 7,2%/năm). Do vậy, những thành tựu về tăng trưởng kinh tế của Tứ Kỳ trong giai đoạn 2013 - 2014 là rất ấn tượng và đáng tự hào.

Tăng trưởng của nền kinh tế huyện trong giai đoạn 2013-2014 thể hiện rõ nét qua việc tăng trưởng của cả ba nhóm ngành: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp hầu như liên tục đạt 2 chữ số; quy mô giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 gấp 5,77 lần, bình quân tăng 15,72%/năm. Tăng trưởng của ngành dịch vụ khá cao, đạt 10,3%/năm. Riêng các năm 2013, 2014, tăng trưởng GDP của ngành dịch vụ rất cao, đạt 2 con số và cao hơn nhiều so với tăng trưởng GDP của huyện.

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3,48%/năm.

Chuyên đề thực tập cuối khóa

2.1.2.1. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.

Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP) giữ được đà tăng trưởng (ước tăng 13%) song vẫn thấp so với kế hoạch đề ra (13,5 - 14,5%). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 ước đạt 14.855 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 14% so với năm 2013; trong đó công nghiệp Trung Ương tăng 9,9%, công nghiệp địa phương tăng 17,2%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,1%. Một số sản phẩm tăng trưởng khá về sản lượng so với năm 2013 như: Thép xây dựng (73,3%). Gạch ceramic (26,5%), quần áo may sẵn (18,9%), bia các loại (17,5%), cao su thành phẩm (16,4%) động cơ siêu nhỏ (15,2%), đồ chơi trẻ em (14,1%), xi măng (13,6%),…

Giá trị sản xuất thủy sản - nông - lâm ước đạt 639 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 4,5% so với năm 2013, trong đó: thủy sản tăng 7,9%, nông nghiệp giảm 3% và lâm nghiệp tăng 10,7%.

Sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 35.620 tấn, đạt 101,5%, giảm 1,3% so với năm 2013, trong đó: hải sản ước đạt 34.500 tấn, đạt 101,5% kế hoạch, giảm 1,4% song do tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao nên vẫn đảm bảo được tốc độ tăng giá trị sản xuất.

Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của huyện thông qua việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, tiếp cận đất đai; ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư; triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh,… đã huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, khuyến khích người dân và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Đến cuối năm 2014, huyện có trên 11.800 doanh nghiệp kinh doanh, tổng vốn đăng ký đạt 28,5 ngàn tỷ đồng và 164 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 2,62 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện ước đạt 1,29 tỷ USD, chiếm 49,2% tổng số vốn đầu tư với 90 dự án đi vào hoạt động, từ đó tạo nên những giá trị gia tăng mới cho nền kinh tế huyện phát triển lâu dài và bền vững.

Việc chuyển đổi cơ cấu lao động là một bước tiến bộ trong phân bổ nguồn lực lao động xã hội nhằm chuyển đổi cơ cấu lao động là một bước tiến bộ trong phân bổ nguồn lực lao động xã hội nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết quả của việc chuyển dịch hoạt động nông nghiệp sang các ngành nghề khác đã làm cho lao động trong nông nghiệp giảm xuống còn 9,23% trong tổng số lao động có việc làm trong năm 2014 so với mức 33% năm

Chuyên đề thực tập cuối khóa

2013, lao động trong nhóm ngành công nghiệp tăng từ 29,8% lên 33,52%, lao động trong nhóm ngành dịch vụ tăng từ 37,2% lên 57,1% năm 2013.

2.1.2.2. Đầu tư phát triển xã hội tăng nhanh.

Nếu năm 2013, tổng số vốn đầu tư phát triển xã hội là 1.088,26 tỷ, thì đến năm 2014, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội là 15.300 tỷ, gấp hơn 14 lần, bình quân tăng 24,64%/năm trong giai đoạn 2013-2014, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP thực tế của huyện trong cùng giai đoạn là 18,64%/năm; đồng thời tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP cũng tăng mạnh qua các năm, từ mức 33,91% năm 2013 lên 61,29% năm 2014. Do vậy, vốn đầu tư xã hội đã trở thành yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng của nền kinh tế trong nhiều năm. Điều này chứng tỏ tiềm lực của huyện đã tăng lên, đồng thời đây là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế huyện.

