Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam (Trang 90 - 97)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁNTRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP THÉP THUỘC TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam

Ngày 10/11/1993, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 549/TTg chuyển Tổng công ty Kim khí từ Bộ Thương mại về Bộ Công nghiệp nặng quản lý từ ngày 01/01/1994, đến ngày 04/07/1994 hợp nhất với Tổng công ty Thép thành Tổng công ty Thép Việt Nam.

Giai đoạn 1995 – 1999

Giai đoạn này, TCT có 16 đơn vị thành viên (Công ty Xây lắp và Trường công nhân kỹ thuật luyện kim chuyển từ Bộ Công nghiệp về làm thành viên Tổng công ty); 4 công ty liên doanh với Tổng công ty và 8 công ty liên doanh với các đơn vị thành viên.

Thời kỳ này, TCT vừa củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy vừa triển khai

hoạt động theo mô hình mới. Kết quả hoạt động trong 5 năm của TCT đạt được những thành tựu sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1999 đạt 1.909,5 tỷ đồng, tăng 16,54%

so với năm 1995 (1.639,5 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 5,6%.

- Sản lượng thép năm 1999 đạt 465.000 tấn, tăng 28,4% so với năm 1995 (362.000 tấn); tốc độ tăng trưởng thép cán bình quân 5 năm đạt 15,4%; tính chung 5 năm sản xuất được 2,2 triệu tấn thép các loại cung cấp cho nền kinh tế quốc dân. Sản lượng phôi thép 5 năm đạt 1,5 triệu tấn, đáp ứng khoảng 67% nhu cầu phôi cho sản xuất thép cán của Tổng công ty.

- Tổng doanh thu năm 1999 đạt 5.967 tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 1995 (4.841 tỷ đồng). Trong 5 năm, đóng góp cho ngân sách Nhà nước 1.125,3 tỷ đồng, năm 1999 tăng 42,4% so với 1995.

Giai đoạn 2000 – 2004

Thời kỳ 2000 – 2004, TCT tổ chức triển khai các dự án đầu tư có quy mô lớn, tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới DN sâu rộng và có nhiều bước phát triển, đạt được các thành tựu nổi bật sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 đạt 4.180 tỷ đồng, tăng 94,5% so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 17%; năm 2004 tăng 155% so với năm 1995.

- Sản lượng thép cán năm 2004 đạt 1,03 triệu tấn, tăng 96,5% so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 17,3%, tính chung 5 năm sản xuất được 3,8 triệu tấn cung cấp cho nền kinh tế, năm 2004 tăng 184,5% so với năm 1995. Đặc biệt trong giai đoạn 2001 – 2004 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,5%/năm, góp phần cùng ngành thép cả nước hoàn thành sớm hai năm về chỉ tiêu sản lượng thép cán (2,8 triệu tấn) do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra.

- Sản lượng phôi thép 5 năm đạt 2,3 triệu tấn, đáp ứng khoảng 60,5% nhu cầu phôi cho sản xuất thép cán của TCT; năm 2004 tăng 119,5% so với năm 1995; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt 21,5%/năm.

- Tổng doanh thu năm 2004 đạt 13.908,1 tỷ đồng, tăng 117,6% so với năm

2000 và tăng 187,3% so với năm 1995. Trong 5 năm đóng góp cho ngân sách nhà nước 2.050,1 tỷ đồng, năm 2004 tăng 117,7% so với năm 2000 và tăng 187,3%

so với năm 1995; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt 22,3%/năm.

- Lợi nhuận trong 5 năm đạt 807,7 tỷ đồng, năm 2004 tăng 97,3% so với năm 2000. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2004 đạt 2,6 triệu đồng/người/tháng tăng gấp 3 lần so với ngày đầu thành lập TCT năm 1995.

Cơ cấu chủng loại sản phẩm đã và đang được đa dạng hóa, bên cạnh phôi thép và thép cán, đến năm 2005 TCT đã có các sản phẩm mới như thép hình, thép lá, ống thép, vật liệu luyện kim và vật liệu xây dựng … Một số nhà máy mới đạt mức tiên tiến trong khu vực và thế giới với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.

Tham gia đảm bảo cung cấp đủ thép xây dựng cho nền kinh tế và từng bước xuất khẩu sang một số nước trong khu vực.

