NGHIÊN C ỨU VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.4. Quan điểm của Đảng về phát triển công nghệ thông tin trong nhà trường
-Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở qui mô toàn cầu tạo cơ hội tốt cho giáo dục nước ta nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới; tiếp cận với những cớ sở lý luận, phương pháp tổ chức, nội dung hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển. Quá trình hội nhập quốc tế là một thời cơ cho giáo dục - đào tạo nước ta vươn lên đạt các chuẩn mực khu vực và quốc tế, thúc đẩy chúng ta nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời tạo thêm cho chúng ta nguồn lực bổ sung về thông tin, tri thức, chuyên gia, tài chính, để nhanh chóng nâng cao trình độ giáo dục - đào tạo nước ta, rút ngắn gián cách với các nước tiên tiến. Con đường nhanh chóng giúp nước ta sánh vai với các cường quốc là con đường phát triển
giáo dục và khoa học công nghệ. Trong sự nghiệp công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước Đảng và Nhà nước ta chủ trương : Cùng với giáo dục là quốc sách hàng đầu, công nghệ thông tin là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước.
-Có rất nhiều văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước chỉ đạo về việc phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở nước ta, đặc biệt đưa công nghệ thông tin vào môi trường giáo dục.
- Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 30/3/1991 của Bộ chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: "Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học,..."
- Nghị quyết 7 của BCHTW Đảng khoa VII, ngày 30/7/1994 xác định:
"Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hoa và tin học hoa kinh tế quốc dân"
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: "
ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế...Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế"
- Nghị định số 49/CP ngày 4/8/1993 của Chính phủ về "Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90"
- Nghị quyết 7/2000/NQ/CP ngày 5/6/2000 của Chính phủ về việc phát triển công nghệ phần mềm 2000-2005..
-Mục tiêu đề ra đến năm 2010, Công nghệ thông tin Việt Nam phải đạt được một số mục tiếu cơ bản sau đây:
+ Công nghệ thông tin phải được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, Công nghệ thông tin trở thành mũi nhọn, có tỉ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước
+ Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, phải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin.
+ Phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có tính quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển.
+ Phát triển công nghệ thông tin thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là công nghệ phần mềm.
+ Ứng dụng rộng rãi có hiệu quả công nghệ thông tin trong toàn xã hội:
các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị đi đầu trong việc triển khai và ứng dụng, theo phương châm thiết thực, có hiệu quả.
+ Tạo môi trường cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin .'trên cơ sở an ninh, an toàn, tránh những rủi ro, tháo bỏ nhận thức và qui định không phù hợp, phải có chế độ ưu đãi hợp lý.
+ Đẩy mạnh việc đào tạo nhân lực cho công nghệ thông tin: đẩy mạnh xây dựng mạng thông tin quốc gia, hệ thống viễn thông và Internet Việt Nam.
Tăng cường giải pháp quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin.
-Đối với giáo dục, có nhiều Nghị quyết, chỉ thị về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.
- Nghị quyết 4, BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam ( khoa VII) đã chỉ rõ:
“Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội”.
- Trong chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh phát triển Công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp hiện đại hoa - công nghiệp hoa và quyết định 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 đã chỉ rõ : "Trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học, ngành học"
- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục : về việc Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001- 2005. Đã chỉ đạo : Xây dựng hệ thống mạng thông tin trong ngành giáo dục, từ
cấp lãnh đạo đến cấp cơ sở, từ hệ thống mẫu giáo đến đại học. Nêu rõ, nhiệm vụ của nhà trường đào tạo ra những công dân có trình độ, có năng lực sáng tạo, biết áp dụng và sử dụng thành thạo thành tựu khoa học và công nghệ tin học, tạo ra nguồn lực khoa học -công nghệ cho ngành và cho đất nước. Và vai trò của nhà giáo dục không chỉ truyền đạt tri thức, mà chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, tạo điều kiện tối đa cho việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong học tập.
- Nhiệm vụ quan trọng nhất là đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và phát triển nhân tài, đặc biệt là nhân tài cấp cao trên cơ sỏ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn khoảng cách với các nước khác.
- Cơ cấu lại hệ thống giáo dục từ nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, sách giáo khoa, các loại hình đào tạo theo hướng phát triển khoa học công nghệ, tin học.
- Phải hướng mục tiêu giáo dục và đào tạo vào khoa học công nghệ, tin học, mạng internet vào trường học từ mầm non đến đại học, hình thành cho các em ngay từ đầu về khoa học công nghệ tuy theo cấp lớp mà có nội dung cho phù hợp và thích ứng gồm cả lý thuyết và thực hành.
- Ngành giáo dục phải nối mạng máy tính với các cơ sở trường học, làm việc, báo cáo qua hệ thống máy tính, tạo điều kiện cho sinh viên học qua mạng internet.
- Trường học phải là nơi hướng mũi nhọn của công nghệ tin học, phải thường xuyên tổ chức thi tài năng giỏi về khoa học công nghệ, tin học để phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng trẻ.
- Trong giảng dạy và học tập, ngành giáo dục phải chỉ đạo cho các trường, sở, hướng việc dạy học bằng phương pháp mới có sử dụng tin học và các thiết bị của công nghệ thông tin như dạy bằng đèn chiếu, dạy qua mạng, dạy qua màn hình máy vi tính, hệ thống nghe nhìn Multimedia, phòng Lab. Đây cũng chính là giải pháp để giáo viên áp dụng phương pháp mới mà xã hội đang yêu cầu, phương pháp này giúp cho người dạy chủ động trong việc truyền thụ tri
thức, học sinh dễ tiếp thu hơn và không nhàm chán, đồng thời cũng cho học sinh tiếp cận với công nghệ tin học ngay từ đầu.
- Giáo dục phải tạo ra các phần mềm phục vụ cho đất nước, cho bản thân ngành, phần mềm phục vụ cho giảng dạy các bộ môn khoa học cơ bản và khoa học xã hội.
Việc ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ thông tin trong toàn xã hội ở nước ta hiện nay là một yêu cầu cấp bách của của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam để tiến tới xây dựng một xã hội văn minh, công bằng, dân giàu, nước mạnh, ấm no và hạnh phúc.
Các trường đại học, cao đẳng sẽ là trung tâm đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực công nghệ thông tin có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, công tác quản lý việc giảng dạy và học tin học được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết của giáo dục hiện nay.