Cơ cấu đầu tư cũng thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông lâm, thủy sản. Tính đến cuối năm 2014, vốn đầu tư cho ngành nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 2%; vốn đầu tư cho ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng đáng kể, đạt 36,08%; vốn đầu tư cho ngành dịch vụ tăng mạnh nhất và cũng chiếm tỷ trọng cao nhất là 61,91%. Đầu tư tập trung vào các dự án trọng điểm nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng; bổ sung thiết bị và hiện đại hóa một số ngành công nghiệp, phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao; đào tạo nguồn nhân lực,…

Xét về cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn ngân sách Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể là 30,7% năm 2014, tăng bình quân 29,4%/năm; nguồn vốn dân cư và doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng bình quân 22,7%/năm, có tỷ trọng cao nhất là 44,8% năm 2014; nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng khá, bình quân là 20,4%/năm, chiếm tỷ trọng 24,4% năm 2014.

Trong giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, huyện đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển. Chủ trương khai thác quỹ đất, tạo vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” được thực hiện có hiệu quả, tạo ra nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thu NSNN trên địa bàn huyện Tứ Kỳ từ năm 2013 đến nay tăng nhanh, kết quả thu ngân sách được thể hiện qua các bảng 2.1;

2.2.

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Năm 2013 thu NSNN thực hiện 16.580 tỷ bằng 227,9% dự toán tỉnh giao.

Đến năm 2014 thực hiện 19.826 tỷ bằng 208,7% dự toán tỉnh giao và bằng 119,6%

so với năm 2013.

* Xét trên một số lĩnh vực thu.

Bảng 2.1. Tổng hợp số thu ngân sách nhà nước theo từng cấp.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Năm Chỉ

tiêu thu

Năm 2013 Năm 2014

Chỉ tiêu

giao Thực

hiện Tỷ lệ

% Chỉ tiêu

giao Thực

hiện Tỷ lệ

%

I- Tổng thu NS 7.274 16.580 227.9 9.496 19.826 208,7

1- Thu DN NNĐP 1.486,09 1.468,44

2- Thu DN ĐTNN 1.986,34 2.363,74

3- Thu NQD 2.191,74 2.608,17

4- Thuế thu nhập đối với người có thu nhâp

cao 1.076,20 1.280,68

5- Thu phí trước bạ 1.642,00 1.953,98

6- Thu phí xăng dầu 1.115,11 1.326,98

7- Thu phí, lệ phí 939,87 1.118,44

8- Khoản thu nhà đất 4.635,72 5.943,93

9- Thu tại xã 1.241.17 1.476,92

10- Thu ngân sách

khác 265,76 284,72

II- Thu bổ sung từ

NS tỉnh 1.016,72 1.507,80 148,3 596,53 1.601,09 268,4 (Nguồn: Phòng kinh tế huyện Tứ Kỳ 2013-2014) Theo biểu trên ta thấy:

- Thu doanh nghiệp nhà nước địa phương: năm 2013 thực hiện 1.486,09 tỷ, đến năm 2014 thực hiện 1.468,44 tỷ đồng. Số thu từ các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở mức thấp, chủ yếu là số thu từ một số đơn vị kinh doanh có hiệu quả như công ty xây dựng công trình giao thông, công ty cổ phần cosevco và số thu tồn đọng từ năm trước chuyển sang. Còn một số đơn vị làm ăn thua lỗ không có hoặc thu nộp ngân sách rất thấp như chi nhánh công ty cổ phần vintatex, công ty dệt may … Năm 2014 mức thu ngân sách có giảm do ảnh hưởng của một số yếu tố tác động mạnh đến thị trường cả trong và ngoài nước.

Chuyên đề thực tập cuối khóa

- Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Thực hiện năm 2013 là 1.986,34 tỷ, chủ yếu do sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vượt kế hoạch, giá bán sản phẩm tăng. Vinacapital thỏa thuận nộp 100% thuế doanh thu cho NSĐP chưa thực hiện miễn giảm 50% theo luật đầu tư nước ngoài. Đến năm 2014 thực hiện là 2.363,74 tỷ, số thu này tăng mạnh do đã thu được nợ đọng thuế doanh thu, thuế lợi tức chuyển sang và thuế giá trị gia tăng thu được phần lớn không phải khấu trừ hoặc khấu trừ ít do giá trị hàng hóa sản xuất và tiêu thụ những tháng đầu năm chủ yếu bằng nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho.