Giai đoạn 2005 - 2010

Ngày 23/11/2006, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 267/2006/QĐ- TTg, thành lập công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam. Trong 6 năm (2005 - 2010), Tổng công ty luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch, đạt được các thành tựu nổi bật sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 12.363,6 tỷ đồng, tăng 128,48% so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 6 năm đạt 19,95%.

- Sản lượng thép cán năm 2010 đạt 2,656 triệu tấn, tăng 120,41% so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 6 năm đạt 17,12%, tính chung 6 năm sản xuất được 11,876 triệu tấn cung cấp cho nền kinh tế.

- Sản lượng phôi thép 6 năm đạt 4,824 triệu tấn, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu phôi cho sản xuất thép cán của Tổng công ty; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 10,65%/năm.

- Lợi nhuận trong 6 năm đạt 750 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2010 đạt 6,3 triệu đồng/người/tháng tăng gấp 6 lần so với ngày đầu thành lập Tổng công ty năm 1995.

Biểu đồ 2.1: Sản lượng sản xuất thép trong giai đoạn 2008 – 2010 (Nguồn: Tổng công ty thép Việt Nam)

Biểu đồ 2.2: Sản lượng tiêu thụ thép trong giai đoạn 2008 - 2010

(Nguồn: Tổng công ty thép Việt Nam) Qua biểu đồ sản lượng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép qua các năm cho thấy, hầu hết các sản phẩm thép đều được sản xuất và tiêu thụ năm sau nhiều hơn năm trước đó. Chỉ có khai thác quặng sắt năm 2010 là thấp hơn năm 2008 và năm 2009, do đặc thù của việc khai thác quặng.

(Nguồn: Tổng công ty thép Việt Nam) Giai đoạn 2010 đến nay

Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 05/09/2011 về việc điều chỉnh cơ cấu vốn của TCT Thép Việt Nam – công ty cổ phần của Thủ tướng Chính phủ. Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT Thép Việt Nam – công ty cổ phần được Đại hội đồng cổ đông thành lập TCT Thép Việt Nam – công ty cổ phần thông qua ngày 20/09/2011.

Năng lực thực tế của VNSTEEL hiện nay:

- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ trực tiếp quản lý, khai thác và sử dụng trên 2.700 tỷ đồng với tổng tài sản tại Công ty mẹ là 10.660 tỷ đồng. Trong đó:

Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty con trên 988 tỷ đồng, ước tổng tài sản là 4.500 tỷ đồng.

Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty liên kết (bao gồm các Công ty liên doanh, Công ty cổ phần) là gần 1.000 tỷ đồng, ước tổng tài sản gần 20.000 tỷ đồng.

- Năng lực luyện phôi thép bình quân đạt gần 1.500.000 tấn/năm. Trong đó luyện từ quặng là 300.000 tấn/năm.

Đơn vị tính: tấn Đơn vị tính: tấn

Biểu đồ 2.3: Sản lượng nhập khẩu thép từ năm 2007 - 2010

Biểu đồ 2.4: Sản lượng xuất khẩu thép từ năm 2007 - 2010

- 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Thép thành phẩm Quặng sắt

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Thép tấm lá Phôi thép Thép vụn

- Năng lực sản xuất thép cán và sản phẩm sau cán bình quân đạt trên 2,5 triệu tấn/năm.

- Sản lượng tiêu thụ bình quân gần 3 triệu tấn/năm - Tổng số lao động khoảng 17.000 người.

(Nguồn: Tổng công ty thép Việt Nam)