- Thu ngoài quốc doanh: Năm 2013 thực hiện 2.191,74 tỷ, ở mức hơi khiêm tốn, do giá trị sản xuất kinh doanh dịch vụ ngoài quốc doanh tăng chậm, thậm chí có ngành còn giảm mạnh như sản xuất gạch ngói ngoài quốc doanh thực hiện 0,2 tỷ/dự toán 1 tỷ giảm 0,8 tỷ. Đến năm 2014 thực hiện 2.608,17 tỷ. Số thu này đạt khá cao chủ yếu từ thu thuế môn bài và thu tồn đọng thuế doanh thu, thuế lợi tức năm 2013 chuyển sang.

- Thu cấp quyền sử dụng đất (tiền sử dụng đất): Là một khoản thu không nhỏ nếu việc quản lý và tổ chức thu tốt, đảm bảo đúng chính sách chế độ với một khung giá hợp lý. Trong thực tế khoản thu này còn gặp nhiều khó khăn mặc dù nhà nước đã có những quy định về chế độ thu nộp, quy định khung giá đất.

Năm 2013 thực hiện 4.635,72 tỷ nhưng chưa đảm bảo chỉ tiêu giao của HĐND huyện do công tác giao đất cho cán bộ công chức ở khu vực xã An Thanh chưa thực hiện được theo dự kiến. Mặt khác, việc chấp hành thu nộp NSNN ở cấp cơ sở chưa tốt, một số xã đã giao đất nhưng số tiền thu được tạm chi cho xây dựng cơ bản của xã. Đến năm 2014 thực hiện 5.943,93 tỷ.

- Thu ngân sách khác: Năm 2013 thực hiện 265,76 tỷ (trong đó thu khác ngân sách xã, thị trấn là 10,79 tỷ đồng); đến năm 2014 thực hiện 284,72 tỷ (trong đó thu khác ngân sách xã, thị trấn 18,74 tỷ). Khoản thu này nếu loại trừ thu khác ngân sách xã, thị trấn thì chỉ đạt mức thấp.

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Bảng 2.2. Tổng hợp số thu NSNN theo từng lĩnh vực.

(Phân mục theo mục lục NSNN)

Đơn vị: Tỷ đồng.

Nội dung thu

Năm 2013 Năm 2014

Thực hiện Tỷ trọng

(%) Thực hiện Tỷ trọng

(%)

Tổng số thu NSNN 16.580 100 19.826 100

Trong đó:

Thuế TNDN 563,72 3,4 991,30 5,0

Thuế SDĐNN 2.188,56 13,2 2.022,25 10,2

Thuế CQSDĐ 563,72 3,4 505,56 2,55

Thu tiền SDĐ 829,00 5,0 793,04 4,0

Thuế GTGT 4.940,84 29,8 7.038,23 35,5

Thuế TTĐB 107,77 0.65 525,39 2,65

Thuế xuất khẩu 59,48 0.3

Thuế nhập khẩu 165,80 1,0 991,30 5,0

Thu sự nghiệp 489,11 2,95 594,78 3,0

Học phí Viện phí

Các khoản huy động

theo QĐ Nhà nước 1.243,50 7,5 1.110,26 5,6

Các khoản đóng góp 1.094,28 6,6 1.090,43 5,5

Thu khác 712,94 4,3 892,17 4,5

Lệ phí trước bạ 1.724,32 10,4 1.705,04 8,6

Phí và lệ phí khác 1.044,54 6,3 852,52 4,3

Thu kết dư 911,90 5,5 892,17 4,5

(Nguồn: Phòng kinh tế huyện Tứ Kỳ 2013-2014) Phân tích một số mục thu cho thấy:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đây là sắc thuế mới được thực hiện, là khoản thuế động viên một phần thu nhập vào NSNN; bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ có thu nhập. Năm 2013 thực hiện 563,72 tỷ đến năm 2014 ước tính thực hiện 1.000 tỷ.

- Thuế giá trị gia tăng: Là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Năm 2013

Chuyên đề thực tập cuối khóa

thuế giá trị gia tăng thực hiện được 4.900 tỷ, ước thực hiện năm 2014 được 7.000 tỷ, khoản thuế này tăng một phần do sản xuất phát triển và do thay đổi cơ chế chính sách thu (trước kia doanh thu thuế suất bình quân 2%, từ năm 2007 thực hiện thuế giá trị gia tăng thuế suất bình quân 10%).