Năm 2016, VNSTEEL đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Các chỉ tiêu đưa ra đều vượt kế họach so với năm 2015. Cụ thể: Phôi thép sản xuất đạt 2.054.000 tấn đạt 100% so với kế họach và tăng 24% so với cùng kì năm trước, tiêu thụ ước đạt 681.200 tấn bằng 114% kế hoạch tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015; Thép xây dựng đạt 3.046.300 tấn bằng 105% kế hoạch và tăng 9% so với cùng kỳ, mức tiêu thụ đạt 3.028.500 tấn bằng 104% kế hoạch và tăng 12% so với cùng kỳ; Thép cán nguội có sản lượng tiêu thụ đạt 490.000 tấn bằng 148% kế họach và tăng 65% so với cùng kỳ; Sản xuất kinh doanh thép sau cán: Tiêu thụ tôn mạ ước đạt 278.000 tấn, bằng 105% kế hoạch và tăng trưởng 40% so cùng kỳ. Tiêu thụ ống thép ước đạt 40.500 tấn, bằng 90% kế hoạch. Lĩnh vực kinh doanh kim khí: Tổng lượng tiêu thụ năm 2016 ước đạt 754.100 tấn, giảm 1% so với năm trước và đạt 89% kế hoạch. Ngoài ra còn có các lĩnh vực phụ trợ như

Đơn vị tính: tấn Đơn vị tính: tấn

Biểu đồ 2.5: Sản lượng sản xuất thép từ năm 2015 - 2017

Biểu đồ 2.6: Sản lượng tiêu thụ thép từ năm 2015 - 2017

- 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Phôi thép Thép xây dựng Thép cán nguội SP sau cán -

500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Phôi thép Thép xây dựng

gia công thép, gang đúc, vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng,… đều hoàn thành kế hoạch và vượt chỉ tiêu đề ra.

Năm 2017 được coi là năm thành công của TCT thép Việt Nam. Sản lượng sản xuất phôi thép đã đạt 2.325.050 tấn, đạt 97% kế hoạch và tăng 12% so cùng kỳ; tiêu thụ 746.950 tấn, đạt 108% kế hoạch và tăng 6% so cùng kỳ. Thép xây dựng sản xuất 3.164.200 tấn, đạt 100% kế hoạch và tăng 1% so cùng kỳ; tiêu thụ 3.146.900 tấn, đạt 100% kế hoạch và tương đương cùng kỳ. Thép cán nguội (CRC), tổng tiêu thụ cán nguội của TCT khá tốt trên 602.000 tấn, đạt 136% kế hoạch và tăng 20% so cùng kỳ. Trong đó, Thép Tấm lá Phú Mỹ tiêu thụ trên 338.600 tấn, đạt 116% kế hoạch, tuy nhiên gia tăng nhiều là hàng thép gia công còn lượng thép chính phẩm mới đạt 92% kế hoạch; Thép Tấm lá Thống Nhất tiêu thụ trên 263.400 tấn, đạt 176% kế hoạch và công ty cũng có hiệu quả cao. Về tôn mạ, ống thép cũng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch năm với tổng tiêu thụ 302.500 tấn, đạt 111% kế hoạch và tương đương cùng kỳ.

Trong đó, khối công ty con sản xuất 945.480 tấn, đạt 105% kế hoạch và tăng 5% so cùng kỳ; tiêu thụ 149.460 tấn, đạt 131% kế hoạch và tăng 25% so cùng kỳ. Trong năm 2017, các đơn vị đã đẩy mạnh tối đa công suất luyện đáp ứng đủ nhu cầu cán thép và lượng dư tiêu thụ ngoài. Với các đơn vị chủ động được nguồn phôi thép như Thép Miền Nam, Vicasa, Thép Thủ Đức đã có hiệu quả kinh doanh rất tốt trong năm 2017; Khối công ty liên kết sản xuất 1.379.570 tấn, đạt 92% kế hoạch và tăng 17% so cùng kỳ; tiêu thụ ước 597.490 tấn, đạt 104% kế hoạch và tăng 2% so cùng kỳ. Đáng lưu ý là 2 đơn vị luyện thép là Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung (VTM) và Thép Đà Nẵng đều đã đẩy mạnh sản lượng vượt kế hoạch năm, tuy nhiên về hiệu quả sản xuất kinh doanh thì chỉ có Thép Đà Nẵng tận dụng được lợi thế về việc áp thuế tự vệ phôi thép để tăng hiệu quả kinh doanh cao.

Năng lực sản xuất thép của các công ty thuộc VNSTEEL đều có sự gia tăng nhanh chóng về quy mô như Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên với công suất 600.000 tấn/năm; Công ty TNHH Vinakyoei với công suất 400.000 tấn/năm; Công ty cổ phần thép Đà Nẵng với công suất 150.000 tấn/năm…

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)