- Học phí, viện phí là khoản thu NSNN được thực hiện thông qua việc ghi thu, ghi chi ngân sách hàng năm nhưng thực tế chưa phản ánh vào thu NSNN được, do đó chưa tính toán đầy đủ chính xác kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và y tế.

- Các hoạt động theo quy định của Nhà nước: Năm 2013 thực hiện được 1.243 tỷ, ước thực hiện năm 2014 đạt 1.110 tỷ. Đây là khoản thu có tính chất bắt buộc nhưng kết quả thực hiện còn thấp, do đó chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu NSNN.

- Các khoản đóng góp: Khoản thu này hầu hết phát sinh ở cấp xã, mục đích huy động để xây dựng kết cấu hạ tầng tại địa phương theo chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt theo đạo lý uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách. Đóng góp vào các quỹ như quỹ an ninh, quốc phòng, quỹ phòng chống thiên tai. Trong thực tế việc huy động khoản thu này đạt thấp. Năm 2013 đạt 1.094 tỷ, ước thực hiện năm 2014 đạt 1.090 tỷ.

- Các khoản thu phí, lệ phí khác: Là khoản thu nhằm phục vụ các hoạt động ở nơi công cộng như lệ phí an ninh, lệ phí bến bãi, lệ phí chợ, lệ phí giữ xe. Khoản thu này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số thu NSNN và phát sinh ở cấp xã, thị trấn là chủ yếu, nó có ý nghĩa góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm cho người dân trong việc hưởng thụ các công trình, sự nghiệp công ích của toàn xã hội.

Bảng 2.3. Tỷ lệ huy động GDP vào NSNN trên địa bàn huyện.

Chỉ tiêu Đvt Năm 2013 Năm 2014

1. Tổng SP quốc nội (GDP) của tỉnh Trđ 2.846.739 3.046.000

2. Tổng thu NSNN trên địa bàn Trđ 16.580 19.826

3. Tỷ lệ huy động GDP vào NSNN tỉnh % 5,82 6,51

(Nguồn: Phòng kinh tế huyện Tứ Kỳ 2013-2014)

* Về cơ cấu nguồn thu:

Cùng với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ lệ huy động cũng như số thu nộp ngân sách đều tăng. Riêng thu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Chuyên đề thực tập cuối khóa

tăng cả số tuyệt đối lẫn số tương đối, các nguồn thu ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh tương đối ổn định và có chiều hướng tăng, kết quả cụ thể:

Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn thu NSNN ở huyện Tứ Kỳ.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Cơ cấu nguồn thu TH 2013

Tỷ trọng (%)

TH 2014

Tỷ trọng (%)

Tổng số thu 16.580 100 19.826 100

- Thu từ lĩnh vực

SXKD 8.472 51,1 15.762 79,5

- Thu thuế NN 2.321 14,0 1.467 7,4

- Thu khác 5.786 34,9 2.597 13,1

(Nguồn: Phòng kinh tế huyện Tứ Kỳ 2013-2014) Qua kết quả thu NSNN từ năm 2013 đến năm 2014 có thể khẳng định, huyện Tứ Kỳ từ khi thành lập đã có sự tăng trưởng về kinh tế, cơ cấu thu chuyển dịch hợp lý, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch và huy động từ GDP vào ngân sách hàng năm tăng khá. Tuy nhiên tỷ lệ huy động này chưa ổn định qua các năm, chưa phát huy đầy đủ thực lực số thu nộp, còn phụ thuộc nhiều vào cơ chế, chính sách như:

Thứ nhất, là cơ chế thu nộp: Các khoản thu lệ phí giao thông từ những năm trở về trước phát sinh trên địa bàn nào nộp trên địa bàn đó, từ những năm trở về đây tập trung thu nộp về Trung ương do đó không có số thu nộp vào NSĐP.

Thứ hai, là chính sách thay đổi: Từ những năm trở về trước thực hiện Luật thuế doanh thu, thuế lợi tức nay được thay đổi và bắt đầu áp dụng từ năm 2007 là Luật thuế GTGT và thuế TNDN.

Một phần của tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)